"Biển Quốc tế" nằm ở đâu?

19 Tháng Bảy 201611:03 CH(Xem: 18671)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 20  JULY 2016


Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?


"Biển Quốc tế" nằm ở đâu?


Lý Kiến Trúc


báo Văn Hóa-California 20/7/16


image006IMG_1345 BIEN DONG NAM A + lưỡi bò + biển quốc tế.+ tuyến hàng hải hàng không SMALL

image caption - Mặt trận biển Đông nay đã có nhiều chuyên gia đề nghị gọi lả biển "Đông Nam Á. Mầu đỏ nhạt: đường lưỡi bò 9 đoạn. Mầu xanh: vùng "biển Quốc Tế". Mũi tên trắng: đường bay của B-52 qua căn cứ Utapao Thái Lan và Singapore.


Hải đồ Văn Hóa:


Chấm xanh: Guam, căn cứ không quân chiến lược B-52 bay ngang qua biển Nam Trung Hoa; và Căn cứ không quân Utapao ở Thái  Lan, căn cứ hải không quân Singapore. Chấm đỏ: Căn cứ hải không quân Du Lâm Hải Nam; Căn cứ hải không quân Phú Lâm ở Hoàng Sa đông.


"Lưỡi bò 9 đọan" màu đỏ nhạt liếm gần 90% diện tích biển "Nam Trung Hoa" bao phủ các vùng biển Đông của Việt Nam, biển Tây của Philippines, biển Đông Bắc của Malaysia, biển Bắc của Brunei, và liếm sát tới vùng EEZ đảo Natuna của Indonesia. Giữa "Lưỡi bò" là vùng biển Quốc Tế (màu xanh nhạt, từ nội tại lưỡi bò lan tỏa ra -  bao phủ gần như toàn bộ quần đảo Trường Sa).


Phán quyết cuối cùng của Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA-Permanent Court of Arbitration theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982) bác bỏ cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn và kết luận không cấu trúc địa lý nào ở Trường Sa là "đảo" mà chỉ là "đá" nên không được hưởng lãnh hải 200 hải lý và thềm lục địa.


Nếu phán quyết của PCA được thi hành vững chắc và với sự chuẩn thuận của các nước ven biển liên quan, hầu như toàn bộ vùng biển-đảo-đá-bãi trong quần đảo Trường Sa có khả năng thuộc về ảnh hưởng của vùng "biển Quốc Tế". Nói gọn, ngoài lãnh hải 12 hải lý kế tiếp là 200 hải lý (vùng đặc quyền kinh tế EEZ), kể từ viền ngoài 200 hải lý, không một thực thể địa lý nào thuộc về một quốc gia nào mà nó sẽ chịu sự "quản lý" của  vùng "biển Quốc Tế" .


Ai, quốc gia nào sẽ "quản lý" vùng "biển Quốc tế"?


Theo phán quyết PCA, đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây và bãi Scarborough nằm trong phạm vi 200 hải lý thuộc đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, đảo Thị Tứ của Phi không được hưởng quy chế 200 hải lý EEZ vì nằm quá xa bờ biển Philippines. Từ đường cơ sở 12 hải lý bờ biển Manila có 200 hải lý EEZ tức khoảng 370km.


image008

image caption dựa trên Google map - Bãi đá Scarborough phí tây biển Philippines thuộc vùng EEZ của Phi, cách thị trấn biển Masinloc trung tâm đảo lớn Luzon khoảng 135 hải lý (tức khoảng 250km); cách Manila khoảng 300km.


image009

image caption - lưỡi bỏ 9 đoạn (mầu tím) và hệ thống căn cứ hải quân Trung Quốc vươn ra tới đá Vành Khăn, bãi đá Scarborough, lại còn lăm le chiếm dụng bãi Cỏ Mây gần sát bờ biển đảo Palawan-Philippines.


Đá Vành Khăn cách Palawan khoảng 135 hải lý tức khoảng 250km nằm trong EEZ của Palawan, đảo Palawan có cộng đồng sinh sống lâu dài thuộc chủ quyền lãnh thổ của Phialippines. Phán quyết PCA xác định bãi đá Vành Khăn và bãi đá Cỏ Mây thuộc chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của Philippines.


image011

Bổn báo Văn Hóa đang ngồi trên chiếc ghe chài đánh cá của ngư phủ Palawan trong một lần đi quan sát biển đảo ở Palawan năm 1995. (Xem thêm phần phụ lục hình ảnh Palawan)


image013

Ghe chài lưới của ngư phủ đảo Palawan.


