Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis: "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương"

19 Tháng Mười 20177:13 CH(Xem: 9221)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ  SÁU 20  OCT  2017


“Đối tác chiến lược” Mỹ - Ấn: Một cảnh báo cho Trung Quốc?


image071Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (T) và tổng thống Mỹ Donald Trump trước cuộc họp báo chung tại Bạch Cung, Washington, 26/06/2017.Ảnh : Reuters


Hoa Kỳ muốn tăng cường “đối tác chiến lược” với Ấn Độ, đồng thời chỉ trích Trung Quốc làm suy yếu trật tự thế giới. Thông điệp này được ngoại trưởng Mỹ bất ngờ đưa ra cùng ngày Bắc Kinh khai mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản lần thứ 19, cho phép Tập Cận Bình củng cố quyền lực. Giới chuyên gia tự hỏi: Phải chăng đó còn là một lời cảnh báo dành cho Trung Quốc?


Tại buổi nói chuyện ở Center for Strategic and International Studies tại Washington, ngày 18/10/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hết lời ca ngợi mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - Ấn, không ngừng được củng cố để trở thành “những đối tác lý tưởng”, tuy vẫn khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ - Trung. Theo ông, đó là nhờ cả hai nước đều cùng chia sẻ “những giá trị dân chủ chung”.


Lãnh đạo ngoại giao Mỹ tuyên bố đồng tình với quan điểm của bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis cho rằng hai nền dân chủ lớn nhất thế giới cũng phải là hai đội quân mạnh nhất”. Do đó, ông kêu gọi Ấn Độ nên có những vai trò tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng và an ninh cho toàn khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.


Nhân dịp này, lãnh đạo ngoại giao Mỹ cũng không kiệm lời chỉ trích thái độ thiếu trách nhiệm của Trung Quốc khi trở thành cường quốc, đồng thời cho rằng hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông thách thức các luật lệ và chuẩn mực quốc tế, mà Hoa Kỳ và Ấn Độ đều ủng hộ.


Theo AFP, bài phát biểu của ngoại trưởng Mỹ chẳng khác nào là một lời cảnh báo dành cho cường quốc đối thủ Trung Quốc. Theo đó, Washington sẽ thiết lập các liên minh khu vực nhằm làm đối trọng với việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh, qua việc kêu gọi tự do lưu thông trên biển và trên không.


Trả lời câu hỏi của giới báo chí, một quan chức cao cấp bộ Ngoại Giao Mỹ, xin giấu tên, cho biết ngoài việc dự phóng tầm nhìn “đối tác chiến lược” Mỹ - Ấn, chủ đề chính của bài phát biểu còn cho thấy rõ một ý tưởng về “New Pacific”, một ưu tiên của cả tổng thống Mỹ Donald Trump và ngoại trưởng Rex Tillerson.


Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ muốn hình thành một liên minh tứ giác bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ hòng “trấn giữ” khu vực rộng lớn và thiết lập các tiêu chuẩn cho thương mại và an ninh. Điều này cũng ngầm ý là không có Trung Quốc.


Thế nhưng, do kinh tế Ấn Độ trỗi dậy một cách chậm chạp như là một cường quốc, nên quốc gia này tránh né tham gia vào các liên minh, và tiếp tục duy trì một cách thận trọng các mối quan hệ với Washington và Bắc Kinh. Dù vậy, tổng thống Donald Trump vẫn có một mối quan hệ nồng ấm với thủ tướng Narendra Modi./(theoMinh Anh Đăng 19-10-2017)
26 Tháng Chín 2017(Xem: 10967)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12286)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10751)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12294)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11018)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11053)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?