Niên biểu hoằng Pháp đạo Phật thời nay

02 Tháng Mười 20228:47 SA(Xem: 3920)

Niên biểu hoằng Pháp đạo Phật thời nay


“Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông”.

image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

Tiểu luận/Bài đi nhiều kỳ

Kỳ 1


MỤC LỤC:


I. Lời thưa.


II. Từ Sư Cụ Tố Liên tới Ht. Huyền Quang, Ht. Nhất Hạnh & Tt. Phan Văn Khải và Sự Biến Lương Sơn.


- Tóm tắt về Ht Tố Liên và phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc.


- Tóm tắt về Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Saigon và Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Hà Nội.


- Tóm tắt về cuộc họp lịch sử giữa Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thủ tướng CsVN Phan Văn Khải.


- Tóm tắt về vụ án thầy Quảng Độ, thầy Tuệ Sỹ, thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát.


- Những nốt nhạc “chính trị” lạ thường của “Sự Biến Lương Sơn”.


- Đăng ký hay không đăng ký, có hay không có thầy Quảng Độ.


- Tóm tắt về 7 điểm để nghị của Ht Thích Nhất Hạnh gởi Tt CSVN Phan Văn Khải.


III. Chính khách Hoa Kỳ gặp thầy Quảng Độ; , Văn phòng Tôn giáo gặp Hội đồng Giáo phẩm Trung ương.


IV. Sự phát triển của GHPGVNTN và ảnh hưởng của thầy Quảng Độ ở hải ngoại (Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, Canada)


- Về sự xuất hiện của ông Võ Văn Ái;


- Sự tan vỡ GHPGVNTN tại Hoa Kỳ;


- Hiện tượng “Sứ quân chùa” và các tổ chức Phật giáo ở hải ngoại;


- Little Saigon nam California: Tương lai trung tâm Phật giáo VN Hải ngoại;


V. “Phương trời Viễn Mộng” đứng trước “Một” Phật giáo gai góc


- Thầy Quảng Độ ủy thác toàn quyền lãnh đạo GHPGVNTN cho thầy Tuệ Sỹ.


VI. Hòa hiệp Tăng Già trong và ngoài nước dễ hay khó? Con đường chông gai tiến tới thống nhất “Một” Phật giáo Việt Nam trong ngoài nước.


VII. Phụ lục: 4 điểm của Ht Quảng Độ, 7 điểm của Ht Nhất Hạnh gởi nhà nước CHXHCNVN và các văn bản lịch sử khác liên quan.


* Cập nhật ngày 10/10/2022


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


“Sen Phật nở giữa kinh đô”


image005Ảnh chùa Một Cột từ một con tem thời Tonkin.


Khi vị Hoàng đế cuối cùng của triều Đại Cồ Việt Lê Long Đĩnh mất năm 1009 tại kinh đô Hoa Lư (phủ Trường Yên Ninh Bình), thọ 24 tuổi. Quan trong triều là Đào Cam Mộc và Sư Vạn Hạnh bàn mưu với Lê Công Uẩn đoạt ngôi nhà Lê lập ra nhà Lý. Lý Công Uẩn lên ngôi ngày 21 tháng 11 năm 1009 vương hiệu là Lý Thái Tổ. Lúc lên ngôi, Lý Thái Tổ nhận thấy "Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp", bèn ra chiếu dời đô về thành Đại La, khai phá rộng lớn thêm, xây thành lũy, sửa sang phủ khố gọi là Thăng Long Thành năm 1010. Vua lập Khai Thiên vương Lý Phật Mã là con trai trưởng làm Đông cung Thái tử. 


Duyên nghiệp lớn của Hoàng đế Lý Thái Tổ bắt nguồn từ mái chùa của sư Vạn Hạnh tiếp nối đến Hoàng đế Lý Thái Tông. Thái Tông lên ngôi ngày 1 tháng 4 năm 1028. Một đêm, Vua nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt tay Vua lên tòa. Vua kể chuyện đó với sư Thiền Tuệ, tháng 10 năm 1049, sư và Thái Tông Hoàng đế cho khởi công xây dựng dựng cột đá, làm tòa sen bên trên, đặt tên là chùa Diên Hựu (Gs Hoàng Xuân Hãn gọi là chùa Diễn Hữu), dân gian thường gọi là chùa Một Cột, chùa ví như “Sen Phật nở giữa kinh đô”. Tiếc thay, di tích ngàn năm đời Lý nay đã mất hẳn dấu vết.


