Niên biểu hoằng Pháp đạo Phật thời nay

02 Tháng Mười 20228:47 SA(Xem: 3835)

Niên biểu hoằng Pháp đạo Phật thời nay


“Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông”.

image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

Tiểu luận/Bài đi nhiều kỳ

Kỳ 1


MỤC LỤC:


I. Lời thưa.


II. Từ Sư Cụ Tố Liên tới Ht. Huyền Quang, Ht. Nhất Hạnh & Tt. Phan Văn Khải và Sự Biến Lương Sơn.


- Tóm tắt về Ht Tố Liên và phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc.


- Tóm tắt về Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Saigon và Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Hà Nội.


- Tóm tắt về cuộc họp lịch sử giữa Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thủ tướng CsVN Phan Văn Khải.


- Tóm tắt về vụ án thầy Quảng Độ, thầy Tuệ Sỹ, thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát.


- Những nốt nhạc “chính trị” lạ thường của “Sự Biến Lương Sơn”.


- Đăng ký hay không đăng ký, có hay không có thầy Quảng Độ.


- Tóm tắt về 7 điểm để nghị của Ht Thích Nhất Hạnh gởi Tt CSVN Phan Văn Khải.


III. Chính khách Hoa Kỳ gặp thầy Quảng Độ; , Văn phòng Tôn giáo gặp Hội đồng Giáo phẩm Trung ương.


IV. Sự phát triển của GHPGVNTN và ảnh hưởng của thầy Quảng Độ ở hải ngoại (Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, Canada)


- Về sự xuất hiện của ông Võ Văn Ái;


- Sự tan vỡ GHPGVNTN tại Hoa Kỳ;


- Hiện tượng “Sứ quân chùa” và các tổ chức Phật giáo ở hải ngoại;


- Little Saigon nam California: Tương lai trung tâm Phật giáo VN Hải ngoại;


V. “Phương trời Viễn Mộng” đứng trước “Một” Phật giáo gai góc


- Thầy Quảng Độ ủy thác toàn quyền lãnh đạo GHPGVNTN cho thầy Tuệ Sỹ.


VI. Hòa hiệp Tăng Già trong và ngoài nước dễ hay khó? Con đường chông gai tiến tới thống nhất “Một” Phật giáo Việt Nam trong ngoài nước.


VII. Phụ lục: 4 điểm của Ht Quảng Độ, 7 điểm của Ht Nhất Hạnh gởi nhà nước CHXHCNVN và các văn bản lịch sử khác liên quan.


* Cập nhật ngày 10/10/2022


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


“Sen Phật nở giữa kinh đô”


image005Ảnh chùa Một Cột từ một con tem thời Tonkin.


Khi vị Hoàng đế cuối cùng của triều Đại Cồ Việt Lê Long Đĩnh mất năm 1009 tại kinh đô Hoa Lư (phủ Trường Yên Ninh Bình), thọ 24 tuổi. Quan trong triều là Đào Cam Mộc và Sư Vạn Hạnh bàn mưu với Lê Công Uẩn đoạt ngôi nhà Lê lập ra nhà Lý. Lý Công Uẩn lên ngôi ngày 21 tháng 11 năm 1009 vương hiệu là Lý Thái Tổ. Lúc lên ngôi, Lý Thái Tổ nhận thấy "Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp", bèn ra chiếu dời đô về thành Đại La, khai phá rộng lớn thêm, xây thành lũy, sửa sang phủ khố gọi là Thăng Long Thành năm 1010. Vua lập Khai Thiên vương Lý Phật Mã là con trai trưởng làm Đông cung Thái tử. 


Duyên nghiệp lớn của Hoàng đế Lý Thái Tổ bắt nguồn từ mái chùa của sư Vạn Hạnh tiếp nối đến Hoàng đế Lý Thái Tông. Thái Tông lên ngôi ngày 1 tháng 4 năm 1028. Một đêm, Vua nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt tay Vua lên tòa. Vua kể chuyện đó với sư Thiền Tuệ, tháng 10 năm 1049, sư và Thái Tông Hoàng đế cho khởi công xây dựng dựng cột đá, làm tòa sen bên trên, đặt tên là chùa Diên Hựu (Gs Hoàng Xuân Hãn gọi là chùa Diễn Hữu), dân gian thường gọi là chùa Một Cột, chùa ví như “Sen Phật nở giữa kinh đô”. Tiếc thay, di tích ngàn năm đời Lý nay đã mất hẳn dấu vết.


Sau thời Trần triều, dưới thời Nguyễn triều, chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922.


