Đô đốc John Richardson: TQ phản ứng quá mức với hoạt động của Mỹ trên Biển Đông

19 Tháng Năm 20199:21 CH(Xem: 9377)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ SÁU 10 MAY 2019


Đô đốc John Richardson: TQ phản ứng quá mức với hoạt động của Mỹ trên Biển Đông


16/05/2019


image012

Đô đốc John Richardson.


Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ hôm 15/5 nói rằng các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông đang bị chú ý quá mức cần thiết, theo Reuters.


Quân đội Hoa Kỳ cho biết hai tàu chiến của họ đã đi gần các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông vào thứ Hai tuần trước, một động thái khiến Bắc Kinh nổi giận vào thời điểm quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang căng thẳng vì cuộc chiến thương mại.


“Thành thật mà nói, các hoạt động này đã bị truyền thông chú ý, và đôi khi từ phía Trung Quốc, hơn mức cần thiết”, Reuters dẫn lời Đô đốc John Richardson nói với các phóng viên bên lề hội nghị quốc phòng hàng hải ở Singapore.


Trong một bài phát biểu trước đó, ông Richardson nói rằng các hoạt động của hải quân của Hoa Kỳ là nhất quán trong nhiều thập niên qua và không hề tăng lên gần đây.


“Tôi đã làm phân tích và tôi có thể tự tin khẳng định rằng mức độ hoạt động của chúng tôi ổn định trong nhiều thập niên qua”, Đô đốc Richardson nói, và cho biết thêm rằng gần đây không hề có sự gia tăng đột biến nào.


Bắc Kinh đã lên án hoạt động mà Hoa Kỳ nói là “di chuyển vô tư” ở gần khu vực Đá Gaven và Đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, vào tuần trước. Trung Quốc nói rằng hoạt động này “xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc” và “phương hại hòa bình, an ninh và trật tự tốt đẹp của các vùng biển liên quan”.


Hoạt động tự do hàng hải của Hoa Kỳ nhằm mục đích thách thức hoạt động của Trung Quốc mà Mỹ cho là hạn chế quyền tự do di chuyển trong vùng biển chiến lược.


Cụ thể, Hoa Kỳ chỉ trích việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo trên các bãi cạn và việc lắp đặt các cơ sở quân sự trên các đảo này, bao gồm đường bay và bến cảng.


Ông Richardson nói với các phóng viên rằng ông không còn ngạc nhiên về phản ứng của Trung Quốc nữa.


“Tôi cho rằng họ ngày càng kiên định trong phản ứng với những việc này, nhưng tôi lại trở lại với nguyên tắc đầu tiên... tôi chỉ muốn chắc chắn rằng phương thức hoạt động của hải quân là nhất quán. Chúng tôi không làm bất cứ điều gì để khiêu khích hơn hay vì mục đích nào khác”, Đô đốc Richardson khẳng định.
26 Tháng Chín 2017(Xem: 11005)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12331)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10800)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12341)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11057)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11086)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?