Sau thời Trần triều, dưới thời Nguyễn triều, chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922.


Sau năm 1954, Sư cụ Tố Liên đã bổ nhiệm ông Nghiêm Xuân Húc (không rõ pháp danh) làm trụ trì Chùa Một Cột. Nhiều bản tin phổ biến quân Pháp đã phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954 (không truy tìm được bức hình phá hủy).


Năm 1955, Chùa được xây dựng lại bởi Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng dựa theo mô hình kiến trúc thời nhà Nguyễn.


Ngày 10 tháng 5, 2014, người viết bài này chứng kiến Chùa Một Cột đang trong thời gian “tu bổ” hay “phục chế”; chắc chắn không còn một kiến trúc gỗ nào từ thời Vua Lý còn sót lại, hay họa may được chôn dấu dưới lòng đất. Toàn bộ ngôi chùa được phủ bạt kín, mái ngói cũ đã dỡ xuống hết thay ngói mới. Mặc dù nhìn thấy các cột, kèo đỡ mái, vách gỗ, nhưng chưa thấy văn bản nào xác nhận đó là di tích trăm năm được tạo tác từ thời nhà Nguyễn, và những nghệ thuật kiến trúc, hoa văn, điêu khắc, phù điêu, thuộc quần thể Chùa Một Cột do những bàn tay nghệ nhân tinh hoa để lại từ niên đại nào?


Đặc biệt, xin đưa nghi vấn cột trụ nâng đỡ tòa sen thời Vua Lý Thái Tông làm bằng thân cây gỗ Lim hay bằng cột đá được di chuyển từ núi tới. Theo thời gian tiếp sau này, cột trụ đá nâng tòa sen là cột đá nguyên thủy hay cột mới làm bằng xi măng cốt sắt? Có lẽ nghi vấn này phải hỏi Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng – vì sao ông không cho dựng cột trụ bằng gỗ Lim? Thân cây gỗ Lim to lớn không thiếu gì ở đất nước ta thời bấy giờ.


Suy cho cùng, thời gian, chiến tranh, thời thế và lịch sử đã nhầm lẫn trao tay cho một thế lực cuồng vọng tham lam tối tăm u mê chủ nghĩa mà làm cho biết bao nhiêu di tích nguyên thủy lịch sử Phật giáo nước ta hao mòn kiệt quệ, vôi vẽ.


Chùa Một Cột chỉ còn lại trong tâm tưởng về một thời đại hoàng kim Tam bảo – Phật Pháp Tăng.


Trong bài “Đạo Phật Đời Lý”, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết:


“Trong triều Lý, rất nhiều chùa tháp được xây dựng với qui-mô rộng lớn. Hầu hết những danh lam còn lại, là do từ đời Lý lập ra. Những thắng-tích ở Hà nội, như quán Trấn-vũ (tên tục là chùa Quan-thánh, tên đời Lý là Bắc-đế, 1102). Diên hữu (tên tục là chùa Một cột, 1049), đền Nhị nữ (tục gọi là đền Hai Bà, nguyên ở phường Bố-cái tức là ở bãi Đồng-nhân, 1160), đền Linh-láng (tên tục là đền Voi-phục), đều khởi-tạo từ đời nhà Lý. Sách TUTA và các sử còn chép nhiều tên chùa dựng ở Thăng-long, nhưng nay đã bị hủy mất, hay đã bị đổi tên. 