Đảo Ba Bình của Đài Loan dù được gọi là đảo lớn nhất Trường Sa nhưng theo phán quyết PCA cũng không được coi là đảo, vẫn chỉ là đá, không có cộng đồng sinh sống ổn định và cách quá xa đảo quốc Đài Loan nên không được hưởng quy chế 200 hải lý và thềm lục địa. Khi phát quyết PCA trở thành pháp lý và chung cuộc ngày 12/7, Đài Loan nổi cơn "thịnh nộ" phái ngay chiến hạm ra Ba Binh "hành quân", nhưng chẳng làm nên cơm cháo gì rốt cuộc cũng phải quay đầu về núi.


Việt Nam gọi các đảo Song Tử Tây, đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đảo Sinh Tồn, đảo Trường Sa lớn là "đảo", nhưng theo phán quyết của PCA đều là "đá", không có chiều dài của một cộng đồng sinh sống ổn định nên không được hưởng quy chế 200 hải lý và thềm lục địa; dù Việt Nam rất "tỉnh táo" và dằn cơn "cảm xúc" sau phán quyết, chí nghe theo lời khuyên của Mỹ nên không vội vã bày tỏ thái độ.


Tuy nhiên, trường hợp một số "đảo" và "đá"  của Việt Nam bị rơi vào các nhận định mâu thuẫn của tòa PCA tuy không nói rõ. Ví dụ các đảo lớn của Việt Nam như đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn, Nam Yết là đảo nổi hoàn toàn và có đất đai thực vật khi thủy triều lên nhưng phán qyết tòa PCA lại cho rằng "tất cả các đảo ở Trường Sa đều là "đá"?


Nếu Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, hôm thứ Ba 12/07/2016, phán quyết rằng tất cả khu vực biển - đảo trong quần đảo Trường Sa không được hưởng quy chế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa, như vậy nó có đều nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng "biển Quốc Tế" hay không? Câu hỏi báo Văn Hóa đưa ra trong bài viết này xin xác lập "Vùng biển Quốc tế nằm ở đâu?" và nó bao trùm cụ thể các "đá" nào?


image015

image caption - đồ họa phân biệt "đảo" và "đá"?


Nhiều nhân vật quốc tế cao cấp mỗi khi đề cập đến sự hiện diện hải quân của họ ở vùng biển gọi là "biển Quốc Tế", thì hải quân của họ cũng như hải quân của bất cứ nước nào (Úc đã lăm le tuyên bố đi tuần tra biển Đông) cũng có thể lái tàu đi vào vùng biển này để "hành quân". Ngôn ngữ hiện nay gọi là đi "tuần tra". Văn Hóa gọi chung là "hành quân tuần tra". "Hành quân tuần tra" chưa phải là "hành quân tác chiến"! Nói tóm gọn: "Hành quân tuần tra ở vùng biển Quốc tế".


Cho nên các cuộc "hành quân tuần tra" của khu trục hạm USS Lassen Mỹ tiến sát vào vòng trong của cái gọi là 12 hải lý các "đảo nhân tạo Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Huy Gơ, Ga Ven, Vành Khăn" ở Trường Sa là hợp lý, kể cả cuộc "hành quân tuần tra" của khu truc hạm USS Curtis Wilbur áp sát 12 hải lý đá Tri Tôn ở Hoàng Sa là hợp lý, nhưng đều bị Trung Quốc phản đối cứng rắn.


Phải nói rằng từ ngữ "áp sát" là từ ngữ hay để miêu tả các cuộc hành quân tuần tra của chiến hạm Mỹ. "Áp sát" chứ không tiến hẳn vào trong vùng "cấm địa".


Nói một cách "bi quan" và "khách quan", các đá nguyên thủy (ngôn ngữ bây giờ gọi là nguyên trạng) và các đá "hiện trạng" do Trung Quốc gia công cải tạo bồi đắp thành "đảo nhân tạo" có kích thước khổng lồ, có sân bay 3km, có hải cảng, hải đăng, cơ sở tiếp liệu v,v... (tọa độ đều nằm ở trung tâm quần đảo Trường Sa), dù có đến hàng trăm nhân viên sinh sống nuôi gà vịt heo rau cỏ ... cũng không được hưởng quy chế "đảo"; nhưng qua các trận cọ xát "áp sát" với chiến hạm Mỹ, vô hình chung các "đảo nhân tạo" được hưởng quy chế 12 hải lý.


Do đó, ông Tập Cận Bình mới tuyên bố ngay sau khi phiên tòa kết thúc là Trung Quốc không có ảnh hưởng gì bởi phán quyết chung cuộc của phiên tòa. Nói ngắn gọn, Trung Quốc đã "thắng" 50/50. Tòa PCA đã "hợp thức hóa" 7 "đảo nhânh tạo" của Trung Quốc chứ không "bất công" như vị nào đó nói trên diễn đàn. Còn cái vụ lưỡi bò 9 đoạn hiện chưa có ông tòa nào phân giải phân định ranh giới các vùng biển cho rõ rệt nên tạm gác lại, tuy nhiên, gác lại không có nghĩa là yên ổn, khắc tinh của lưỡi bò là vùng "biển Quốc tế đang hiện lên dần dần.


