TT Joe Biden sẽ đến Hà Nội sớm, trước hay sau Giáo Hoàng Francis và TT Marcos?

09 Tháng Tám 20237:33 SA(Xem: 4224)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ NĂM 10 AUG 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


TT Joe Biden sẽ sớm đến Hà Nội trước hay sau Giáo Hoàng Francis và TT Marcos?


image003Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Phòng Roosevelt tòa Bạch Ốc ngày 21/ 7/2023, Washington, DC. Nguồn Anna/Getty Images; ảnh giữa: Đức Giáo Hoàng Francis tiếp Chủ tịch nước CsVN tại Rome ngày 27/7/2023; Ảnh cuối: TT Biden bắt tay TT Marcos Jr., tại tòa Bạch Ốc ngày 01/5/2023.

image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

10/8/2023


Ngày 08/8/2023, một thông tin ngắn được các hãng thông tấn như Reuters, CNN loan tin hôm: “TT Joe Biden nói sẽ thăm VN “trong thời gian ngắn.”


Tin này làm nhiều người nức lòng. Đây là lần thứ hai TT Biden nhắc lại hai chữ Việt Nam; lần này ông “hứa” sẽ đến “trong thời gian ngắn và sớm hơn.”


Theo Reuters, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Ba 08/8/2023 cho biết ông sẽ đến Việt Nam “trong thời gian ngắn” vì nước này muốn nâng tầm quan hệ với Hoa Kỳ và trở thành một đối tác lớn. Biden đưa ra nhận xét khi phát biểu tại một buổi gây quỹ chính trị ở New Mexico.


Khi được hỏi về thông báo của Biden, phát ngôn nhân của tòa Bạch Ốc cho biết "không có gì để chia sẻ thêm vào thời điểm này."


Tin trên đi sau tin “hấp dẫn” dưới đây;


Ngày 27/7/2023, Đức Giáo Hoàng Francis tiếp Chủ tịch nước CsVN Võ Văn Thưởng trong một buổi tiếp kiến riêng tại Vatican-Rome.


Một bản tin của Vatican News viết: “Tòa Thánh có Đại diện Giáo hoàng Thường trú tại Hà Nội - sẽ là cầu nối để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh.” Việc mời Đức Giáo Hoàng Francis đến thăm Việt Nam hy vọng sẽ không còn nhiều trở ngại. Điều này cũng đã được đương kim Đương kim Chủ Tịch Hội đồng Giám mục VN, TGM Nguyễn Năng viết trong thông báo ngày 28/7/2023 liên quan đến “thỏa thuận về quy chế của đại diện thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam” “Thành quả này là tiền đề cho mối quan hệ Việt Nam-Vatican… Một ngày gần đây chúng ta có thể đón Đức Giáo hoàng đến thăm quê hương và dân tộc Việt Nam yêu dấu”.


Nghe tin Giáo Hoàng sẽ đến thăm Việt Nam, bàng dân thiên hạ truyền miệng rằng – Đức Giáo Hoàng đi đến đâu cộng sản sụp đổ đến đó.


Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong thuộc Dòng Chúa Cứu Thế ở Hà Nội bày tỏ trên Facebook (tỏ ra lạc quan): "Đề nghị Nhà nước Việt Nam trả lại Tòa Khâm sứ số 42, Nhà chung Hà Nội, để Tòa Thánh làm văn phòng đại diện!"


image007Đức Giáo Hoàng Francis trong một cung cách vô cùng lịch sự đang nói với ông Võ Văn Thưởng về điều gì (?) qua những “tài liệu” và một bình cổ trưng bày trên bàn ở tòa thánh Vatican vào chiều 27/7/2023. Nguồn ảnh TTO


TT Joe Biden sẽ đến sớm hơn Giáo Hoàng Francis?


Ông sẽ “tranh công” với Giáo Hoàng Francis để hạ bệ tượng Lê Nin ở vườn hoa Ba Đình?


Tương tự như cựu TT Ronald Reagan và Giáo Hoàng John Paul II thách thức Tổng bí thư đảng Cs XôViết Mikhail Gorbachov phá đổ bức tường ô nhục Bá Linh. Ngày 09/11/1989, nhân dân hai miền Đông-Tây nước Đức cùng nhau vác búa phá nát bức tường ô nhục.