“Sau đây là tả qui-mô chùa Một-cột, theo bia STDL và sách TT. Tháng 9 năm Ất-dậu 1105, Lý Nhân-tông dựng hai tháp mái bằng sứ trắng ở chùa Diên-hữu. Bấy giờ vua chữa lại chùa (TT). "- vườn Tây cấm, dựng chùa Diên-hữu. Theo giấu chế độ cũ, thêm mưu mới của nhà vua. Tạc hồ Linh-chiểu. Trên hồ dựng lên một cột đá. Trên cột đá nở một hoa sen nghìn cánh. Trên hoa lại gác một tòa điện. Trong điện đặt tượng Phật vàng. Chung-quanh hồ có hành-lang bao vây, tường vẽ. Ngoài hành-lang lại có hồ Khang-bích bọc bốn bề. Mỗi bề có cầu thông ra ngoài sân. Trong sân, kề đầu cầu ở trước chùa, có dựng hai tháp lợp ngói sứ." (Bia STDL). (1)


image007Ảnh Chùa Một Cột trắng đen của ST, không ghi rõ năm chụp, ngờ là chụp vào khoảng 1951- 1954. (nguồn ảnh: wikipedia)


I. Lời thưa


Với sự hiểu biết giới hạn về thời gian và không gian, người viết bài này về đề tài “Niên biểu hoằng Pháp đạo Phật thời nay”, tôi mạo muội lấy mốc năm 1935 làm mốc niên biểu đầu tiên trong quá trình hoằng Pháp đạo Phật tại miền Bắc, ở miền Nam Việt Nam và ở hải ngoại.


Quá trình hoằng Pháp sinh động này ví như dòng sông ngọt ngào dọc dài đất nước bồi đắp phù sa cho lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Dòng sông Phật giáo nuôi mát sức sống ngàn đời – nuôi cội nguồn đời sống tâm linh cho hàng chục triệu, hàng trăm triệu, người Việt trong nước ra đến hàng triệu bước chân Long Quân-Âu Cơ viễn xứ năm châu.


Nằm, đứng, ngồi, ăn, ngủ, thao thức dưới “mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông, kẻ hàn sinh kính xin quí Chư Tôn Trưởng Lão, Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Già, cùng quí Cư sĩ Phật tử từ bi tha thứ cho những suy nghĩ thiếu sót, vụng về, phụng thỉnh về một chủ đề nhỏ, rất nhỏ nêu tựa bài trên “Niên biểu hoằng Pháp đạo Phật thời nay” được nối vào mạch lớn truyền thống Phật Giáo VN hậu bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.


Thật sự, nội dung bài viết chỉ ghi chép lại vào những mốc thời gian đã xẩy ra các sự kiện từ năm 1935 đến 2022, hầu góp nhặt chiếc lá Bồ Đề vào hơn hai nghìn năm hoằng Pháp đạo Phật là công đức vô tận của vô số Cư sĩ, Tổ Thiền dân tộc Việt.


Theo Wikipedia/Phật giáo Việt Nam: “Nhìn chung trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Phật giáo suy vi, đất nước chiến tranh loạn lạc, hạn hán mất mùa liên lục ở miền nam tạo ra chỗ trống về tín ngưỡng sự ra đời của các tôn giáo tông phái là để đáp ứng nhu cầu đó các đạo điều dựa trên tư tưởng từ bi của Phật và đạo đức hiếu hạnh, ái quốc của dân tộc để hành đạo. Có nhiều điểm chung giữa các đạo này là lấy việc học đạo làm người làm tiền đề tu học, lấy việc bốc thuốc chữa bệnh làm phương tiện truyền đạo, khi các tín đồ vào đạo thì lấy pháp môn tịnh độ tu tập hướng tới tịnh độ Cực Lạc tây phương của Phật A Di Đà hay tịnh độ của Phật Di Lặc.”


