Iran thề trả thù Mỹ; TT Trump: "Sẽ tấn công Iran mạnh tay hơn bao giờ hết"

05 Tháng Giêng 20208:07 SA(Xem: 8078)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 06 JAN 2020


Iran thề trả thù Mỹ; TT Trump: "Sẽ tấn công Iran mạnh tay hơn bao giờ hết"


Bagdad tổ chức lễ tang tướng Iran Soleimani, Teheran dọa trả thù Mỹ


04/01/2020


image001

Người dân Irak dự đám tang tướng Iran Qassem Soleimani và chỉ huy dân quân cấp cao Irak Abu Mahdi al-Muhandis, thiệt mạng trong cuộc không kích của Mỹ tại sân bay Bagdad. Ảnh chụp ngày 04/01/2020. REUTERS/Thaier al-Sudani


Trọng Nghĩa


Ngày 04/01/2020, chính quyền Irak đã tổ chức tang lễ cho viên tướng Iran Qassem Soleimani vừa bị thiệt mạng trong một vụ không kích của Quân Đội Mỹ ngày 03/01, gần sân bay Bagdad. Một đám đông hàng ngàn người đã tuần hành theo xe tang tại thủ đô Irak, hô vang những khẩu hiệu đòi tiêu diệt nước Mỹ.


Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, những người để tang, đa số trong quân phục dã chiến màu đen, mang theo cờ Irak cũng như cờ của các lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn và rất trung thành với tướng Soleimani. Những người này cũng để tang ông Abu Mahdi al-Muhandis, một chỉ huy dân quân cấp cao của Irak đã thiệt mạng trong cùng cuộc tấn công của Mỹ.


Tham gia lễ tang có hầu hết các lãnh đạo quan trọng tại Irak, từ thủ tướng từ nhiệm Adel Abdul-Mahdi, cựu thủ tướng Nouri al-Maliki, lãnh tụ phe nghị sĩ thân Iran tại Nghị Viện Irak Hadi al-Ameri, và lãnh đạo nhiều nhóm theo hệ phái Hồi Giáo Shia thân Iran. Thậm chí, một phiên họp của Quốc Hội Irak cũng bị dời qua Chủ Nhật 05/01 để các dân biểu có thể đi dự tang lễ viên tướng Iran.


Sau nghi thức tại thủ đô Irak, chiều tối 04/01, quan tài của tướng Soleimani sẽ được đưa về Iran, nơi chính quyền đã quyết định ba ngày quốc tang. Lễ tang sẽ kết thúc vào thứ Ba 07/01 tại thành phố Kerman, quê hương của nhân vật này ở miền trung Iran.


Iran dọa Mỹ sẽ phải trả nợ máu


Tại Iran, phản ứng giận dữ sau khi viên tướng đầy uy tín của họ bị Mỹ tiêu diệt vẫn không ngừng gia tăng, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến toàn diện. Các lãnh đạo Iran đã đồng thanh lên tiếng khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ phải trả nợ máu.


Thông tín viên RFI Siavosh Ghazi từ Teheran tường trình:


“Hoa Kỳ đã có hành động quân sự chống lại Iran và phản ứng của chúng tôi chắc chắn sẽ là quân sự”. Ông Majid Takhte Ravanchi, đại sứ Iran tại Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định như trên. Tuy nhiên, nhân vật này không nói rõ là phản ứng cụ thể là gì.


Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tối Cao, tập hợp các lãnh đạo chính trị và quân sự hàng đầu của Iran, đã ra một tuyên bố cho biết rằng phản ứng của Iran sẽ là một phản ứng gay gắt và Washington sẽ phải gánh chịu hậu quả về hành động của mình.


Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, lãnh đạo ngành ngoại giao Iran nói rằng lãnh tụ tối cao Iran, giáo chủ Ali Khamenei, vốn đã gợi lên một sự trả thù khủng khiếp nhắm vào Mỹ, là người không bao giờ đưa ra một lời đe dọa vu vơ.


Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif nói nguyên văn như sau : “Khi Ayatollah Khamenei nói rằng phản ứng sẽ rất khủng khiếp thì thực tế sẽ rất khủng khiếp”.


Lãnh đạo số hai của lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran đã khẳng định rằng tướng Qassem Soleimani đã bị giết trong một cuộc tấn công của Mỹ khi ông từ Syria qua Irak theo lời mời của chính quyền Bagdad để thảo luận với các quan chức Irak.