Lại nói thêm về cái gọi là "lưỡi bò 9 đoạn". Thực sự, 9 đoạn chỉ là cái ranh giới "mơ hồ" "viễn mộng" của Trung Quốc tự bày ra, tự khoanh vùng để hù dọa mấy anh yếu bóng vía, chứ nó không phải là cái vùng biển đã được quốc tế phân định cụ thể, hay đo đạc ranh giới biên cương lãnh hải rõ ràng tr6en văn bản pháp luật. Đánh nhau với cái 9 đoạn này là đánh nhau với cái bóng quỷ kế của Trung Quốc. Cái bóng quỷ kế đã được cái loa to mồm Trung Quốc thổi phồng (và những cái loa "tối kiến" ăn theo la lối om sòm), thực chất càng loa to chừng nào càng rơi vào cái bẫy mông muội do Trung Quốc dàn cảnh để họ có đủ thời gian kiện toàn 7 hòn "đảo nhân tạo".


Kể từ năm 2013 là năm Tập Cận Bình lên ngôi bá chủ Trung Quốc, chỉ trong vòng 3 năm, họ Tập đã lập "7 chiến công" ở biển Nam Trung Hoa, cho nên họ Tập tuyên bố không công nhận phán quyết của PCA là chuyện rất "tự nhiên" theo luận điểm của Trung Quốc, thế nhưng một điểm rất quan trọng trong phán quyết là không đề cập đến là "phủ nhận" hoặc "xóa sổ" 7 đảo nhân tạo của Trung Quốc.


Sự "Lờ" đi hiện diện của 7 đảo nhân tạo có đồng nghĩa với sự đồng thuận "Cái cầy đặt trước con trâu" ngầm nhận tính chất thực tế của các "nguyên trạng mới" mọc lên trong vùng biển Quốc tế, vì nó "mọc" lên ở vùng biển Quốc tế nên vô hình chung nó được hưởng quyền 12 hải lý? cho nên chiến hạm USS của Mỹ chỉ "áp sát" mà không tiến sâu và vùng cấm địa? Tất nhiên, giả thuyết này ngạoi trừ bãi đá Vành Khăn, Cỏ Mây, Cỏ Rong được PCA phán là thuộc EEZ của Philippines.


image017

image caption - mầu xanh nhạt có phải là vùng 'biển Quốc Tế" hay không?


image019

image caption - mầu xanh đậm có phải là vùng 'biển Quốc Tế" hay không?


Cao điểm của chiến dịch xây đồn đắp lũy các "hòn đá" này khoảng từ đầu tháng 5, năm 2014, (lúc ấy, bổn báo Văn Hóa đang đi lễ Vua lễ Phật ở động Hoa Lư Ninh Bình và Hà Nội sau khi đi quan sát 10 đảo Trường Sa về); Trung Quốc điều giàn khoan HD-981 xâm nhập vào thềm lục địa (200 hải lý EEZ) Việt Nam, rung chuông nhát khỉ khiến cả nước trong nước ngoài nháo nhào xuống đường biểu tình dữ dội. Cứ thế, trong binh pháp gọi là "dương đông kích tây", "địch quân" khua chiêng giống trống ở mục tiêu giả khiến "quân ta" mờ mắt các mục tiêu thật; cứ thế, Trung Quốc âm thầm hoàn thành chiến dịch xây đồn đắp lũy 7 chốt chiến lược vững chắc ở Trường Sa.


Đối với Vành Khăn, Sacrborough và tương lai Cỏ Mây... uy hiếp an ninh lãnh thổ Philippines, uy hiếp an ninh hàng hải qua lại Đông Tây từ eo biển lớn Cao Hùng - Luzon.


Đối với Chữ Thập, Châu Viên, Su Bi ... uy hiếp an ninh hàng hải từ mũi Malacca - Singapore đến mạn Nam và Bắc vùng biển Trường Sa,


Việc hải quân Mỹ "hành quân tuần tra"thường trực ở biển "Nam Trung Hoa" điển hình ở các khu vực Tri Tôn (Hoàng Sa), Su Bi, Chữ Thập (Trường Sa), Mỹ đã thể hiện vai trò "tác chiến" gỉa định trong sứ mệnh "Tự do hàng hải - hàng không" bảo vệ lợi ích quốc gia của Washington và luật pháp quốc tế.


Hiện nay, Hàng không Mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan đang "đóng đô" ở vùng  biển giữa Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy Mỹ muốn xác lập vùng biển này là vùng "biển Quốc Tế".


Vùng "biển Quốc tế' chính là "khắc tinh" của cái gọi là "lưỡi bò 9 đoạn".


