ASEAN và Bắc Kinh trên Biển Đông

25 Tháng Mười Một 20187:18 CH(Xem: 6758)

VĂN HÓA ONLINE - NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 26 NOV 2018


ASEAN và Bắc Kinh trên Biển Đông


image006

Phó tổng thống Mike Pency đang trao đổi với Cố vấn An ninh Hoa Kỳ John Bolton, Tổng thống Putin ngồi kế bên trong hội nghị ASEAN + ở Singapore hôm 12/11/2018. Reuters


Gregory B. Poling (Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải AMTI - thuộc CSIS, Mỹ)


25/11/2018 Thanh Niên


Liên quan việc Trung Quốc và Philippines tuần qua tuyên bố thỏa thuận hợp tác phát triển dầu khí trên Biển Đông, thông tin chi tiết của bản ghi nhớ cuối cùng đạt được giữa hai bên vẫn chưa được công bố đầy đủ.


image007

Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Rodrigo Duterte tại Manila ngày 20.11. Reuters


Tuy nhiên, dự thảo do phía Bắc Kinh đưa ra trước đó cho thấy thỏa thuận mang tính chính trị nhiều hơn là thực chất. Cụ thể, để công ty Trung Quốc và đối tác Philippines tiến hành đàm phán hợp tác về dầu khí, thì phải bộ ngoại giao của 2 nước xem xét đối với từng dự án cụ thể. Và việc đồng ý hợp tác chỉ nhằm thăm dò, chứ chưa tiến đến khai thác. Chính vì thế, dù vẫn còn nhiều bước để có thể hợp tác khai thác, nhưng cách lãnh đạo hai nước công bố thỏa thuận dường như nhằm truyền đi thông điệp về bước tiến mới trong quan hệ song phương.


Trong khi đó, đối với vấn đề Biển Đông, ASEAN - mà Philippines là một thành viên - những năm qua vẫn chưa thể hiện một cách thuyết phục về khả năng đạt được sự đồng thuận cao, nhằm tạo ra vị thế vững chắc trước Bắc Kinh. Trung Quốc cũng từng ám chỉ rằng phải mất thêm 3 năm để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với các thành viên ASEAN.


Trung Quốc chẳng mấy vội vàng về COC, vì không muốn thỏa thuận điều gì có thể hạn chế các hành động của nước này ở Biển Đông. Còn trong thực tế, Bắc Kinh lại liên tục đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, quân sự hóa các thực thể mà họ đang chiếm giữ trên Biển Đông.