Trung Quốc mở tuyến bay dân sự thường xuyên ra Hoàng Sa

25 Tháng Mười Hai 20166:13 CH(Xem: 10794)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  26   DEC  2016


Trung Quốc mở tuyến bay dân sự thường xuyên ra Hoàng Sa

image039

Thành phố Tam Sa, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền.STR / AFP


Đúng như đã từng đe dọa, Trung Quốc chính thức đưa tuyến bay dân sự nối liền đảo Hải Nam với quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) vào hoạt động. Theo Tân Hoa Xã, chuyến charter đầu tiên đã được thực hiện ngày 21/12/2016, bay từ Hải Khẩu, thủ phủ Hải Nam đến Phú Lâm, đảo lớn nhất tại Hoàng Sa.


Theo bản tin của hãng thông tấn Nhà Nước Trung Quốc, mỗi ngày đều có một chuyến bay ra Hoàng Sa, khởi hành lúc 8h45, và từ Phú Lâm trở về lúc 13h. Tân Hoa Xã còn cho biết giá vé là 1.200 yuan một chiều, tức là hơn 170 đô la. Để chuẩn bị cho việc khởi động đường bay dân sự này, hôm 16/12 vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã thông qua quyết định cho phép sử dụng các cơ sở vừa quân sự, vừa dân sự, trên đảo Phú Lâm vào mục tiêu dân sự.


Quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông là khu vực hiện có ba bên tuyên bố chủ quyền : Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Vào năm 1974, Bắc Kinh đã dùng võ lực chiếm trọn quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng Hòa, và từ đó đến nay đã không ngừng bồi đắp, xây dựng hạ tầng cơ sở, và đưa quân đội ra đồn trú trên đảo.


Trong mục tiêu khẳng định quyền kiểm soát của mình trên Hoàng Sa, Bắc Kinh đã thực hiện chiến lược biến Hoàng Sa thành một địa điểm du lịch, mà truyền thông Trung Quốc hồi tháng 5/2016 vừa qua đã không ngần ngại cho là có sức hấp dẫn không kém quần đảo du lịch nổi tiếng thế giới là Maldives.


Bước đầu, Trung Quốc đã tổ chức các chuyến du lịch Hoàng Sa bằng đường biển, từ năm 2013. Việc mở đường bay dân sự là bước kế tiếp. Để quảng bá cho các tuyến du lịch này, Trung Quốc đã hô hào công dân của họ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đi thăm Hoàng Sa.


Câu hỏi đang được đặt ra là liệu Trung Quốc có mở thêm đường bay dân sự đến Trường Sa hay không ? Ngày 13/07 vừa qua, Bắc Kinh đã cho phi cơ dân sự đáp thử xuống hai phi đạo mà họ mới xây dựng trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef) ở quần đảo Trường Sa. Báo chí Trung Quốc khẳng định là lần thử nghiệm đó đã thành công./ (theoTrọng Nghĩa 23-12-2016)
26 Tháng Chín 2017(Xem: 10973)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12292)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10756)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12303)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11024)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11058)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?