(Tôi nhớ ngày 15/8/1993, khi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Denver, Colorado, tôi gặp được Đức Giáo Hoàng John Paul II lần đầu tiên đến Mỹ; Ngài đã gởi một thông điệp cho giới trẻ trong đó có câu: “Đừng sợ đi tới chỗ chưa biết.”)


image009Giáo Hoàng John Paul II và TT Ronald Reagan khoảng năm 1989. Getty Images


image011Đức Giáo Hoàng John Paul II ban phước lành cho một thiếu nữ tật nguyền Việt Nam tại hội trường Denver-Colorado. (Ảnh bìa tạp chí Văn Hóa Magazine xuất bản tháng Tư năm 2005).


image013Hàng ngàn chiếc áo pull in hình Pop John Paul II phát cho đồng hương trong “Đại hội Giới trẻ Thế giới” tại Denver 1993. Hai chiếc áo pull trên của ông Đạt Đoàn, một thành viên trong cộng đồng Công giáo Denver tặng kỷ niệm cho phóng viên Lý Kiến Trúc đang ở Denver.


image015Một tấm pano rất lớn ở thủ đô Bá Linh chụp cảnh công an Đông Đức đang canh gác người dân xây bức tường ô nhục Bá Linh chia đôi đất nước Đức. Ảnh Lý Kiến Trúc 2004/tài liệu của VHO


image017Khách du lịch đang được một hướng dẫn viên nói về lịch sử ngày nhân dân hai miền Đông-Tây Đức Quốc phá sập bức tường Bá Linh năm 1989. Ảnh Lý Kiến Trúc 2004/tài liệu của VHO.


image019Bổn báo Lý Kiến Trúc nhặt được một viên đã vỡ của bức tường ô nhục Bá Linh mang về Mỹ làm kỷ niệm, hiện lưu trữ ở thư phòng Văn Hóa Online/VAAMA. Ảnh tự chụp/tài liệu của VHO


Tương tự như Ukraine vừa mới “Đoạn tuyệt với Nga, dỡ bỏ biểu tượng búa liềm thời Liên Xô” hôm 06/8/2023 ở thủ đô Kiev;


image021image023Ngày 06/08/2023, Ukraine dỡ bỏ tượng đài búa liềm lớn nhất ở thủ đô Kyiv. https://www.bbc.com/vietnamese/media-66430165


Chuyện ngày xửa ngày xưa, Hà Nội hãnh diện viết rằng: “Từ 7/10/2003 vườn hoa Chi Lăng được đổi tên thành Công viên Lê-nin. Ngày nay, Công viên Lê-nin là một điểm vui chơi, hóng mát quen thuộc của thanh, thiếu niên Thủ đô cũng như các bậc cao niên. Đây cũng là nơi nhân dân ta đặt vòng hoa mỗi khi tưởng nhớ đến vị lãnh tụ xuất chúng của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại.”


image025Lãnh đạo CsVN “hãnh diện” “ngẩn ngơ” trước vẻ đẹp tượng đài Lê-nin dựng ở vườn hoa Ba Đình. Dân Hà Nội có câu vè: “ông Nga ở tận đâu đâu, cớ sao đến gác vườn hoa Ba Đình”


image027Lãnh đạo TP Hà Nội dâng hoa cúi đầu tưởng niệm V. I. Lê-nin tại Tượng đài Lênin.


Bức tượng Lê nin hiện vẫn đứng sừng sững ở Hà Nội.


TT Biden cũng sẽ đến Hà Nội sớm hơn TT Marcos?


Bộ Ngoại giao Philippines thông báo hôm 02/8/2023, TT Marcos sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng Giêng năm 2024.


Thật ra, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ “nổi sóng” ở thành phố cảng Đà Nẵng khi TT Donald Trump đến dự APEC Đà Nẵng ngày 10 tháng 11 năm 2017 công bố chiến lược Indo-Pacific tự do và rộng mở.


image029Tổng Thống Donald Trump phát biểu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC ờ thành phố cảng Đà Nẵng hôm Thứ Sáu 10/11/2017. (Hình chụp qua màn hình TV)


Indo-Pacific tự do và rộng mở là gì?


Nhiều giới chức chính trị trong nước, nhất hạng là công an, tỏ ra lo sợ về cụm từ này. Coi chừng đế quốc nó dở trò “diễn biến hòa bình” hoặc “diễn biến nội bộ” rất nguy hiểm cho đảng ta. Đấy, cứ nhìn vào gương Phạm Bình Minh và Vũ Đình Đam thì rõ.


