ABC News phỏng vấn TT Joe Biden

19 Tháng Tám 202110:01 SA(Xem: 5184)

VĂN HÓA ONLINE – TỪ CALIFORNIA - THỨ NĂM 19 AUGUST 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


ABC News phỏng vấn TT Joe Biden


Quân Mỹ sẽ ở lại cho đến khi tất cả công dân được đưa ra khỏi Afghanistan 


August 18, 2021


image016Nhà báo George Stephanopoulos của ABC News đang phỏng vấn Tt Joe Biden.


(ABC News) – Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với ký giả ABC News George Stephanopoulos, Tổng thống Joe Biden cho hay, Hoa Kỳ cam kết sẽ đưa tất cả mọi công dân Mỹ ra khỏi Afghanistan, thậm chí ngay cả khi phải kéo dài thời hạn rút toàn bộ quân vào ngày 31 tháng 8, 2021. 


“Chúng ta hiện nay có khoảng 10 đến 15.000 người Mỹ ở quốc gia, có phải không? Và ông cam kết bảo đảm rằng, binh sĩ Mỹ sẽ ở lại cho đến khi mọi người Mỹ muốn rời Afghanistan được đưa đi phải không?” Stephanopoulos hỏi Biden. 


“Đúng vậy!” Tổng thống đáp. 


Tổng thống tỏ ra thận trọng vì trọng tâm của ông hiện nay là hoàn thành sứ mạng trên vào ngày 31 tháng 8, nhưng khi bị Stephanopoulos chất vấn, ông thừa nhận sứ mạng có thể kéo dài lâu hơn. 


“Như vậy, đồng bào Mỹ nên hiểu rằng, binh sĩ có thể có mặt ở đó sau ngày 31 tháng 8 phải không?” Stephanopoulos hỏi. 


“Không,” Biden đáp. “Đồng bào Mỹ nên hiểu, chúng tôi sẽ tìm mọi cách để hoàn tất trước ngày 31 tháng 8.” 


“Nhưng nếu như chúng ta không làm xong thì binh sĩ sẽ ở lại …” ký giả nói tiếp. 


“Nếu, nếu chúng ta không,” Biden cắt ngang. “Vào lúc đó, chúng ta sẽ xác định ai là người bị bỏ lại.”


“Và?” Stephanopoulos hỏi. 


“Và nếu anh là lực lượng Mỹ – nếu có công dân Mỹ bị bỏ lại, chúng ta sẽ ở lại để đưa tất cả họ đi,” Biden nói. 


Biden cho ABC News hay, ngoài 10.000 đến 15.000 công dân Mỹ cần phải được di tản, có khoảng 50.000 đến 65.000 người Afghanistan và thân nhân của họ mà phía Mỹ muốn đưa đi.


“Cam kết đưa tất cả mọi người đi, trên thực tế, chúng tôi có thể đưa đi, và mọi người nên xuất hiện. Và đó là mục tiêu. Đó là những gì chúng tôi đang làm hiện nay. Đó là con đường chúng tôi đang đi. Và tôi nghĩ, chúng tôi sẽ đi đến cuối,” Biden nói. 


Nhưng để làm được điều đó trước cuối tháng này, theo Tổng thống, công tác di tản hiện nay phải nhanh hơn nữa.


“Nó phụ thuộc vào chúng ta đang ở đâu, và liệu chúng ta có thể đạt được những con số từ 5 đến 5 -7000 người được đưa đi mỗi ngày. Nếu như vậy thì tất cả mọi người đều sẽ được đưa ra khỏi quốc gia,’ Tổng thống nói. 


Chính phủ Biden hứng bão lửa chỉ trích khi tình trạng hỗn loạn diễn ra ở Afghanistan ngay sau khi quyền kiểm soát quốc gia nhanh chóng rơi vào tay Taliban, trong khi hạn chót rút quân cuối cùng của Mỹ đang tới gần. 


Chính phủ thừa nhận, việc Taliban nhanh chóng giành quyền kiểm soát quốc gia diễn ra nhanh hơn họ dự tính, và vì vậy đã dẫn đến hỗn loạn tại phi trường Kabul. Vì Taliban tiếp tục ngăn chặn những người Afghanistan tuyệt vọng đã hỗ trợ Mỹ trong suốt cuộc chiến kéo dài 20 năm, nên số này bây giờ đang rất lo sợ bị trả thù. 


Hương Giang (Theo ABC News) 


https://www.baocalitoday.com/hoa-ky/quan-my-se-o-lai-cho-den-khi-tat-ca-cong-dan-duoc-dua-ra-khoi-afghanistan.html


image017Phụ nữ Afghanistan xuống đường ở thủ đô Kabul 19/8/2021. AFP


Khủng hoảng Afghanistan: Biden nói sẽ không có người Mỹ nào bị bỏ lại ở Kabul


BBC 19/8/2021

image018

Nguồn hình ảnh, EPA


Tổng thống Mỹ Joe Biden cho hay quân đội Mỹ có thể ở lại Afghanistan sau thời hạn rút quân mà ông đặt ra, vì các tay súng Taliban có vũ trang đã chặn những người di tản tuyệt vọng đến sân bay Kabul.


Ông Biden muốn quân đội Mỹ rút quân vào cuối tháng này, nhưng có tới 15.000 công dân Mỹ đang mắc kẹt ở Afghanistan.


Tổng thống Mỹ nói với ABC News rằng tình hình hỗn loạn ở Kabul là khó tránh khỏi.


Các chính phủ nước ngoài đang tăng cường các chuyến bay di tản công dân phương Tây và những người Afghanistan từng làm việc với họ.


Chụp lại video,


Có súng nổ tại biểu tình phản đối cờ Taliban


Khoảng 4.500 lính Mỹ đang kiểm soát tạm thời Sân bay Quốc tế Karzai ở thủ đô Afghanistan, nhưng các tay súng Taliban và các trạm kiểm soát đã tạo thành vòng vây.


Các công dân Hoa Kỳ nói với đối tác của BBC tại Hoa Kỳ, CBS News rằng họ không thể vào sân bay để thực hiện các chuyến bay sơ tán theo lịch trình.


Trong một cuộc họp báo trước đó vào hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã được hỏi liệu quân đội Mỹ có đủ khả năng giải cứu những người Mỹ mắc kẹt hay không.


"Chúng tôi không có khả năng ra ngoài để gom số lượng lớn người cần sơ tán," ông Lloyd Austin trả lời.


Tổng thống Biden nói với đài ABC rằng Mỹ sẽ ở lại để đưa tất cả người Mỹ ra khỏi Afghanistan, ngay cả khi điều đó có nghĩa là quá thời hạn rút hết quân vào 31/8.


"Nếu còn công dân Mỹ, chúng tôi sẽ ở lại để giải cứu giải tất cả," ông Biden nói.


Chụp lại video,


Dân Afghanistan hoảng loạn bỏ chạy bất chấp hứa hẹn của 'đầy tớ' Taliban


Tổng thống Mỹ cho biết từ 10.000 đến 15.000 người Mỹ cần được sơ tán, cùng với 50.000 đến 65.000 người Afghanistan là những cựu phiên dịch viên cho quân đội Mỹ.


Ngũ giác Đài nói với các phóng viên rằng 5.000 người đã được sơ tán khỏi Kabul và đặt mục tiêu mở rộng không vận lên 9.000 người mỗi ngày. Một quan chức phương Tây nói với hãng tin Reuters rằng những người được sơ tán cho đến nay là các nhà ngoại giao, nhân viên an ninh, nhân viên cứu trợ và người Afghanistan.


Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cho biết các quan chức Mỹ đã nói với Taliban rằng Washington mong họ cho phép tất cả công dân Mỹ, tất cả công dân nước thứ ba và tất cả những người Afghanistan muốn rời đi được rời đi, một cách an toàn và không bị quấy rối.


Được ABC hỏi liệu ông có thừa nhận bất kỳ sai lầm nào trong vụ rút quân hỗn loạn này hay không, ông Biden nói: "Không."


Ông nói thêm: "Ý tưởng rằng bằng cách nào đó rút quân mà không xảy ra hỗn loạn, tôi không biết điều đó xảy ra như thế nào."


Ông Biden cũng được hỏi về những hình ảnh lan truyền trong tuần này về cảnh người Afghanistan rơi từ một máy bay quân sự của Mỹ khi nó tăng độ cao trên bầu trời Kabul.


Tổng thống Mỹ thủ thế hơn, ông nói: "Đó là bốn ngày trước, năm ngày trước!"


Ông Biden cũng bị chỉ trích khi ông đưa ra đánh giá vào tháng trước rằng việc Taliban tiếp quản Afghanistan là "rất khó xảy ra".


Ông cho biết các báo cáo tình báo đã chỉ ra rằng một kịch bản như vậy có nhiều khả năng xảy ra vào cuối năm nay.


Người phỏng vấn George Stephanopoulos nói: "Ông đã không đặt ra mốc thời gian khi ông nói 'rất khó xảy ra'. Ông chỉ nói thẳng ra rằng 'rất khó có khả năng Taliban tiếp quản.'"


"Đúng vậy," ông Biden trả lời. Hồi tháng Tư, ông Biden cũng đảm bảo với người dân Mỹ rằng việc rút quân sẽ diễn ra an toàn và có trật tự.


Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, Tổng thống Mỹ một lần nữa đổ lỗi cho chính phủ Afghanistan và quân đội của họ về cuộc tấn công chớp nhoáng của Taliban.


Các nguồn tin tình báo nói với BBC rằng ông Biden đã hiểu rõ những rủi ro khi rút quân, nhưng ông vẫn cương quyết rút quân trong năm nay.


Paul Pillar, một cựu sĩ quan CIA hiện đang làm việc tại Đại học Georgetown nói rằng, cuối cùng, ông Biden đã "hành động như một nhà phân tích chính của mình".


Ông Pillar nói: "Taliban cuối cùng đã thắng thế. Nhưng tốc độ hoặc tiến độ, hoặc khi nào việc đó sẽ xảy ra, về cơ bản là không thể đoán trước."


"Đây có phải là một thất bại tình báo không? Tôi đoán có lẽ là không," ông nói thêm.


Hôm thứ Tư, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đình chỉ quyền tiếp cận của Afghanistan với 440 triệu đô la trong ngân sách dự trữ tiền tệ - một động thái được Bộ Tài chính Mỹ thúc đẩy để ngăn chặn quỹ rơi vào tay Taliban.


Tổng thống Afghanistan bị phế truất Ashraf Ghani, người đã chạy khỏi Afghanistan khi lực lượng Taliban tràn vào Kabul hôm Chủ nhật, nói rằng ông chỉ làm theo lời khuyên của các quan chức chính phủ.


Trong một video được phát trực tuyến trên Facebook, ông Ghani - hiện đang sống lưu vong ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - bác bỏ tuyên bố của Nga rằng ông tháo chạy trong một chiếc trực thăng chở đầy tiền.


Ít nhất một người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống Taliban hôm thứ Tư ở Jalalabad, cách thủ đô Kabul khoảng 150 km về phía đông.


Các chiến binh Taliban được cho là đã tấn công những người biểu tình đang cố gắng hạ lá cờ của họ và thay bằng quốc kỳ Afghanistan.


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Ông Joe Biden từng ngăn cản người tị nạn Việt Nam đến Mỹ năm 1975


TRITHUCVN/ Washington Examiner


Ông Joe Biden, ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ năm 2020 và hiện là người ủng hộ nhập cư quy mô lớn, đã từng cố gắng ngăn chặn việc sơ tán hàng vạn người tị nạn miền Nam Việt Nam đến Mỹ trong những năm 75 của thế kỷ trước.

image019

Với tư cách là một Thượng Nghị sĩ khi đó, ông Joe Biden đã kiên quyết rằng Mỹ “không có nghĩa vụ, đạo đức hay điều gì khác để phải sơ tán các công dân nước ngoài,” theo tờ Washington Examiner.


Gần 30 năm sau, quan điểm này dường như đã thay đổi khi đề cập đến các phiên dịch người Iraq và Afghanistan từng làm việc với Mỹ. “Chúng ta nợ những người này,” cố vấn chính sách hàng đầu của Joe Biden khi đó – ông Tony Blinken nói vào năm 2012. “Chúng ta có một món nợ đối với những người này. Họ đã đặt đặt cược mạng sống khi làm việc cho Hoa Kỳ.”


Năm 2015, ông Biden nói rằng việc ngăn người tị nạn Syria đến Mỹ sẽ là một thắng lợi cho ISIS và đã tweet vào năm 2017 rằng “chúng ta phải bảo vệ, ủng hộ và chào đón những người tị nạn” để giữ lời hứa của Mỹ.


Trở lại với cuộc chiến tranh Việt Nam vào mùa xuân năm 1975, Tổng thống Gerald Ford và chính phủ Mỹ đã thực hiện sơ tán hàng ngàn gia đình miền Nam Việt Nam, những người đã hỗ trợ Hoa Kỳ trong suốt thời gian trước đó.


Tuy nhiên, tiếng nói hàng đầu tại Thượng viện phản đối nỗ lực giải cứu này khi đó chính là Thượng Nghị sĩ Joe Biden. Ông Biden đã kiên quyết rằng “Hoa Kỳ không có nghĩa vụ phải sơ tán 1 hoặc 100.001 người miền Nam Việt Nam nào.”


Vào tháng 4 năm 1975, ông Ford đã lập luận rằng bởi những người lính Mỹ cuối cùng đã được đưa ra khỏi Việt Nam, Mỹ cũng nên sơ tán những người miền Nam Việt Nam đã từng giúp đỡ Mỹ. 


“Hòa Kỳ có truyền thống lâu đời về việc mở cửa cho người nhập cư của tất cả các quốc gia … Và chúng ta luôn là một quốc gia nhân đạo,” ông Ford nói. “Một số người miền Nam Việt Nam xứng đáng có cơ hội được sống trong tự do.”


Nhưng ông Biden đã phản đối và kêu gọi một cuộc họp giữa Tổng thống và Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện nhằm bác bỏ ý định của ông Ford. Ngoại Trưởng khi đó là Henry Kissinger đã chủ trì cuộc họp, nói với các Thượng Nghị sĩ rằng “Tổng số những người đang gặp nguy hiểm tại Việt Nam là trên một triệu, trong đó có khoảng 174.000 người nằm trong danh sách “tuyệt đối không thể bỏ mặc.” 


Ông Biden nói rằng những đồng minh của Mỹ không nên được giải cứu: “Chúng ta chỉ nên tập trung đưa những người lính Mỹ ra. Việc đưa người Việt Nam ra và trợ giúp quân sự cho chính phủ miền Nam Việt Nam là hoàn toàn khác.”


Ông Kissinger nói rằng “có những người Việt Nam mà chúng ta phải có trách nhiệm đối với họ,” nhưng ông Biden đáp lại: “Tôi sẽ bỏ phiếu cho bất kỳ số tiền nào để đưa người Mỹ ra. Tôi không muốn trộn lẫn điều đó với việc đưa người Việt Nam ra.”


Ông Ford đã tức giận với phản ứng của ông Biden, tin rằng việc không sơ tán những người miền Nam Việt Nam là sự phản bội đối với các giá trị Mỹ: “Chúng ta đã mở cửa cho người Hungary … Truyền thống của chúng ta là chào đón những người bị áp bức. Tôi không nghĩ những người này nên bị đối xử khác biệt với bất kỳ người nào khác – người Hungary, người Cuba, người Do Thái từ Liên Xô.”


Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện với kết quả bỏ phiếu 14 trên 3 đã đề nghị Thượng viện thông qua dự luật. Ông Biden là một trong ba Thượng Nghị sĩ đã bỏ phiếu chống. Cuối cùng, dự luật cũng được toàn bộ Thượng viện thông qua với kết quả bỏ phiếu 46-17, ông Biden một lần nữa bỏ phiếu chống.


Khi Sài Gòn thất thủ vào ngày 30/4/1975, vẫn có hàng trăm ngàn người miền nam Việt Nam đã không thể chạy ra nước ngoài và bị đưa đến các trại cải tạo. 


Bà Julia Taft, người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm liên ngành về tái định cư người tị nạn Đông Dương vào năm 1975, đã nói với NPR vào năm 2007 rằng những người tị nạn nên được giúp đỡ. “Ý tôi là họ đã làm việc với chúng ta,” bà nói. “Họ là những người phiên dịch. Họ là những nhân viên. Họ là một phần của quân đội miền Nam Việt Nam, vốn là đồng minh của chúng ta và là những nạn nhân nói chung của toàn bộ sự hỗn loạn này.”


Bất chấp sự phản đối của ông Biden và các lãnh đạo Đảng Dân chủ khác vào lúc đó, quân đội Mỹ đã sơ tán hơn 130.000 người tị nạn Việt Nam ngay trước khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, và hàng trăm ngàn người khác đã được tái định cư tại Hòa Kỳ trong những năm sau đó.


Một trong những người tị nạn này là ông Phạm Quang, người đã viết một cuốn tự truyện năm 2010 với tên gọi “Ý thức Trách nhiệm : Hành trình của chúng tôi từ Việt Nam đến Mỹ”, kể về việc ông chạy khỏi Việt Nam đến Mỹ vào năm 1975 khi mới 10 tuổi cùng với mẹ và ba chị em gái của mình ở các độ tuổi 11, 6 và 2. Cha của ông, một thành viên của quân đội miền Nam Việt Nam, đã không đi cùng họ và đã phải trải qua hơn một thập kỷ trong trại cải tạo trước khi đến Mỹ vào năm 1992.


Khi nói với tờ Washington Examiner, ông Phạm đã ca ngợi ông Ford vì đã cứu những người tị nạn Việt Nam như gia đình ông và chỉ trích những đảng viên Đảng Dân chủ như ông Biden vì đã cố gắng ngăn cản điều này. Ông Phạm nói rằng “Khi chúng tôi cần giúp đỡ, tôi nhớ ai đã giúp chúng tôi và ai đã không.”


Ông Phạm sau đó đã gia nhập Thủy quân lục chiến và phục vụ trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất, nói rằng “Những người tị nạn Việt Nam từ năm 1975 đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của những người Mỹ sống gần các trại tị nạn và các cựu chiến binh Mỹ, những người cảm thấy họ có món nợ để giúp đỡ chúng tôi. Và tôi rất biết ơn về điều đó.”


“Khi bạn nhìn vào những người ủng hộ lớn nhất cho những người tị nạn Việt Nam, chắc chắn không phải là Thượng nghị sĩ Biden,” ông Phạm nói. “Sự cởi mở không đến từ Đảng Dân chủ.”


Nhắc đến ông Biden, ông Phạm nói, “Bạn phải nhìn đến chính sách đối ngoại và chủ nghĩa nhân đạo. Cuộc khủng hoảng người tị nạn Việt Nam là một vấn đề lớn vào năm 1975. Ngay cả khi bạn chống lại cuộc chiến, tại sao bạn không ủng hộ những người tị nạn? Tại sao bạn không ủng hộ những gia đình, những người phụ nữ và những trẻ em đang cố gắng trốn thoát?”


“Nếu chúng ta tham gia vào các cuộc chiến tranh, sẽ có những người tị nạn … Do đó chúng ta cần nghĩ đến trách nhiệm đạo đức của mình đối với những người không phải người Mỹ, đặc biệt đối với các đồng minh của chúng ta,” ông Phạm nói.  


Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng có công bằng không khi đánh giá ông Biden dựa trên những hành động của ông ấy từ năm 1975, ông Phạm trả lời, “là một người tham gia tranh cử Tổng thống, đó là một phần trong hồ sơ của ông ấy, cũng giống như mọi thứ khác.”


Theo Washington Examiner – Gia Huy biên dịch

image017
Đám đông tuần hành ở Kabul hôm 19.8.2021 AFP
28 Tháng Tư 2021(Xem: 5876)