Iran chuẩn bị tổ chức tang lễ trọng thể cho tướng Soleimani, vào ngày 05/01 tại thành phố thánh Machhad, sau đó là lễ chính thức vào thứ Hai 06/01 tại Teheran với sự hiện diện của lãnh tụ Hồi Giáo Tối Cao Iran và các nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước”.

image002

Bản quyền hình ảnh SOPA Images/Getty Images Image caption Hàng ngàn người Iran đổ xuống đường than khóc cái chết của Tướng Qasem Soleimani.


+++++++++++++++++++++++++++++


Các kịch bản báo thù của Iran sau khi tướng Soleimani bị Mỹ ám sát


04/01/2020


TTO - Iran sẽ không tổ chức tấn công hàng loạt ngay lập tức. Có thể sẽ xảy ra các vụ quấy rối trên eo biển Hormuz. Đáng lo ngại là các lực lượng bán quân sự dòng Shiite ủng hộ Iran ở Syria, Lebanon và Iraq.


image003

Các tay súng lực lượng Hachd al-Chaabi tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad (Iraq) hôm 31-12-2019 - Ảnh: AFP


Nhận định về sự kiện quân đội Mỹ tiêu diệt tướng Qasem Soleimani - tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds (Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran) hôm 3-1-2020, tiến sĩ Pascal Boniface - giám đốc Viện Quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS) - tóm tắt trong một câu:


"Tiêu diệt nhân vật số hai của chế độ Iran trên lãnh thổ Iraq chỉ có thể được hai nước này xem như hành động chiến tranh. Ông Trump không phải là người ra trận nhưng ông ấy vừa phát động chiến tranh mà không tham vấn các đồng minh".


Khuấy động nhưng không tấn công


Tiến sĩ Didier Billion - phó giám đốc IRIS - đánh giá: "Dĩ nhiên người Iran sẽ không im lặng với những gì họ đánh giá là vụ tấn công nghiêm trọng nhất đối với Iran trong nhiều năm qua". Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã tuyên bố sẽ "trả thù tàn khốc" cho tướng Soleimani.


Tuy nhiên, chuyên gia về Trung Đông này giải thích: "Điều đó không có nghĩa là họ sẽ trả đũa ngay lập tức bằng cách tổ chức các vụ tấn công hàng loạt. Đó hoàn toàn không phải cách Iran sẽ phản ứng".


Ông nhận định trong thời gian đầu, các nhà lãnh đạo Iran sẽ chứng tỏ họ là những người biết giữ bình tĩnh, sau đó hành động trả đũa mới xảy ra.


Ông dự báo tấn công các căn cứ của Mỹ trong khu vực không thể là phản ứng trả đũa của Iran nhưng "rõ ràng các căn cứ Mỹ chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu theo cách này hoặc cách khác".


Iran cũng có thể sẽ hành động theo cách quấy rối các lợi ích của Mỹ trong khu vực, ví dụ như khuấy động trên eo biển Hormuz. Chuyện đi lại của các tàu chở dầu siêu hạng có thể sẽ gặp khó khăn, hoặc sẽ xảy ra một số vụ cướp quyền điều khiển tàu buôn.


image004

Các vụ quấy rối trên eo biển Hormuz có thể sẽ xảy ra - Ảnh: REUTERS


Các đồng minh của Mỹ lãnh đủ


Iran vẫn luôn hăm dọa nếu Israel hoặc Mỹ tấn công Iran, các nước quân chủ vùng Vịnh đồng minh với Mỹ sẽ bị trả giá ngay lập tức.


Chính vì vậy, các đồng minh của Mỹ có thể phải gánh chịu hậu quả từ vụ Mỹ ám sát tướng Soleimani, đặc biệt là Saudi Arabia và Israel.


Có nhiều giả thuyết được nêu ra. Đầu tiên các cơ sở hóa dầu - động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực có thể sẽ trở thành mục tiêu. Kế đến là các cơ sở lọc nước mặn thành nước ngọt.


Theo tiến sĩ Didier Billion, vụ ám sát tướng Soleimani mới xảy ra nên rất khó dự đoán hành động trả đũa của Iran, tuy nhiên "chắc chắn từ nay về sau chúng ta sẽ chứng kiến hàng loạt các vụ xung đột và căng thẳng mới ở Trung Đông" với hậu quả "sẽ lan rộng và cực kỳ tiêu cực đối với các nước trong khu vực".


