Người Việt ở Pháp cần 'chủ động' về chính trị

07 Tháng Năm 20177:29 CH(Xem: 7763)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  08  MAY  2017


Người Việt ở Pháp cần 'chủ động' về chính trị


Hạnh Ly BBC Tiếng Việt


image040Bản quyền hình ảnh Céline Netthavongs


Một thuyền nhân gốc Việt tranh cử dân biểu hạ viện nói bà thấy 'rất tiếc' khi người Việt Nam ở Pháp hiện nay vẫn không muốn 'can dự vào chính trị' và chính những người gốc châu Á, đặc biệt là người Việt Nam, phải chủ động những bước đi đầu tiên.


Bà Céline Netthavongs - Nguyễn Thị Quỳnh Như, đại diện cho Đảng Những người Cộng hòa, ra tranh cử dân biểu hạ viện ở cử tri đoàn số 10, khu vực Seine-et-Marne, ngoại ô Paris vào tháng 6 tới.


Trong thư gửi cử tri của mình, nữ luật sư chỉ trích chính quyền Tổng thống Francois Hollande "phản bội người dân Pháp - những người bị bỏ mặc trong một thế giới đầy biến động".


"...Làm nghề luật sư, tôi có kỹ năng pháp lý - mà đây là tài sản quan trọng trong việc soạn thảo luật phục vụ cho đất nước chúng ta."


Từng giảng dạy cho các lớp hỗ trợ trẻ em khó khăn, bà cũng muốn chú trọng vào giáo dục trong con đường làm chính trị của mình, bà nói với BBC Tiếng Việt hôm 22/04.


Đâu là Tổ quốc?


Người gốc Á ở Pháp 'chưa quan tâm chính trị'


Sinh ra ở Lào, có bố mẹ là người Việt Nam, lên 5 tuổi bà cùng gia đình sang tỵ nạn chính trị ở Pháp năm 1975, "thời của những thuyền nhân", bà nói.


"Khi đến với tư cách đó, chúng tôi phải đấu tranh để tồn tại, phải hoà nhập, phải học tiếng Pháp, không còn lựa chọn nào khác.


"Nếu chúng tôi không đấu tranh, không đấu tranh với chính mình, chúng tôi sẽ không thể tồn tại."


image039

Bà Céline cho rằng, người châu Á tuy hòa nhập tốt vào xã hội Pháp, nhưng mảng chính trị hầu như vẫn không được quan tâm.


"Trong quá trình vận động tranh cử dân biểu, tôi đã gặp rất nhiều người gốc Á, nhất là người Việt Nam, và tôi cảm thấy rất tiếc khi chính trị không phải là mảng mà họ muốn tham gia."


Với thế hệ thứ hai, với đa số họ được sinh ra ở đây, tôi nghĩ rằng họ cần quan tâm tới chính trị hơn nữa vì Pháp chính là tổ quốc của họ.


Bà giải thích, thế hệ người Việt Nam đầu tiên sang Pháp "dù cảm kích khi được nước Pháp nghênh đón, họ không cảm thấy đó là tổ quốc của mình.


"Với thế hệ thứ hai, với đa số họ được sinh ra ở đây, tôi nghĩ rằng họ cần quan tâm tới chính trị hơn nữa vì Pháp chính là tổ quốc của họ."


Khi được hỏi bà có cho rằng các chính trị gia Pháp 'bỏ quên' khối cộng đồng gốc châu Á, bà Céline nhận xét: "Đó không phải là lỗi của các chính trị gia, mà đó là lỗi của chính những người gốc Á."


"Chúng ta không thể nào đi tìm kiếm mời mọc họ, mà chính họ phải chủ động những bước đầu tiên.


"Không thể nói rằng chúng ta bị bỏ rơi hay không được coi trọng vì chúng ta không hiện diện trong chính giới, mà chính chúng ta phải đẩy cho cánh cửa bật mở."


Gốc Việt


image041

Bản quyền hình ảnh Céline Netthavongs Image caption Bà Céline Netthavongs trong một buổi tiếp xúc cử tri ở Chelles, Seine-et-Marne


Khi được hỏi bà coi mình là người Pháp hay người Việt Nam, bà khẳng định "hoàn toàn là một người Pháp có gốc Việt Nam", và đó chính là điều khiến bà giàu có.


"Chúng tôi vẫn giữ phong tục của mình, vẫn làm Tết, vẫn làm giỗ, thường đi chùa vào những dịp quan trọng. Đó chính là những gì khiến ta giàu có. Đó là câu chuyện, lịch sử, gốc gác và trải nghiệm sống của một con người.


"Pháp là quốc gia đa văn hoá, được cấu thành bởi nhiều cộng đồng khác nhau và đó chính là sự giàu có của nước Pháp.


"Với gốc gác châu Á của mình, tôi tham gia vào lịch sử của nước Pháp," nữ dân biểu nói.


Đặt ra vấn đề về bản sắc, bản ngã Pháp, theo bà chỉ gây thêm chia rẽ trong xã hội.


Với gốc gác châu Á của mình, tôi tham gia vào lịch sử của nước Pháp.


"Thử tưởng tượng xem, nếu quốc hội Pháp lại chỉ toàn người gốc Pháp, nếu như nói theo cách của người theo tư tưởng thuần chủng, điều đó không phản ánh được bộ mặt thật của xã hội Pháp.


"Vẻ bề ngoài của tôi đã nói hết rồi đó, tôi rõ ràng không phải là người Pháp thuần chủng, nhưng điều đó không tước đi việc tôi là một công dân Pháp.


"Căng thẳng với nhau về vấn đề bản sắc, theo tôi không mang lại bình an cho xã hội Pháp.


"Trong bối cảnh của những vụ khủng bố, chúng ta cần đến lòng đoàn kết hơn là sự chia rẽ."


Bà Céline Nguyễn Thị Quỳnh Như đặt mục tiêu thắng lợi trong kỳ bầu cử dân biểu hạ viện ở vùng ngoại ô Paris, để "chứng tỏ cho những người gốc Á thấy rằng nếu họ muốn, họ sẽ làm được".


"Vậy thì tôi phải thắng, bằng mọi giá." (BBC 5/5/ 2017)
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 10538)
Hôm 9 tháng 7 năm 2017, dưới tiết trời oi bức của mùa hè, thành phố San Jose Bắc Cali bỗng nhiên trở nên ấm áp hơn bởi gần 400 vị khách từ muôn phương hội tụ về nhà hàng Dynasty, tọa lạc tại số 1001 đường Story, để cùng nhau hoài niệm năm thứ 60 ngày Viện Đại Học Huế ra đời (1957-2017).