Duyên khởi của kẻ hàn sĩ bắt nguồn từ:


– lần thứ nhất, tháng 5 năm 1997, lần đầu tiên gặp được Đức Phật Sống Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Long Beach miền nam California;


image009Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma “nụ cười và chân đất” do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp trong buổi gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại nam California tháng 5 năm 1997. Ông bà Phương Dung-Ngọc Hoài Phương là người đã mời được Đức Đạt Lai Lạt Ma đến nam California thuyết giảng và ban phước lành cho đồng bào Việt tị nạn. Ảnh trên chụp lại từ bìa tạp chí Văn Hóa Magazine (chủ nhiệm Lý Kiến Trúc điều hành); ảnh nhỏ góc trái là nhà báo Ngọc Hoài Phương, ảnh nhỏ góc phải là cư sĩ Phương Dung.


– lần thứ hai, ngày 24 tháng 6 năm 2000, được nhìn thấy và nghe bài giảng của Đức Lạt Lai Lạt Ma trong đại lễ “Quán đảnh Thiên thủ Thiên nhãn Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát” tại hội trường Long Beach Convention Center’;


image011Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma trên bìa tạp chí Văn Hóa Magazine, Nov, 1999. Bức ảnh này do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp ngày 25/9/1999 tại Long Beach Convention Center với chủ đề: Phật Sống đến Mỹ.


– lần thứ ba, ngày 25 tháng 9 năm 2009, cũng tại Long Beach Convention Center, Lý Kiến Trúc lại được gặp Đức Phật Sống. 


image013Lần thứ ba, ngày 25 tháng 9 năm 2009, nhà báo Lý Kiến Trúc phước báu được diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Long Beach Convention Center và phòng vấn Ngài. Ảnh tài liệu VH.


 lần thứ tư, ngày 9 tháng 5 năm 2014, Lý Kiến Trúc đến viếng Chùa Một Cột tại Quận Ba Đình Hà Nội trong lúc chùa đang “phục chế”.


image015Trên bậc thang bằng gạch bước lên Liên hoa Đài.


image017Mái ngói cũ dỡ xuống xếp ngổn ngang như phế liệu.


image019Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn bên trong điện tòa. Người viết không nhìn thấy bức “tranh” chữ TỔ (Hán tự), như nhiều người sống ở Hà Nội những năm 1940-1954 cho biết trước đây trên điện tòa Chùa Một Cột không có tượng Quan Thế Âm mà chỉ có chữ TỔ viết bằng Hán tự mực đen được che bời tấm màn lụa đỏ.


image021Toàn bộ Chùa Một Cột được phủ bạt kín để sửa chữa “phục chế”. Nghe hai chữ “phục chế” mà lạnh toát cả người. Ảnh Lý Kiến Trúc.


image023Ảnh chùa Một Cột sau năm 1975. Chú ý: một mảng mái ngói cũ được thay mái ngói mới. Cột trụ nâng tòa sen là cột đá nguyên thủy hay cột mới làm bằng xi măng cốt sắt? Có lẽ Chùa Một Cột ở ảnh trên được xây dựng lại bởi Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng năm 1955. Getty images.


và lần thứ năm, ngày 18 tháng 5 năm 2014, trên “căn gác quản chế”, tức nhà tù giam lỏng Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN ở hậu liêu Thanh Minh Thiền Viện, Saigon; nhà báo Lý Kiến Trúc nhờ ơn phước báu đã diện kiến và phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Độ hơn một tiếng.


image025Sáng ngày 18/5/2014 (ngày giờ Saigon), giây phút đầu tiên nhà báo Lý Kiến Trúc gặp nụ cười của Hòa thượng Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ trên “căn gác quản chế” nằm ở hậu liêu Thanh Minh Thiền Viện, Saigon. Ngày tháng thị hiện trên Digital Camera là còn ở Mỹ.  Ảnh tài liệu VH.


Năm năm sau;


Ngày 24 tháng 5 năm 2019, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống ký quyết định ủy thác cho Ht Thích Tuệ Sỹ thay mặt Ht Quảng Độ toàn quyền lãnh đạo, đảm nhiệm và điều hành Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN).


Ngày 22 tháng 2 năm 2020, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ viên tịch tại chùa Từ Hiếu tọa lạc ở hẻm 125, số 59 Lô D, Dương Bá Trạc, P.1, Q 8, Tp. HCM do Ht Thích Nguyên Lý làm trú trì.  