Sau năm 1954, Sư cụ Tố Liên đã bổ nhiệm ông Nghiêm Xuân Húc (không rõ pháp danh) làm trụ trì Chùa Một Cột. Nhiều bản tin phổ biến quân Pháp đã phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954 (không truy tìm được bức hình phá hủy).


Năm 1955, Chùa được xây dựng lại bởi Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng dựa theo mô hình kiến trúc thời nhà Nguyễn.


Ngày 10 tháng 5, 2014, người viết bài này chứng kiến Chùa Một Cột đang trong thời gian “tu bổ” hay “phục chế”; chắc chắn không còn một kiến trúc gỗ nào từ thời Vua Lý còn sót lại, hay họa may được chôn dấu dưới lòng đất. Toàn bộ ngôi chùa được phủ bạt kín, mái ngói cũ đã dỡ xuống hết thay ngói mới. Mặc dù nhìn thấy các cột, kèo đỡ mái, vách gỗ, nhưng chưa thấy văn bản nào xác nhận đó là di tích trăm năm được tạo tác từ thời nhà Nguyễn, và những nghệ thuật kiến trúc, hoa văn, điêu khắc, phù điêu, thuộc quần thể Chùa Một Cột do những bàn tay nghệ nhân tinh hoa để lại từ niên đại nào?


Đặc biệt, xin đưa nghi vấn cột trụ nâng đỡ tòa sen thời Vua Lý Thái Tông làm bằng thân cây gỗ Lim hay bằng cột đá được di chuyển từ núi tới. Theo thời gian tiếp sau này, cột trụ đá nâng tòa sen là cột đá nguyên thủy hay cột mới làm bằng xi măng cốt sắt? Có lẽ nghi vấn này phải hỏi Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng – vì sao ông không cho dựng cột trụ bằng gỗ Lim? Thân cây gỗ Lim to lớn không thiếu gì ở đất nước ta thời bấy giờ.


Suy cho cùng, thời gian, chiến tranh, thời thế và lịch sử đã nhầm lẫn trao tay cho một thế lực cuồng vọng tham lam tối tăm u mê chủ nghĩa mà làm cho biết bao nhiêu di tích nguyên thủy lịch sử Phật giáo nước ta hao mòn kiệt quệ, vôi vẽ.


Chùa Một Cột chỉ còn lại trong tâm tưởng về một thời đại hoàng kim Tam bảo – Phật Pháp Tăng.


Trong bài “Đạo Phật Đời Lý”, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết:


“Trong triều Lý, rất nhiều chùa tháp được xây dựng với qui-mô rộng lớn. Hầu hết những danh lam còn lại, là do từ đời Lý lập ra. Những thắng-tích ở Hà nội, như quán Trấn-vũ (tên tục là chùa Quan-thánh, tên đời Lý là Bắc-đế, 1102). Diên hữu (tên tục là chùa Một cột, 1049), đền Nhị nữ (tục gọi là đền Hai Bà, nguyên ở phường Bố-cái tức là ở bãi Đồng-nhân, 1160), đền Linh-láng (tên tục là đền Voi-phục), đều khởi-tạo từ đời nhà Lý. Sách TUTA và các sử còn chép nhiều tên chùa dựng ở Thăng-long, nhưng nay đã bị hủy mất, hay đã bị đổi tên. 


“Sau đây là tả qui-mô chùa Một-cột, theo bia STDL và sách TT. Tháng 9 năm Ất-dậu 1105, Lý Nhân-tông dựng hai tháp mái bằng sứ trắng ở chùa Diên-hữu. Bấy giờ vua chữa lại chùa (TT). "- vườn Tây cấm, dựng chùa Diên-hữu. Theo giấu chế độ cũ, thêm mưu mới của nhà vua. Tạc hồ Linh-chiểu. Trên hồ dựng lên một cột đá. Trên cột đá nở một hoa sen nghìn cánh. Trên hoa lại gác một tòa điện. Trong điện đặt tượng Phật vàng. Chung-quanh hồ có hành-lang bao vây, tường vẽ. Ngoài hành-lang lại có hồ Khang-bích bọc bốn bề. Mỗi bề có cầu thông ra ngoài sân. Trong sân, kề đầu cầu ở trước chùa, có dựng hai tháp lợp ngói sứ." (Bia STDL). (1)


image007Ảnh Chùa Một Cột trắng đen của ST, không ghi rõ năm chụp, ngờ là chụp vào khoảng 1951- 1954. (nguồn ảnh: wikipedia)


I. Lời thưa


Với sự hiểu biết giới hạn về thời gian và không gian, người viết bài này về đề tài “Niên biểu hoằng Pháp đạo Phật thời nay”, tôi mạo muội lấy mốc năm 1935 làm mốc niên biểu đầu tiên trong quá trình hoằng Pháp đạo Phật tại miền Bắc, ở miền Nam Việt Nam và ở hải ngoại.


