TT Duterte "chia tay" với Mỹ sau 65 năm / Liệu ông có cho TQ thuê đảo 50, 70, 100 năm không?

20 Tháng Mười 20168:05 CH(Xem: 13032)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  21  OCT  2016


TT Duterte "chia tay" với Mỹ sau 65 năm / Liệu ông có cho TQ thuê đảo 50, 70, 100 năm không?


Tổng thống Philippines tuyên bố “chia tay” Hoa Kỳ



image005

Philippines chuyển hướng ngoại giao, dựa vào Trung Quốc.Reuters


“Tôi thông báo chia tay với Hoa Kỳ”. Với tuyên bố này tại Bắc Kinh ngày 20/10/2016, tổng thống Philipines như vậy đã chính thức chuyển hướng ngoại giao về phía Trung Quốc, không còn dựa vào đồng minh truyền thống Hoa Kỳ.


Dẫn đầu một phái đoàn doanh nghiệp gồm 400 người, ông Duterte đã tuyên bố như trên nhân một diễn đàn kinh tế, diễn ra sau cuộc hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình. Thông báo của tổng thống Philippines “chia tay” với Hoa Kỳ đã được cử tọa tại diễn đàn này vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.


Hôm qua, 19/10/2016, khi phát biểu trước cộng đồng người Philippines ở Bắc Kinh, ông Duterte đã cho rằng Philippines cho tới nay đã không hưởng được gì nhiều từ liên minh với Mỹ và theo ông đã đến lúc nói lời từ giã Washington. Tổng thống Philippines còn tuyên bố sẽ không đặt chân đến Hoa Kỳ, trước khi một lần nữa dùng một từ miệt thị để gọi tổng thống Barack Obama.


Bị Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu và Liên Hiệp Quốc chỉ trích nặng nề về chiến dịch bài trừ ma túy do ông phát động, khiến hơn 3.700 người chết, tổng thống Duterte nay trông chờ vào sự yểm trợ của Trung Quốc.


Đáp lại việc ông Duterte tạm gác tranh chấp Biển Đông sang một bên, chủ tịch Tập Cận Bình loan báo Trung Quốc sẽ tích cực tham gia” vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng : đường sắt, xa lộ, hải cảng cho Philippines, những công trình tối cần thiết cho sự phát triển của quốc gia quần đảo này. Ông Tập Cận Bình còn cam kết sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào Philippines và khuyến khích dân Trung Quốc đi du lịch đến nước này./ (theoThanh Phương 20-10-2016)


TT Philippines tuyên bố ‘ly khai’ với Mỹ

image007

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, 20/10/2016.


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte loan báo nước ông ‘ly khai’ với Hoa Kỳ, một đồng minh quan trọng có quan hệ quốc phòng mật thiết với Philippines.


Ông Duterte đưa ra tuyên bố đó hôm nay, thứ Năm 20/10, trong chuyến công du chính thức sang Trung Quốc, một chuyến thăm mà Hoa Kỳ đang theo dõi sát để tìm các dấu hiệu về những cải thiện quan hệ giữa hai nước.


Phát biểu tại Bắc Kinh bên cạnh Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ, Tổng thống Duterte nói:


“Tôi loan báo sẽ ly khai khỏi Hoa Kỳ. Nước Mỹ đã thua. Tôi đổi lập trường để đi theo ý thức hệ của quý vị, và có thể tôi cũng sẽ sang Nga để thảo luận với Tổng thống Vladimir Putin, và nói với ông rằng bây giờ có 3 nước chúng ta trên thế giới: Trung Quốc, Philippines và Nga.”


Ông Duterte nói thêm: “Đó là cách duy nhất.”


Trong chuyến công du chính thức 4 ngày, Tổng thống Philippines cũng đã gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Ông Duterte ký 13 thoả thuận hợp tác với Trung Quốc, bao gồm các lĩnh vực văn hoá, kinh tế, du lịch, thương mại, chống ma tuý và thoả thuận liên quan tới các vấn đề hàng hải.


Hai nước còn đồng ý thiết lập một uỷ ban hỗn hợp giữa hai lực lượng tuần duyên, một diễn biến vô cùng quan trọng bởi vì thoả thuận này sẽ tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận về các cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, một vấn đề mà hai bên đã đồng ý sẽ tiếp tục thảo luận trong những ngày tháng tới.


Chuyên công du chính thức của ông Duterte sang thăm Trung Quốc được coi là một sự đảo ngược có ý nghĩa quan trọng trong các quan hệ Philippines-Trung Quốc.


Ông Duterte trước đó đã tìm cách củng cố các quan hệ với Trung Quốc, trong khi cá nhân ông tìm cách tách xa Hoa Kỳ, từ khi ông lên nhậm chức vào tháng 5 vừa qua./ (theo VOA20.10.2016)

13 Tháng Tư 2016(Xem: 15486)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18182)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15710)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16247)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16261)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17499)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21429)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14861)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13544)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20496)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16639)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13079)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13553)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14081)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14637)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15251)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 17024)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".