– Ngày 20 tháng 4 năm 2020, tại lễ chung thất Hòa thượng Thích Quảng Độ, Ht Tuệ Sỹ phụng thừa Quyết định Ủy thác Quyền Điều hành Viện Tăng Thống trở thành Chánh thư ký Xử lý Thường Vụ Viện Tăng thống GHPGVNTN.


Từ thời điểm này, theo người viết, là thời điểm GHPGVNTN nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung, hồn thiêng sông núi sẽ đưa đẩy trăm triệu người Việt theo đạo Phật bước sang trang sử mới Phật giáo Việt Nam; và đây cũng là sát na thảo duyên khởi thúc tác giả ghi chép lại các sự kiện xẩy ra dưới một “tiểu luận” kiến lục có tựa đề như trên.


Lý Kiến Trúc


Nam California, bổ túc 06/10/2022


(xem tiếp Kỳ 2 số báo tới)


(1) Đạo Phật đời Lý
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 19361)
Mỗi khi anh Val Gruener đến mở cửa trang trại Modisa thì sư tử Sirga lúc nào cũng nhảy chồm lên ôm cổ “ân nhân” Gruener, còn anh thì mở vòng tay ôm Sirga thắm thiết.Video Sirga nhảy lên ôm cổ Gruener được đồng nghiệp John Hawkins đưa lên kênh You Tube ngày 21-8-2014, đến nay thu hút hơn 10 triệu lượt người xem.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 19232)
Trong một động tác "Ngoại giao Đại sứ" hiếm có, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius biệt danh Hanoi Ted, đã mời các Đại sứ Mỹ - Việt quy tụ về Hà Nội tham dự buổi Hội nghị Song phương Việt -Mỹ hôm thứ Hai 26.01.2015. Hội nghị gồm có các diễn văn phát biểu của diễn giả và quan khách, sau đó là phần trả lời phỏng vấn của báo giới Việt trong nước. Viên chức cao cấp trong chính phủ tham dự là ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc. Nhân dịp này, báo Văn Hóa ở California có dịp phỏng vấn nguyên Đại sứ Lê Công Phụng qua điện thoại.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 22991)
Nhà văn Giao Chỉ San Jose: "Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai?... Đó là ngày cuối của người Mỹ ở Việt Nam... Theo ý tôi, đây là một phim chết tiệt. Nên gọi là Sự phản bội cuối cùng"... Người Mỹ làm được cuốn phim những ngày cuối cùng ở Việt Nam đã hãnh diện gọi là sự thật trần truồng. Nhà báo Lý Kiến Trúc: "Không ai có thể lãng quên dù quá khứ trôi đi phũ phàng; dù 40 năm qua, người dân Việt Nam trong ngoài nước đều muốn quên đi tháng Tư 1975. Nhưng Last Days in Vietnam, thêm một lần nữa, làm mũi dao trí mạng đâm vào tim. Vẫn biết rằng, Việt Mỹ đã lật sang trang sử mới ..."
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 19861)
Những phát biểu quan trọng của Đức Giáo Hoàng Francis:“Cô bé là người duy nhất đã đưa ra một câu hỏi mà hiện không có câu trả lời và cô bé thậm chí không thể biểu hiện nó bằng lời nói mà chỉ bằng nước mắt”...; Câu hỏi của con…hầu như không có câu trả lời”... "Người Công giáo không phải ‘sinh đẻ như thỏ"... "Không hề có chuyện Ngài từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì sợ gặp khó khăn với Trung Quốc... "Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đang mắc ‘15 căn bệnh"... "Không ai có quyền mang tôn giáo ra để chế diễu, không ai được quyền trêu chọc niềm tin của người khác"... Ảnh trái: Giáo hoàng John Paul II tại Denver Colorado. Photo: LKT. Ảnh phải Giáo hoàng Francis tại Manila. Photo: AFP
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19196)