Quá trình hoằng Pháp sinh động này ví như dòng sông ngọt ngào dọc dài đất nước bồi đắp phù sa cho lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Dòng sông Phật giáo nuôi mát sức sống ngàn đời – nuôi cội nguồn đời sống tâm linh cho hàng chục triệu, hàng trăm triệu, người Việt trong nước ra đến hàng triệu bước chân Long Quân-Âu Cơ viễn xứ năm châu.


Nằm, đứng, ngồi, ăn, ngủ, thao thức dưới “mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông, kẻ hàn sinh kính xin quí Chư Tôn Trưởng Lão, Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Già, cùng quí Cư sĩ Phật tử từ bi tha thứ cho những suy nghĩ thiếu sót, vụng về, phụng thỉnh về một chủ đề nhỏ, rất nhỏ nêu tựa bài trên “Niên biểu hoằng Pháp đạo Phật thời nay” được nối vào mạch lớn truyền thống Phật Giáo VN hậu bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.


Thật sự, nội dung bài viết chỉ ghi chép lại vào những mốc thời gian đã xẩy ra các sự kiện từ năm 1935 đến 2022, hầu góp nhặt chiếc lá Bồ Đề vào hơn hai nghìn năm hoằng Pháp đạo Phật là công đức vô tận của vô số Cư sĩ, Tổ Thiền dân tộc Việt.


Theo Wikipedia/Phật giáo Việt Nam: “Nhìn chung trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Phật giáo suy vi, đất nước chiến tranh loạn lạc, hạn hán mất mùa liên lục ở miền nam tạo ra chỗ trống về tín ngưỡng sự ra đời của các tôn giáo tông phái là để đáp ứng nhu cầu đó các đạo điều dựa trên tư tưởng từ bi của Phật và đạo đức hiếu hạnh, ái quốc của dân tộc để hành đạo. Có nhiều điểm chung giữa các đạo này là lấy việc học đạo làm người làm tiền đề tu học, lấy việc bốc thuốc chữa bệnh làm phương tiện truyền đạo, khi các tín đồ vào đạo thì lấy pháp môn tịnh độ tu tập hướng tới tịnh độ Cực Lạc tây phương của Phật A Di Đà hay tịnh độ của Phật Di Lặc.”


Duyên khởi của kẻ hàn sĩ bắt nguồn từ:


– lần thứ nhất, tháng 5 năm 1997, lần đầu tiên gặp được Đức Phật Sống Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Long Beach miền nam California;


image009Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma “nụ cười và chân đất” do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp trong buổi gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại nam California tháng 5 năm 1997. Ông bà Phương Dung-Ngọc Hoài Phương là người đã mời được Đức Đạt Lai Lạt Ma đến nam California thuyết giảng và ban phước lành cho đồng bào Việt tị nạn. Ảnh trên chụp lại từ bìa tạp chí Văn Hóa Magazine (chủ nhiệm Lý Kiến Trúc điều hành); ảnh nhỏ góc trái là nhà báo Ngọc Hoài Phương, ảnh nhỏ góc phải là cư sĩ Phương Dung.


– lần thứ hai, ngày 24 tháng 6 năm 2000, được nhìn thấy và nghe bài giảng của Đức Lạt Lai Lạt Ma trong đại lễ “Quán đảnh Thiên thủ Thiên nhãn Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát” tại hội trường Long Beach Convention Center’;


image011Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma trên bìa tạp chí Văn Hóa Magazine, Nov, 1999. Bức ảnh này do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp ngày 25/9/1999 tại Long Beach Convention Center với chủ đề: Phật Sống đến Mỹ.


– lần thứ ba, ngày 25 tháng 9 năm 2009, cũng tại Long Beach Convention Center, Lý Kiến Trúc lại được gặp Đức Phật Sống. 


image013Lần thứ ba, ngày 25 tháng 9 năm 2009, nhà báo Lý Kiến Trúc phước báu được diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Long Beach Convention Center và phòng vấn Ngài. Ảnh tài liệu VH.


 lần thứ tư, ngày 9 tháng 5 năm 2014, Lý Kiến Trúc đến viếng Chùa Một Cột tại Quận Ba Đình Hà Nội trong lúc chùa đang “phục chế”.


image015Trên bậc thang bằng gạch bước lên Liên hoa Đài.


image017Mái ngói cũ dỡ xuống xếp ngổn ngang như phế liệu.