Tài liệu chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (Indo-Pacific Strategy of the United States), dài 19 trang, công bố ngày 11/02/2022, tái khẳng định mục tiêu thúc đẩy một « khu vực tự do và mở ». Hoa Kỳ nhấn mạnh « quyết tâm củng cố vị thế lâu dài » của nước Mỹ tại Ấn Độ -Thái Bình Dương. Trong số các hành động chính sẽ được thực hiện trong vòng từ 12 đến 24 tháng tới, chính quyền Biden cho biết sẽ tăng cường « khả năng răn đe » chống lại các hành động quân sự nhắm vào Hoa Kỳ, các đồng minh và đối tác. 


Theo Chiến lược vừa được công bố, Trung Quốc, thông qua các hành động « ép buộc và gây hấn », đang theo đuổi mục tiêu mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong khu vực, và tìm cách trở thành « cường quốc có ảnh hưởng nhất thế giới ». « Các quc gia cùng chí hướng » với Hoa Kỳ cần xây dựng được các « hợp tác chưa từng có » trong thập niên mang tính quyết định này, để chống lại mưu toan của Bắc Kinh « làm thay đổi các quy tắc và chuẩn mực », mà khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới đang « được thụ hưởng ».


https://nhatbaovanhoa.com/a11063/my-cong-bo-chien-luoc-an-do-thai-binh-duong-keu-goi-dong-minh-doan-ket-doi-pho-voi-bac-kinh


Ngày 29/3/2023, một cuộc điện đàm lịch sử giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng.


Ngày 15/4/2023, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinke giải thích rõ trong cuộc họp báo tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội: Hai quốc gia chúng ta (Việt-Mỹ) đang hợp tác vì lợi ích chung vô cùng rộng lớn và chúng tôi tin rằng, bằng cách hỗ trợ các tham vọng của Việt Nam, chúng tôi cũng sẽ thúc đẩy tham vọng của chính mình: từ tạo việc làm cho người dân Hoa Kỳ và tăng cường sức mạnh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, đến đạt được thêm bước tiến nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta cũng như ngăn chặn các đại dịch. Tôi cũng tập trung vào cách thức hai nước chúng ta thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, hòa bình và có nền tảng là sự tôn trọng đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ;


“Tự do và rộng mở” có hàm ý rằng các quốc gia được tự do lựa chọn con đường và đối tác của riêng mình… và rằng các vấn đề sẽ được giải quyết một cách cởi mở, các quy tắc sẽ đạt được một cách minh bạch và áp dụng một cách công bằng, và hàng hóa, ý tưởng và con người sẽ tự do lưu thông trên đất liền, trên biển, trên trời và không gian mạng…”


image031Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken phát biểu và họp báo tại tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội ngày 15 tháng 4 năm 2023 (giờ Hà Nội, Việt Nam.)


Ngày 28/7/2023, TT Joe Biden nói trong buổi gây quỹ ở tiểu bang Maine rằng ông đã nhận được một cuộc gọi từ "người đứng đầu Việt Nam", "rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20", Ông ấy muốn nâng tầm chúng tôi (Mỹ) thành một đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc.


Xin nhắc lại câu của TT Biden: Ông ấy muốn nâng tầm chúng tôi (Mỹ) thành một đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc.


Ông ấy muốn nâng tầm hay quyết định gia nhập Indo-Pacific? Hai vấn đề hoàn toàn khác.


Quả là nghệ thuật chữ nghĩa chính trị của đảng csVN.


image033Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng nâng ly với Tổng thống Joe Biden hồi tháng 7/2015. Bản quyền hình ảnh BRENDAN SMIALOWSKI/AFP/Getty Images


Có thể hiểu chăng, ông Trọng muốn mở rộng chính sách đa diện của Việt Nam trong hệ thống chiến lược toàn cầu trong đó chính sách “đối tác chiến lược” với Mỹ giống như chính sách đối với Trung Quốc và Nga Xô.


Điều đó cũng có nghĩa là bàn cờ mới ở Biển Đông sẽ mở ra với sự tham dự của tam cường Mỹ-Nga-Trung, trong đó Việt Nam dựa vào quyền lực rất mạnh ở trung tâm Biển Đông là Trường Sa với hơn 50 điểm đóng quân sẽ giữ vai trò “trung tâm”.


