Vì sao chiến thắng của Taliban tại Kabul được so với sự kiện Sài Gòn thất thủ?

17 Tháng Tám 20218:15 SA(Xem: 5086)

VĂN HÓA ONLINE – TỪ CALIFORNIA - THỨ BA 17 AUGUST 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


image008Ảnh trên: Trực thăng Chinook Mỹ bay đến tòa Đại sứ Mỹ ở thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 15/8/2021 bốc nhân viên Mỹ di tản. Ảnh: AP. Ảnh dưới: Trực thăng UH-1B bay đến nóc tòa Đại sứ Mỹ ở thủ đô Saigon ngày 30/4/1975 bốc nhân viên Mỹ và người Việt cộng tác di tản.


Vì sao chiến thắng của Taliban tại Kabul được so với sự kiện Sài Gòn thất thủ?


BBC 17/8/2021


image009Nguồn hình ảnh, AFP. Hình ảnh chiếc trực thăng đang hạ cánh trên nóc đại sứ quán Mỹ ở Kabul


Khi Mỹ tiếp tục rút quân khỏi thủ đô Afghanistan, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh chiếc trực thăng sơ tán người khỏi đại sứ quán Mỹ ở Kabul.


Đó là một hình ảnh quen thuộc đối với một số người.


Quay trở lại năm 1975, nhiếp ảnh gia Hulbert van Es đã chụp được một bức ảnh mang tính biểu tượng về những người xô đẩy nhau để lên một chiếc trực thăng đỗ trên một sân thượng ở Sài Gòn, khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.


Các nhà phân tích và các nhà lập pháp Hoa Kỳ - cả Đảng Cộng hòa và Dân chủ - đã so sánh cái gọi là sự sụp đổ của Sài Gòn với việc Taliban tiếp quản Kabul.


Sài Gòn thất thủ


Chiến tranh Việt Nam là một cuộc xung đột giữa chính phủ cộng sản Bắc Việt Nam với Nam Việt Nam và đồng minh của chính quyền Nam Việt Nam là Hoa Kỳ.


Cuộc xung đột này kéo dài gần 20 năm - gây tốn kém cho Hoa Kỳ, và gây chia rẽ cực độ trong lòng nước Mỹ.


Cụm từ "sự thất thủ của Sài Gòn" ám chỉ việc lực lượng cộng sản của Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng đánh chiếm Sài Gòn, thủ đô của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.


Sài Gòn bị Việt Cộng chiếm vào ngày 30/4/1975.

image010

Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh,


Trong bức ảnh mang tính biểu tượng năm 1975, dòng người tiến lên một trực thăng trên nóc một tòa nhà ở Sài Gòn


Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, miền Bắc được Liên Xô và các đồng minh cộng sản khác hỗ trợ, trong khi miền Nam được hỗ trợ bởi các lực lượng phương Tây - bao gồm hàng trăm nghìn quân Mỹ.


Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1973, hai năm sau nước này tuyên bố đầu hàng sau khi quân miền Bắc chiếm Sài Gòn - sau này đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên cố lãnh đạo miền Bắc Việt Nam.


Giống như Kabul, Sài Gòn thất thủ nhanh hơn nhiều so với dự kiến của Mỹ.


Hoa Kỳ phản ứng bằng cách bỏ đại sứ quán của mình ở Sài Gòn và di tản hơn 7.000 công dân Mỹ, người Nam Việt Nam và các công dân nước ngoài khác bằng trực thăng - một cuộc tháo chạy được gọi là Chiến dịch Gió lốc.


Có công bằng khi so sánh với Kabul?


Vào giai đoạn cuối, chiến tranh Việt Nam ngày càng không được ủng hộ ở Hoa Kỳ và nó đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ và thiệt hại hàng tỷ đôla.


Đối với một số người, sự thất thủ của Sài Gòn là một đòn giáng mạnh vào vị thế của Mỹ trên trường thế giới.


Chụp lại video,


Dân Afghanistan hoảng loạn bỏ chạy bất chấp hứa hẹn của 'đầy tớ' Taliban


Trong nhiều thập kỷ kể từ đó, thuật ngữ Hội chứng Việt Nam đã xuất hiện - biểu thị sự miễn cưỡng của cử tri Mỹ trong việc cam kết sức mạnh quân sự ở nước ngoài.


Nhiều nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã vạch ra sự tương đồng giữa Sài Gòn và Kabul.


"Đây là Sài Gòn của Joe Biden," Elise Stefanik, chủ tịch Hội nghị Hạ viện của Đảng Cộng hòa đã tweet. "Một thất bại thảm hại trên đấu trường quốc tế sẽ không bao giờ bị quên lãng."


Tháng trước, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đã bác bỏ sự so sánh này.


"Tôi không thấy điều đó đang diễn ra," Tướng Milley nói với các phóng viên. "Tôi có thể sai, ai mà biết được, bạn không thể đoán trước được tương lai, nhưng ... Taliban không phải là quân đội Bắc Việt Nam. Đó không phải là tình thế như vậy."


Đặt sang một bên chủ nghĩa tượng trưng, có sự khác biệt lớn giữa hai điều này.


Sự thất thủ của Sài Gòn diễn ra hai năm sau khi lực lượng Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. Trong khi đó, cuộc di tản của Mỹ khỏi Kabul đang diễn ra trong khi Mỹ chuẩn bị rời Afghanistan.


Nhưng trong khi sự thất bại về chính trị đối với Tổng thống Gerald Ford bị giới hạn vào năm 1975, không rõ Tổng thống Biden sẽ cảm nhận được ảnh hưởng nào, dù cuộc chiến này không được người dân Mỹ ưa chuộng.


Christopher Phelps, phó giáo sư về Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Nottingham, cho biết: "Tôi không nghi ngờ gì rằng nó sẽ làm tổn thương Biden. Việc này sẽ được coi là một mất mát, và có thể là một sự ô nhục - khi ông ấy thực sự là người ra quyết định, dù công bằng hay không."
28 Tháng Tư 2021(Xem: 5899)