image019Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn bên trong điện tòa. Người viết không nhìn thấy bức “tranh” chữ TỔ (Hán tự), như nhiều người sống ở Hà Nội những năm 1940-1954 cho biết trước đây trên điện tòa Chùa Một Cột không có tượng Quan Thế Âm mà chỉ có chữ TỔ viết bằng Hán tự mực đen được che bời tấm màn lụa đỏ.


image021Toàn bộ Chùa Một Cột được phủ bạt kín để sửa chữa “phục chế”. Nghe hai chữ “phục chế” mà lạnh toát cả người. Ảnh Lý Kiến Trúc.


image023Ảnh chùa Một Cột sau năm 1975. Chú ý: một mảng mái ngói cũ được thay mái ngói mới. Cột trụ nâng tòa sen là cột đá nguyên thủy hay cột mới làm bằng xi măng cốt sắt? Có lẽ Chùa Một Cột ở ảnh trên được xây dựng lại bởi Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng năm 1955. Getty images.


và lần thứ năm, ngày 18 tháng 5 năm 2014, trên “căn gác quản chế”, tức nhà tù giam lỏng Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN ở hậu liêu Thanh Minh Thiền Viện, Saigon; nhà báo Lý Kiến Trúc nhờ ơn phước báu đã diện kiến và phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Độ hơn một tiếng.


image025Sáng ngày 18/5/2014 (ngày giờ Saigon), giây phút đầu tiên nhà báo Lý Kiến Trúc gặp nụ cười của Hòa thượng Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ trên “căn gác quản chế” nằm ở hậu liêu Thanh Minh Thiền Viện, Saigon. Ngày tháng thị hiện trên Digital Camera là còn ở Mỹ.  Ảnh tài liệu VH.


Năm năm sau;


Ngày 24 tháng 5 năm 2019, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống ký quyết định ủy thác cho Ht Thích Tuệ Sỹ thay mặt Ht Quảng Độ toàn quyền lãnh đạo, đảm nhiệm và điều hành Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN).


Ngày 22 tháng 2 năm 2020, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ viên tịch tại chùa Từ Hiếu tọa lạc ở hẻm 125, số 59 Lô D, Dương Bá Trạc, P.1, Q 8, Tp. HCM do Ht Thích Nguyên Lý làm trú trì.  


– Ngày 20 tháng 4 năm 2020, tại lễ chung thất Hòa thượng Thích Quảng Độ, Ht Tuệ Sỹ phụng thừa Quyết định Ủy thác Quyền Điều hành Viện Tăng Thống trở thành Chánh thư ký Xử lý Thường Vụ Viện Tăng thống GHPGVNTN.


Từ thời điểm này, theo người viết, là thời điểm GHPGVNTN nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung, hồn thiêng sông núi sẽ đưa đẩy trăm triệu người Việt theo đạo Phật bước sang trang sử mới Phật giáo Việt Nam; và đây cũng là sát na thảo duyên khởi thúc tác giả ghi chép lại các sự kiện xẩy ra dưới một “tiểu luận” kiến lục có tựa đề như trên.


Lý Kiến Trúc


Nam California, bổ túc 06/10/2022


(xem tiếp Kỳ 2 số báo tới)


(1) Đạo Phật đời Lý
13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 43156)
Ngày 13/11, theo thông tin mới nhất từ mục Xã hội (NTD.ORG) cho biết, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch vào sáng ngày 13/11/2014, khi ông vừa bước sang tuổi 88. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, thứ Sáu 14/11/14, khi Văn Hóa lên bản tin về Thiền sư Nhất Hạnh vốn gây xúc động cho giới Phật tử cả tuần nay; Làng Mai, "tổng hành doanh" của dòng tu "Tiếp Hiện" ở Pháp, vẫn chưa có thông tin nào xác tín về nhân thân vị Thiền sư nổi tiếng trên thế giới từ Đông sang Tây.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19639)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20494)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20834)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18586)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19544)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26171)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19472)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18163)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 19060)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18599)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 19629)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 20045)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18845)
“Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó lên nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng. Nó dí dao và súng vào người rồi đó đánh trực ban ở trên buồng lái xong nó xuống buồng thuyền trưởng, nó dí súng vào đầu thuyền trưởng và dần dần nó khống chế tất cả các thuyền viên trên tàu và nó giam giữ tại một phòng”.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18933)
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17219)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 18414)
Hãng tin Reuters (Anh) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”. AP nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-VN đã bình thường hóa vào năm 1995 - 20 năm sau chiến tranh. Washington đã phê chuẩn việc bán một số vũ khí không sát thương cho VN vào năm 2007 và quan hệ song phương đã được củng cố sâu sắc hơn, nhất là khi chính quyền Obama nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.