Khi nghĩ về người chồng đã quá cố trong ngày 19/1, bà Sinh nói bà ‘buồn nhưng hãnh diện’. Bà cho biết sau khi bà chuyển về nhà mới hồi năm ngoái với sự trợ giúp một phần của Quỹ Nhịp cầu Hoàng Sa thì giờ đây ông Thà ‘đã có bàn thờ đàng hoàng’. Khi được hỏi chính quyền địa phương nơi bà cư trú có ai đến thăm viếng, ủy lạo nhân ngày kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa hay không, bà Sinh nói: “Làm sao có chuyện đó? Họ không có biết gì hết. Mình có phải là người của chế độ mới đâu.”
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 18185)
Sáng ngày 15-1-2015, ĐTC giã từ Sri Lanka sau 2 ngày viếng thăm, và bay sang Philippines để tiếp tục cuộc tông du. Máy bay chở ĐTC băng ngang không phận các nước Sri Lanka, Ấn độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Theo thông lệ, Người đều gửi điện văn đến quốc trưởng các nước liên hệ để chào thăm. Điện văn cho Việt Nam có nội dung như sau:
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 22059)
Hoàn cầu Thời báo gọi ông Đinh La Thăng đã "tìm cách khơi gợi lại tư tưởng chống Trung Quốc ở trong nước" khi cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc. Phản hồi lại bài báo này, báo Giao thông Vận tải nói bài của báo Hoàn cầu cố tình "chính trị hóa", thổi phồng sự việc theo kiểu suy diễn, quy chụp trắng trợn.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 19095)
BBC: Theo một cuộc khảo sát gần đây do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện, trong giai đoạn 2010-2012 có chừng 57% tổng số tiền Việt kiều gửi về từ Hoa Kỳ, tiếp đến là từ Canada 8,4%, Đức 6%, Campuchia và Pháp mỗi nước 4%. Theo thống kê chính thức của nhà nước, từ 1991 tới nay nguồn tiền kiều hối VN nhận được đã đạt trên 90 tỷ đôla. VOA: Việt Nam được dự báo sẽ nhận từ 13 đến 14 tỷ đô la kiều hối trong năm nay, tăng từ mức 12 tỷ đô la của năm 2014. Hơn phân nửa số này xuất phát từ Hoa Kỳ.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 30119)
Sau Đại hội VI "glasnost-perestroika", Nguyễn Văn Linh Tổng bí thư đảng CSVN tuyên bố thời kỳ mở cửa không tránh khỏi ruồi nhặng bay vào... Oái ăm thay, chẳng thấy ruồi mà chỉ thấy giòi từ trong mâu thuẫn nội tại lòi ra lúc nhúc. Theo Chân dung Quyền lực 9.1.15: Không thể phản biện, không thể phủ nhận những thông tin mà CDQL đã đưa, thậm chí truyền thông nhà nước truyền tải theo ngay sau đó, đặc biệt liên quan đến những âm mưu chính trị thấp hèn, khối tài sản tham nhũng cực lớn ở đỉnh cao quyền lực…
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 19508)
Tiến sỹ Nguyễn Quang A:“Ngay khi mà ông ấy từ Đà Nẵng bắt đầu ra Hà Nội thì tôi đã đánh giá là tương lai chính trị của ông ấy đã chấm dứt, bởi vì chưa ra đến Hà Nội thì ông ấy đã kêu là “nhận [hối lộ] thì hốt hết”. Nguyên một cách phát ngôn như vậy thì ông ấy đã tự kết liễu con đường chính trị của ông ấy. Bằng những phát ngôn tưởng như được lòng dân nhưng mà đối với một chính trị gia thì đấy là phát ngôn rất là không khôn ngoan.”
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 19519)
Người ta không ngại một người bệnh sắp chết đưa về quê quán an dưỡng, nhưng lo ngại những giấy tờ gì đi theo sau đó. Nhưng những giấy tờ ấy đã viết ra từ “hang ổ Đế Quốc”, nơi mà CIA chắc cũng không bỏ lỡ cơ hội thủ đắc những thông tin cần thiết để sử dụng trong tương lai.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 18726)
VATICAN - Đức Thánh Cha Francis tuyên bố bổ nhiệm 15 Hồng Y mới vào ngày 14-2-2015, trong đó có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM giáo phận Hà Nội. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 4-1-2015 với hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Francis nói:
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 18323)
Nhật báo Văn Hóa - California kính chúc quốc gia Hoa Kỳ hùng cường; quốc gia Việt Nam tươi sáng; và quý thân hữu, quý bạn đọc, quý mạnh thường quân năm mới 2015 tràn đầy niềm vui hạnh phúc thắng lợi.
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18591)
Giới chức Indonesia đính chính chỉ mới tìm được ba thi thể, chứ không phải 40 người như hải quân nói ban đầu. Đây là thông báo mới nhất của người đứng đầu nhóm tìm kiếm Indonesia, Bambang Soelistyo. (theo BBC). Nghệ sĩ Ấn Độ Sudarsan Pattnaik chỉnh sửa những nét cuối cùng cho tác phẩm điêu khắc trên cát của mình về hai chiếc máy bay mất tích, QZ8501 của hãng AirAsia và MH370 của Malayasia Airlines, trên Bãi biển Golden Sea ở Puri, khoảng 65 km về phía đông thành phố Bhubaneswar, Ấn Độ. (Ảnh: VOA)
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19203)
Tình khúc vượt thời gian - Vũ Thành An và những bài tình ca sẽ diễn ra vào lúc 20g ngày 27-12 tại nhà hát Hòa Bình, truyền hình trực tiếp trên VTV9, tiếp sóng trên VTV Huế, VTV Phú Yên - Đài truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng, Đài Phát thanh truyền hình Lâm Đồng và Đài PTTH Bình Phước...
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22482)
Tòa Bạch Ốc: “Chúng tôi không đứng về phía nào trong vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, nhưng chúng tôi giữ quan điểm liên quan tới cách thức xử lý tranh chấp cũng như liệu các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của một nước có phù hợp với luật pháp quốc tế hay không”, hồi đáp có đoạn.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19485)
Giáo hoàng Francis đã phê phán gay gắt tình trạng quan liêu ở Vatican trong một thông điệp tiền Giáng sinh gửi đến các vị hồng y. Ngài than phiền về ‘bệnh Alzheimer tinh thần’, ‘sự khủng bố bằng lời đồn đại’, ‘suy nghĩ ngày một cứng rắn’, và ‘cảm giác mình là mãi mãi và không ai đụng được đến mình’. Ngài nói Giáo triều Roma – cơ quản điều hành tối cao của Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã – đang mắc ‘15 căn bệnh’ mà Ngài muốn chữa trị trong năm mới.
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20050)
Hai cảnh sát viên – Wenjian Liu và Rafael Ramos, đang ngồi trên xe cảnh sát của họ trong khu Bedford-Stuyvesant ở Brooklyn khi hung thủ Ismayyil Brinsley, 28 tuổi, đi bộ tới gần họ rồi nổ súng. Sau đó, Brinsley chạy tới một trạm xe điện ngầm rồi tự sát ở đó.
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20082)
Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) xếp Việt Nam vào thứ năm trong danh sách các nước cầm tù nhiều nhà báo nhất năm 2014, với 16 người hiện đang bị giam giữ. Trong số 16 nhà báo và cây bút bị cầm tù ở Việt Nam, CPJ nhắc đến các trường hợp nhiều người biết đến như ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Tạ Phong Tần, ông Lê Quốc Quân, nhà báo Hoàng Khương, ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), ông Trương Duy Nhất và nhà báo Võ Thanh Tùng.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22757)
Đề xuất này được thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đưa ra với Bộ Giao thông-Vận tải Việt Nam, nhân dịp sắp diễn ra hội chợ thương mại Trung Quốc-Asean trong tháng này. Tờ Tuổi Trẻ dẫn văn bản đề xuất này cho biết 1.000 xe với 1.500 người sẽ chia thành bảy tuyến tỏa ra đi du lịch gần khắp Việt Nam, trong đó có đoàn xuyên Việt đi các thành phố lớn.