Trận đầu, qua PCA, lưỡi bò đã thua. Thua đau. (lkt)


(Hải đồ: VĂN HÓA MAP)


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Một chuyến Palawan


(Phụ lục bài viết "Biển Quốc tế nằm ở đâu?")


Văn Hóa


1996


image020image022image024

Núi lửa Mayon Philippines  - ở thành phố Albay, Bicol Region, đảo Luzon, Philippines


image026

Núi lửa Pinatubo Philippines gần thủ đô Manila. Năm 1990, núi lửa này "nổi cơn thịnh nộ" phun lửa mấy ngày, khói và tro bay về tới Việt Nam phủ xám xịt nhà cửa xe cộ ở Sàigon.


 

image028

Bổn báo Văn Hóa ngồi trên ghe chài đánh cá của một ngư phủ người Palawan-Philippines trong dịp đi quan sát biển - đảo Palawan năm 1996.


image030

Biển - đảo Palawan


image032

Ghe chài lưới Palawan có hai càng đỡ sóng hai bên lườn.


image034

Đời sống của một gia đình ngư phủ trên ghe chài lưới Palawan có hai càng đỡ sóng hai bên lườn.


 image036

Chiến hạm 507 của Hải quân VNCH di tản ngày 30/4/1975 cập tại bến cảng Palawan. Chiến hạm này sau đó thuộc quyền sử dụng của Philippines. Người Mỹ đứng bên cạnh bổ báo Lý Kiến Trúc là Thị trưởng thành phố Pomona - nam California Edward Cotez cùng đi tham quan Palawan.


image038

Tòa Thị chính Princesa - Palawan.


image040

Một màn văn nghệ dân gian do các nghệ sĩ Philippines trình diễn tại một khách sạn ở Palawan.


image042

Ảnh trên: Mái chòi canh cây trái của người dân bản địa Palawan. Một gia đình Việt Nam tị nạn sinh sống ở Palawan . Ảnh dưới: Một người dân Việt tị nạn mở tiệm may vá quần áo ở thành phố Princesa-Palawan. Một màn văn nghệ dân gian của các thiếu nữ Philippines.


image044

Cổng trại lính Thủy quân Lục chiến Mỹ ở bờ biển phía tây Palawan bàn giao lại cho chính phủ Philippines trở thành trại tịn nạn thuyền nhân. Thời điểm năm 1996 có khoảng 2000 thuyền nhân sinh sống trong trại tị nạn này. Trước đó khoảng một tháng có một phái đoàn cả chục đồng tu và bà Vô Thượng Sư Thanh Hải đã đến trước cổng trại tị nạn này ngồi thiền và yêu cầu ban giám đốc trại cho vào bên trong tiếp tế gạo và các thực phẩm cứu trợ cho người tị nạn. Thời điểm này diễn ra vào lúc cơ quan tịn nạn Liên hiệp quốc bắt đầu cắt giảm ngân sách và ép thuyền nhân trở về lại Việt Nam. Sơ Pascal Lê Thị Tríu, Giám đốc trại đồng ý cho phái đoàn bà Vô Thượng Sư Thanh Hải vào tiếp tế. Thuyền nhân trong trại cảm kích bà Thanh Hải nên tự động lập nên một ngôi nhà tranh Thiền đường để tu tập thiền và ăn chay. Bổn báo phóng viên Văn Hóa đã đi thực hiện cuộc phóng sự thuyền nhân và "Làng Việt Nam" ở Palawan và đã viết nhiều bài trên báo Người Việt.         


image046

Bên ngoài trại tị nạn có quảng cáo các hàng quán ăn và cà phê.


image048

Bổn báo Văn Hóa đang ghi lại hình ảnh buổi lễ động thổ khởi công xây cất "Làng Việt Nam" tại Palawan diễn ra với đầy đủ nghi thức cổ truyền văn hóa Việt. Trên người bổn báo đang đeo máy quay phim; bộ phim gốc này sau đó theo lời yêu cầu của nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan và ca sĩ Khánh Ly sử dụng để làm CD hát cho thuyền nhân - bổn báo đã cho mượn ...


image050

Một bà Sơ người Philippines dòng tu Bác Ái làm công việc xã gội giúp cho các thuyền nhân trong trại tịn nan Palawan.


image052

Một bà Sơ người Việt Nam dòng tu Bác Ái làm công việc xã gội giúp cho các thuyền nhân trong trại tịn nan Palawan.


image054
Sơ bề trên Pascal Lệ Thị Tríu, Giám đốc trại tịn nạn Palawan. Khoảng 2000 thuyền nhân sinh sống trong trại năm 1995.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18181)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15710)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16245)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16255)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17497)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21427)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14857)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13544)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20496)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16639)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13074)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13549)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14079)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14636)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15249)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 17012)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14568)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)