Thế nhưng, Philippines, một trong hai quốc gia có bờ biển dài bao phủ đông tây South China Sea trong đó có Biển Đông của Việt Nam và Biển Tây Philippines, sẽ không để yên cho Hà Nội cùng với Trung Quốc “toàn quyền chủ động” trong các cuộc họp về COC.


Từ năm 1968 - 1971, Manila đã cho quân đi chiếm đoạt đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ và một số đảo nhỏ khác mà Việt Nam Cộng Hòa-Sài Gòn đang quản lý, nhưng do chiến tranh đang diễn ra khốc liệt ở miền Nam nên các nhà lãnh đạo Sài Gòn đã “quên” các hải đảo ở Biển Đông. (1)


Bạch Thư Saigon 1975 và một số vấn đề ở biển đảo Trường Sa


Giới quan sát đưa ra viễn ảnh về cuộc thương lượng quyền lợi tài nguyên và chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Philippines trong bàn cờ mới, tiềm ẩn khả năng xung đột quân sự mà hai nước đã va chạm từ trong quá khứ; “Mặt trận” một bên sẽ là Việt Nam-Trung Quốc một bên sẽ là Philippines-Hoa Kỳ.


Đối với Hoa Kỳ, Philippines được xem là “chìa khóa” để giải quyết cuộc tranh chấp ở biển South China Sea, một khu vực “địa chính trị phức tạp nhất trên thế giới hiện nayđang mang lại cho kinh tế thế giới mỗi năm 5 nghìn tỷ đôla.


Nhưng Hoa Kỳ vẫn không bỏ lỡ cơ hội hợp tác với Việt Nam để lôi kéo quốc gia này “thoát Trung”. Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng CsVN Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày 11/7/1995.

image035

Xét về vị trí của South China Sea, Biển Đông Việt Nam là vùng biển khá dài (hơn 3000km) từ bắc xuống nam nằm bên bờ lục địa bán đảo Đông Dương; trong lúc mức độ an ninh toàn khu vực Biển Tây Philippines thực sự quan trọng hơn Việt Nam đoạn cuối của con đường huyết mạch hàng hải qua lại từ eo Malacca-Singapore tới Babuyan-Cao Hùng eo Luzon Strait và ngược lại,.


Mấu chốt của con đường hàng hải là phải đi ngang qua 7 đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực của Trung Quốc và hơn 50 địa điểm đóng quân của Việt Nam.


image037Bãi Tư Chính, một trong các tiền đồn án ngữ tuyến đường hàng hải quốc tế ở phía nam Trường Sa Hải đồ minh họa của VHO.


image039Đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực SuBi do Trung Quốc xây dựng nằm ở phía bắc quần đảo Trường Sa gần sát đảo Thị Tứ Biển Tây Philippines, một trong các tiền đồn án ngữ tuyến đường hàng hải quốc tế. Ảnh trên cho thấy một sân bay, các tòa nhà, và các công trình được nhìn thấy trên đảo SuBi. Ảnh chụp ngày 25/10/2022. (Ảnh: Ezra Acayan/Getty Images)


image041Quần đảo Kalayaan bao gồm đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, đảo Thị Tứ, đảo Ba Bình và một phần đảo Trường Sa lớn. Bản đồ minh họa.


Những chiến hạm, Mẫu hạm lớn nhất của Mỹ và đồng minh hầu như “hành quân” thường trực ở Biển Tây Philippines.


Mới đây, Mẫu hạm USS Ronald Reagan và Mẫu hạm Nhật Bản Izumo đã “hành quân” ở Biển Đông và “bám trụ” ở Đà Nẵng và Cam Ranh.


image043Biển Tây Philippines bao gồm vùng biển mà Philippines gọi là quần đảo Kalayaan. EEZ của đảo Palawan kéo dài ra tới tận các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa.


Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., nói Philippines “sẽ không để mất một tấc đất” lãnh thổ nào khi các hoạt động gây hấn và chiến thuật bành trướng xám của Trung Quốc trên toàn bộ vùng biển South China Sea.


Quốc đảo Philippines có diện tích đất 300.000km² bao gồm 7.641 hòn đảo được phân chia thành ba vùng địa lý lớn: Luzon, Visayas và Mindanao.


Ngày 14/5/2023, Philippines thông báo đã đặt các phao định hướng thật ra là xác định ranh giới biển trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này. Đây là bước đầu trong việc Philippines tự phân định ranh giới biển-đảo.