Các lực lượng dân quân Hồi giáo nhất trí sẽ trả thù


Kênh truyền hình Euronews (Pháp) ghi nhận tướng Soleimani là người đã xây dựng các lực lượng bán quân sự dòng Shiite ủng hộ Iran chiến đấu ở Syria, Lebanon và Iraq. Các lực lượng này rất sùng bái tướng Soleimani nên tất cả đều nhất trí sẽ trả thù.


Tại Iraq, chỉ huy lực lượng Hachd al-Chaabi đã thúc giục lực lượng "đánh đuổi quân đội nước ngoài ra khỏi Iraq". Hay nói cách khác, mục tiêu chính là 5.000 lính Mỹ đồn trú tại Iraq.


Tại Lebanon, Hassan Nasrallah - thủ lĩnh tổ chức Hezbollah - đã cam kết "trừng phạt thích đáng bọn tội phạm giết người".


Nasrallah cho rằng Israel có "dính máu ăn phần" trong vụ ám sát tướng Soleimani vì Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã nhanh nhảu hoan nghênh quyết định tiêu diệt tướng Soleimani của Tổng thống Donald Trump.


Hiện tại, các tác nhân thù địch trong khu vực đang quan sát lẫn nhau. Bất kỳ can thiệp vũ trang nào dù nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến tình hình leo thang. HOÀNG DUY LONG


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Tướng Iran bị giết bởi sát thủ ‘lửa địa ngục’ nâng cấp


Trung Hiếu


ZING - 19:09 04/01/2020


Tướng Qassem Soleimani đã bị giết bởi tên lửa R9X Hellfire mang đầu đạn động năng phóng từ máy bay không người lái MQ-9 Reaper.


Kênh truyền hình Al-Ahad của Iraq đã công bố đoạn video quay từ camera giám sát lắp gần sân bay quốc tế Baghdad, cho thấy các tên lửa phóng từ máy bay không người lái MQ-9 Reaper đã bắn trúng chiếc xe chở tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng Quds tinh nhuệ, Vệ binh Cách mạng Iran.


Chiếc xe không nhìn thấy trong đoạn video vì nó nằm phía sau bức tường, nhưng vụ nổ lớn nhấn chìm chiếc xe là kết quả của vụ không kích.


Loại tên lửa mà Không quân Mỹ đã sử dụng là Hellfire R9X “Ninja”, còn được gọi với biệt danh “lửa địa ngục”. Loại tên lửa này được nâng cấp hệ thống cảm biến cho phép tấn công mục tiêu với xác suất gần như 100%.


image005

Tên lửa R9X với đầu đạn động học có thể tiêu diệt mục tiêu với xác suất gần như 100%. Ảnh: Sputnik.


Điểm mới của loại tên lửa này là nó được trang bị đầu đạn động học không chứa thuốc nổ để giảm thiểu thiệt hại cho môi trường xung quanh. Bên trong đầu đạn chứa 6 lưỡi kiếm sẽ bật ra để xuyên qua mục tiêu và phá hủy nó bằng động năng của vụ va chạm tốc độ cao.


Theo Sputnik, Hellfire R9X được triển khai bí mật từ năm 2017. Sự tồn tại của nó được tiết lộ vào năm 2019. Nó từng được sử dụng trong nhiều vụ tấn công bí mật.


New York Times cho biết máy bay không người lái MQ-9 Reaper có khả năng hoạt động rất im lặng với tốc độ 370 km/h và có thể mang theo 4 tên lửa Hellfire R9X.


Chiếc máy bay không người lái được mệnh danh “thợ săn sát thủ” được báo cáo bởi trụ sở Bộ tư lệnh trung tâm Mỹ tại Qatar.


image006

Tổng thống Trump chiều 3/1/2020 (giờ Mỹ) nói cuộc không kích là nhằm “ngăn một cuộc chiến tranh, chứ không phải để phát động chiến tranh”. Ảnh: AP.


Bóng ở phần sân Iran


Ngoại trưởng Mike Pompeo có vài cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong những tuần qua, cho thấy Israel có thể không ngạc nhiên về vụ tấn công.


Đến sáng 3/1, ông Pompeo đã gọi điện cho người đồng cấp ở các thủ đô, bao gồm Moscow và Bắc Kinh, để nhấn mạnh rằng vụ không kích là “hành động tự vệ”, và Mỹ hy vọng căng thẳng giảm đi.


Phía Iran đã cảnh báo phản ứng mạnh mẽ, và quốc hội Iraq đã bỏ phiếu cấm lính Mỹ quay lại Iraq, bất chấp việc Mỹ đã lên kế hoạch cử lực lượng trở lại khu vực.


Các nhà ngoại giao châu Âu đã có những cuộc điện đàm đầy lo lắng, cảnh báo về nguy cơ xung đột ở khu vực.


Tổng thống Trump cuối cùng đã lên tiếng, giải thích quyết định của mình qua một loạt tweet. “Ông ta lẽ ra phải bị tiêu diệt từ nhiều năm rồi”, ông viết.


Khi được hỏi liệu Mỹ có chiến lược cho việc đối phó với phản ứng của Iran, một quan chức quốc phòng Mỹ nói: “Tôi cũng chỉ đang đoán như anh thôi. Bóng đang ở bên sân Iran. Chúng ta đang đợi xem họ đáp trả như thế nào”.


++++++++++++++++++++++++++++++


Tổng thống Trump cảnh báo Mỹ sẽ tấn công Iran ‘mạnh tay hơn bao giờ hết’


image007


Phúc Duy


05/01/2020 Thanh Niên Online


Tổng thống Donald Trump cảnh báo Mỹ sẽ tấn công Iran mạnh tay hơn bao giờ hết nếu Tehran trả đũa vụ ông ra lệnh không kích giết chết vị tướng hàng đầu của Iran ở Iraq.


image008

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong sự kiện vận động tranh cử tại thành phố Miami, bang Florida ngày 3.1. AFP


"Nếu Iran muốn tấn công một lần nữa, tôi khuyên họ đừng nên làm điều đó bởi vì Mỹ sẽ tấn công Iran mạnh tay hơn bao giờ hết!”, Tổng thống Trump viết trên Twitter tối 4.1 (giờ địa phương). Ông Trump đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ "không ngần ngại" sử dụng "những loại vũ khí hoàn toàn mới” nếu Iran trả thù.


Trước đó cùng ngày, chủ nhân Nhà Trắng cảnh báo Mỹ đang nhắm vào mục tiêu 52 mục tiêu ở Iran và sẽ tấn công "rất nhanh và mạnh mẽ" nếu nước cộng hòa Hồi giáo này tấn công người Mỹ, theo AFP. Tổng thống Trump cho biết con số 52 địa điểm đại diện cho số lượng người Mỹ bị bắt làm con tin tại đại sứ quán Mỹ ở Tehran trong hơn một năm bắt đầu từ cuối năm 1979.


Ông Trump nói thêm một số địa điểm đóng vai trò rất quan trọng đối với Iran và văn hóa nước Cộng hòa Hồi giáo, đồng thời nhấn mạnh các mục tiêu sẽ bị tấn công “rất nhanh chóng và mạnh mẽ”. “Mỹ không muốn có thêm bất kỳ mối đe dọa nào nữa!", chủ nhân Nhà Trắng viết trên Twitter.


image009

Hàng trăm người biểu tình cầm biểu ngữ 'Không chiến tranh với Iran' tập trung trước Nhà Trắng tại thủ đô Washington D.C. AFP


Các bình luận được đưa ra sau khi Iran và các lực lượng được Tehran hậu thuẫn đe dọa tấn công lực lượng quân sự Mỹ ở Iraq nhằm đáp trả vụ quân đội Mỹ không kích giết chết chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran, thiếu tướng Qassem Soleimani ở sân bay quốc tế Baghdad, Iraq ngày 3.1.


Vụ không kích dấy lên mối lo ngại xung đột bùng phát và lan rộng khắp Trung Đông. Trong vụ trả đũa đầu tiên, hai quả đạn súng cối đã đánh trúng một khu vực gần đại sứ quán Mỹ ở Baghdad ngày 4.1, AFP dẫn lời các nguồn tin an ninh tiết lộ.


Cùng lúc, hai tên lửa đã phóng vào căn cứ không quân Balad ở Iraq, nơi lính Mỹ đồn trú, các nguồn tin cho biết thêm. Quân đội Iraq và Mỹ xác nhận thông tin có các cuộc tấn công bằng tên lửa ở thủ đô Baghdad và thành phố Balad, nhưng không có thương vong.


Làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh đã bùng nổ tại thủ đô Washington D.C cùng một số thành phố khác của Mỹ trong ngày 4.12. Các nhóm biểu tình phản đối chiến tranh và việc Tổng thống Trump ra lệnh tấn công giết chết thiếu tướng Soleimani.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18176)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15708)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16238)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16250)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17493)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21405)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14845)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13539)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20490)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16632)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13066)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13547)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14075)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14634)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15242)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16999)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14561)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)