Philippines đã tận dụng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines (EEZ) rộng 370 km (1 hải lý = 1,852 m) theo UNCLOS 1982 tính từ đường cơ sở đòi lại các yêu sách của họ, đặc biệt EEZ của đảo Palawan lấn ra tới quần đảo Trường Sa.


Tuy nhiên, trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, phán quyết của tòa thường trực La Haye năm 2016 đã coi tất cả các đảo ở South China Sea (bao gồm Biển Đông Việt Nam & Biển Tây Philippines) đều là đá – không phải là đảo. Đây là yếu tố bất lợi không những cho Philippines mà cho cả Việt Nam và các nước ven biển có yêu sách chủ quyền.


Vùng đặc quyền kinh tế đối với một quốc gia quyền chủ quyền đối với nghề cá và tài nguyên thiên nhiên, nhưng nó không biểu thị chủ quyền đối với khu vực trong đó bao gồm cả đảo.


Trung Quốc đã tận dụng mặt trái của La Haye 2016 phán quyết về đá - đảo nên đã thực hiện chiến thuật xâm lược vùng xám ở các khu vực biển đảo không (chưa) được quốc tế công nhận là quyền và chủ quyền đối với các quốc gia ven biển South China Sea;


Và đây cũng là một trong các mấu chốt “thực chất và hiệu quả” trong các hội nghị COC sắp tới.


Philippines, trong quá khứ từng là thuộc địa của Tây Ban Nha và Mỹ. Từ năm 1951, Philippines trở thành đồng minh chiến lược với Mỹ qua Hiệp ước phòng thủ chung.


Hiệp ước 1951 có bao gồm quyền và chủ quyền các vùng biển-đảo nằm trong quần đảo Trường Sa hiện đang tranh chấp căng thẳng – nhất là đối với hai nước Việt - Phi. Ví dụ như đảo Song Tử Đông và đảo Thị Tứ từ trước năm 1975 là do chính phủ Sài Gòn VNCH quản lý.


Việt Nam có nên đòi lại đảo Song Tử Đông?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a5493/viet-nam-co-nen-doi-lai-dao-song-tu-dong-


Ngày 01/5/2023, TT Marcos đến Hoa Thịnh Đốn, trong cuộc họp với Hoa Kỳ Joe Biden, Tổng Biden đã đảm bảo với TT Philippines Ferdinand Marcos Jr rằng cam kết của Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ đồng minh Đông Nam Á của mình là “sắt thép”.


Tt Joe Biden cũng đã tái khẳng định Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951, nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu xẩy ra một cuộc tấn công của nước ngoài.


image045Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt tay Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr khẳng định quan hệ Mỹ-Phi “sắt thép” khi họ gặp nhau tại Phòng Bầu dục tòa Bạch Ốc ở Washington, DC, vào ngày 1 tháng 5 năm 2023 [Carolyn Kaster/Ảnh AP]

Philippines mở đường giao hảo hay Marcos Jr., mở cách cho Việt Nam “thoát Trung”?


Ngày 02/8/2023, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) hôm thứ Tư thông báo rằng Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. sẽ thăm Việt Nam vào tháng Giêng năm 2024.


Ngoại trưởng Philippines E. Manalo khi ở Hà Nội ngày 02/8/2023 đã nhắc khéo: “Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất của Philippines trong ASEAN và hai nước chia sẻ nhiều điểm tương đồng cũng như lợi ích chiến lược.”


“Hai bên Phi-Việt “Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, hai bên nhất trí tiếp tục ủng hộ lẫn nhau, duy trì đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, hợp tác giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC, thúc đẩy nhanh tiến trình đàm phán COC hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.” (theo tờ NDO 02/8/2023)


Ngoại trưởng Philippines E. Manalo đã nhắc khéo Việt Nam như vậy, nhưng trong quá khứ từ năm 2002, bất cứ cuộc họp nào về DOC và COC, Trung Quốc vẫn là nước chủ trì dẫn đạo.


image047ASEAN countries and China jointly signed the DOC at the 8th ASEAN Summit in Phnom Penh, Cambodia, on November 4, 2002 (Photo: VNA)


Trước đây, chiều 02/8/2023, tại Trụ sở Chính phủ Hà Nội, Thủ tướng VN Phạm Minh Chính đã tiếp Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo nhân dịp ông đến Việt Nam đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 10 Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác song phương Việt Nam-Philippines (JCBC-10) từ ngày 01 đến 02/8/2023.


Tại buổi họp, ông Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược với Philippines ngày càng hiệu quả và thiết thực; đồng thời trân trọng chuyển lời hỏi thăm tới Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.,


Ông Chính có đi ngược lại bàn cờ mới mà ông Tbt Trọng đang có kế hoặch đi New Delhi gặp TT Joe Biden vào tháng 9 sắp tới?


Ngoại trưởng Enrique Manalo cho biết chuyến thăm của Tổng thống Marcos Jr., sẽ tạo cơ hội cho Marcos và Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng “thảo luận về cách nâng quan hệ song phương [Philippines] lên tầm cao hơn nữa.”


Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và Philippines là một trong những khách hàng lớn nhất của nước này.


Qua các tuyên bố chủ quyền sâu rộng của Trung Quốc ở Biển Đông, năm 2016, mặc dù tòa Trọng tài thường trực La Haye đã đưa ra phán qyết chung cuộc về đường lưỡi bò 9 đoạn do Bắc Kinh tự vẽ là hoàn toàn vô giá trị, nhưng, đó là chuyện của La Haye không phải là chuyện của Bắc Kinh.


Trong “trận” tranh giành ảnh hưởng quyền lợi và quyền lực ở Biển Đông giữa hai đại cường Hoa Kỳ và Trung Quốc, nếu Hoa Kỳ đã xem Philippines là “chìa khóa” để giải quyết cái “mắt xích khó chịu” trong chiến lược Indo-Pacific tự do và rộng mở, thì Trung Quốc trước sau vẫn xem Việt Nam là láng giềng chiến lược đất liền đất, sông liền sông, biển liền biển.


Liệu TT Joe Biden sẽ đến Hà Nội sớm, trước hay sau Giáo Hoàng Francis và TT Marcos?


Và, những gì sẽ xẩy ra?


Lý Kiến Trúc

10/8/2023


(1) Năm 1933, nhà cầm quyền Pháp sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc của chúng trong quần đảo Trường Sa - bao gồm cả các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây - vào địa phận tỉnh Bà Rịa của Nam Kỳ, Đông Dương thuộc Pháp.[1]


Năm 1956, quốc gia Việt Nam Cộng hòa ra đời và cử tàu đi thị sát quần đảo Trường Sa, trong đó có Song Tử Đông. Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa. Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19-5-1963 ở đảo Trường Sa; ngày 20-5-1963 ở đảo An Bang; ngày 22-5-1963 ở đảo Thị TứLoại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.[2]


Đến năm 1968 Philippines đã tổ chức chiếm giữ[3] đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay, năm 1968 là một trung úy trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Khi quân lực Việt Nam Cộng hòa tải chiếm đảo Song Tử Tây. "Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ".[4]


Đầu năm năm 1974, sau khi Hải quân Trung Quốc giao tranh với Hải quân Việt Nam Cộng hòa và giành thắng lợi ở quần đảo Hoàng Sa thì nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa cho tiến hành chiến dịch mang tên Trần Hưng Đạo 48, bất ngờ đổ quân chiếm lại đảo Song Tử Tây từ tay Philippines.


Đến năm 1975, sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, đảo Song Tử Tây vẫn nằm dưới sự quản lý của Việt Nam còn đảo Song Tử Đông gần đó tiếp tục do Philippines quản lý. (wikipedia)


Berlin: TT Dũng nhắc lại, nhấn mạnh “Quốc gia Philippines có quyền kiện TQ”


https://www.nhatbaovanhoa.com/a1593/berlin-tt-dung-nhac-lai-nhan-manh-quoc-gia-philippines-co-quyen-kien-tq


THAM KHẢO:


https://www.reuters.com/world/us/biden-says-he-is-going-vietnam-soon-2023-08-09/


https://www.nhatbaovanhoa.com/p2279a11769/ngoai-truong-antony-blinken-phat-bieu-hop-bao-tra-loi-phong-van-tai-toa-dai-su-my-ha-noi


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11891/tbt-dang-csvn-nguyen-phu-trong-goi-phon-muon-gap-tt-joe-biden


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11867/thang-6-kinh-hoang-


https://nhandan.vn/thuc-day-quan-he-doi-tac-chien-luoc-voi-philippines-ngay-cang-hieu-qua-thiet-thuc-post765424.html


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11253/ipef-quad-va-nato-phuong-dong


Bạch Thư Saigon 1975 và một số vấn đề ở biển đảo Trường Sa
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 3403)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3618)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3653)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông