Hà Nam: Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 / Một câu hỏi từ 10 năm trước

16 Tháng Năm 201812:00 SA(Xem: 18560)

VĂN HÓA ONLINE - NHÂN VẬT & SỰ KIỆN - THỨ HAI 28 MAY 2018


Hà Nam: Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019 / Câu hỏi từ 10 năm trước


16 Tháng Năm 201812:00 SA(Xem: 246)


VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ TƯ 16 MAY 2018


VĂN HÓA


16/5/2018


image050

Tượng Đức Phật ngự trên quần thể Phật giáo Tam Chúc tỉnh Hà Nam. Video Tuần Pro / Desighed VH.


Tin từ một chức sắc Phật giáo trong nước cho Văn Hóa biết Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc vào dịp Đại lễ Phật Đản 2109 tây lịch.


Đại lễ dự kiến sẽ tiếp đón khoảng 1.500 lãnh đạo các Giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà khoa học, học giả, nhà nghiên cứu Phật học cũng như các Phật tử hành trì thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và 10.000 đồng bào Phật tử và dân chúng Việt Nam.


Đây là lần thứ ba, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước phối hợp với Ủy ban Tổ chức Quốc tế (ICDV) đăng cai chủ trì Đại lễ Vesak Liên hiệp Quốc và Hội thảo Khoa học Quốc tế. Dự kiến thời gian tổ chức Đại lễ từ khoảng trung tuần tháng 5/2019 tại quần thể Tam Chúc thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Quần thể Phật giáo Tam Chúc - nơi được mệnh danh là vịnh Hạ Long trên cạn.


Quần thể Tam Chúc có diện tích tới 5.100ha, riêng hồ Tam Chúc có diện tích 600ha, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vỹ, ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, dưới lòng hồ là 6 quả núi nhô lên in hình bóng nước, xung quanh là những đầm sen thơm ngát.


Hà Nam là tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của Hà Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và Ninh Bình. Địa hình của Hà Nam là vùng đồng bằng chiêm trũng, lác đác xen kẽ những quả đồi, núi thấp tạo nên cảnh sắc riêng biệt. Hà Nam có hai sông lớn chảy qua đó là sông Đáy và sông Châu Giang. Hai con sông này từng ghi dấu những chiến tích thủy quân của quân dân Đại Việt chống thành công bọn xâm lược phản động phương bắc. Hà Nam nổi tiếng có 10 di tích thiên tạo và nhân tạo như:như: Chùa Bà Đanh- núi Ngọc, núi Gôi, chùa Long Đọi Sơn, Đền Hoàng Lang, Ngũ Động Sơn, hồ Tam Chúc ....


image051

Đền Hoàng Lang giữa hồ Tam Chúc, Ba sao Kim Bảng Hà Nam.


Được biết vào chiều ngày 07 tháng 02, nhân chuyến công tác Phật sự tại miền bắc, phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (HĐTS/GHPGVN) đã quang lâm về Đền Tam Chúc chuẩn bị cho Đại lễ Vesak 2019.


Một cơ sở doanh nghiệp Xuân Trường đã tài trợ toàn bộ kinh phí tổ chức Đại lễ Vesak Liên hiệp Quốc năm 2019 tổ chức tại Hà Nam - Tam Chúc.


Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là một trong các hoạt động văn hoá mang tính quốc tế của Liên Hợp Quốc. Ngày 15/12/1999, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 54, mục 174 của chương trình nghị sự Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận tổ chức Đại lễ Phật Đản hay còn gọi là Đại lễ Tam Hợp (kỷ niệm đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn, thời gian khoảng tháng 5 dương lịch) mang danh xưng là Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc.


Vào năm 2000, Đại lễ Vesak LHQ đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hợp Quốc, New York với sự tham gia của các tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia. Đại lễ Vesak LHQ cũng là ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc và lần lượt ở các quốc gia có truyền thống Phật Giáo.


 


Từ năm 2004 đến nay, cộng đồng Phật giáo Thế giới đã tổ chức thành công 10 lần Đại lễ Vesak LHQ, trong số đó có 9 lần được sự bảo trợ của chính phủ Hoàng gia Thái Lan và sự chứng minh của Giáo hội Phật giáo Thái Lan, trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức chính tại Trụ sở Liên Hợp Quốc Châu Á Thái Bình Dương và Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, Bangkok, Thái Lan. Năm 2014, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc đã được tổ chức trọng thể tại khu vực quần thể Phật giáo Bái Đính tỉnh Ninh Bình. (theo Nam Nguyễn).


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Đền Hoàng Lang Tam Chúc tỉnh- Hà Nam


Tam Chúc là khu du lịch quốc gia ở Việt Nam. Toàn khu vực bao gồm hệ thống danh lam, thắng cảnh gắn với hồ Tam Chúc và chùa Ba Sao nằm ở thị trấn Ba Sao và Xã Khả Phong, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam.


Từ thành phố Phủ Lý, theo đường 21 đi khoảng 12 km thì đến hồ Tam Chúc với diện tích tới 545ha. Từ Hà Nội theo tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính đến khu du lịch khoảng 55 km.


Nơi đây là vùng ngập nước, núi đá vôi có nhiều di tích lịch sử văn hóa thiên tạo và nhân tạo như: động Vòng, động Cô Đôi, chùa Thiên Phúc, chùa Bà Đanh, đền Lý Thường Kiệt, chùa Thi, Động Thủy, động Lim, động Đề Yêm, động Chùa, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng.


Quần thể Phật giáo Tam Chúc có là gạch nối giữa Chùa Hương với các khuvực Phật giáo thiên nhiên như Vân Long, Bái Đính, Tràng An. Một kế hoạch liên kết phát triển tuyến chùa Hương (Hà Nội) - Tam Chúc (Hà Nam) - chùa Bái Đính (Ninh Bình) là ý tưởng đã được Tổng cục Du lịch và các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình lên đồ án thực hiện.


Một con đường thẳng chỉ dài có hơn 20 km nối từ chùa Hương sang Tam Chúc rồi đi thẳng đến chùa Bái Đính đã được quy hoạch xây dựng. Nếu kế hoạch này hoàn tất, con đường này được mẹnh danh là  con đường tâm linh lớn nhất Việt Nam./ (theo http://smartsoft.com.vn)



Một câu hỏi từ 10 năm trước trong buổi họp báo của Đức Dalai Lama tại Long Beach


15 Tháng Năm 20186:23 CH(Xem: 226)


VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 B - THỨ TƯ 16 MAY 2018


Một câu hỏi từ 10 năm trước trong buổi họp báo của Đức Dalai Lama tại Long Beach


(nguyên văn)


Vesak 2019 Hà Nam có mời Đức Đạt Lai Lạt Ma?


LONG BEACH ARENA (VH)- Trong cuộc họp báo do ban tổ chức Geden Shoeling Tibetan Manjushri Buddhist Center (Westminnter City) tổ chức tại phòng họp báo Longbeach Arena trưa Thứ Sáu 25 tháng 9, 2009, nhà báo Lý Kiến Trúc, chủ nhiệm tạp chí Văn Hóa Magazine đã phỏng vấn Đức Dalai Lama 01 câu hỏi nguyên văn như sau:


Dear His Holiness The Dalai Lama,
My name is Ly Kien Truc, a Vietnamese-American journalist, is also a declared Buddhist. At present time, there are approximately 60,000,000 (sixty million) Buddhist in Vietnam. I have a wish that someday you would be able to visit Vietnam to bring the blessings to my country and its people.
Do you have any future plans to visit Vietnam? And has anyone or any organization, or even the Vietnamese government, expressed the interest to invite you to visit Vietnam?


Thưa Ngài Dalai Lama, ở Việt Nam trước đây gọi ngài là là vị Phật sống;
Tôi là Lý Kiến Trúc, một nhà báo Việt Nam quốc tịch Hoa Kỳ, là một Phật tử. Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 60 triệu người theo đạo Phật, tôi ao ước Ngài có dịp nào thuận tiện đến Việt Nam ban phước lành cho đất nước tôi. Ngài đã có ý định đến thăm nước Việt Nam không? Và đã có ai, tổ chức nào, hay chính phủ Việt Nam hiện nay đã ngỏ lời mời Ngài đến thăm Việt Nam chưa?


image052

Nhà báo Lý Kiến Trúc đang chắp tay đảnh lễ Đức Dalai Lama trong cuộc họp báo tại Long Beach Arena hôm Thứ Sáu 25-9-2009. Một chi tiết thú vị: ngay khi Đức Dalai Lama bước vào phòng họp báo, Ngài đã nhận ra nhà báo Lý Kiến Trúc từ 10 năm trước trong cuộc họp báo lần đầu tiên tại Long Beach, ngài liền vẫy tay gọi cùng với nụ cười hiền hậu, nhà báo Lý Kiến Trúc được lên chắp tay đảnh lễ Ngài. Ảnh: Thanh Huy (Việt Báo).


Câu trả lời của Ngài đã được nhà báo Hà Giang (báo Người Việt) tường trình như sau:


Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Nam California: ‘Lòng tôi luôn hướng về người Tây Tạng’
Sunday, September 27, 2009


* Giới truyền thông cần ‘phụng sự cho công lý và sự thật!’


Hà Giang/Người Việt


LONG BEACH - Buổi thuyết giảng tại Long Beach Convention Center, vào ngày 25 và 26 Tháng Chín của Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây Tạng, lôi cuốn hàng chục ngàn người từ khắp nơi đổ về Long Beach, thành phố có bờ biển dài nhất miền Nam California.


Trong khi không khí ở bên ngoài Long Beach Convention Center tấp nập từng đoàn người đủ mọi lứa tuổi, mọi sắc dân chen nhau đông vui như trẩy hội, thì bên trong, viên chức ngành an ninh và tình báo Hoa Kỳ toát mồ hôi với nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho buổi gặp gỡ giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma với báo chí.


Một tăng sinh Đài Loan, hiện ở tại Hoa Kỳ, cho biết ông đã từ Kentucky bay đến Long Beach để tham dự buổi hoằng pháp của Đức Đạt Lại Lạt Ma. “Đây không phải là lần đầu tôi đến nghe ngài thuyết giảng.” Dù ngài giảng ở bất cứ đâu, “tôi luôn cố gắng đi nghe,” để học “áp dụng triết lý cao siêu của nhà Phật vào đời sống hàng ngày.”


Sau khi phải xếp hàng rất dài, phải trải qua cổng security, điểm danh, xét ID, và các túi hành trang được đội chó K9 dò tìm vũ khí, giới truyền thông được đưa vào phòng họp, nơi số nhân viên an ninh hiện diện cũng đông ngang với báo giới.


Buổi họp báo bắt đầu trễ hơn một giờ đồng hồ so với dự định, khiến một số phóng viên tỏ vẻ sốt ruột, nhưng ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm khi Đức Đạt Lai Lạt Ma, từ một cửa bên hông bước vào phòng.


Ngài vừa đi, vừa chắp tay hoa, vái chào mọi người.


image053

Đức Dalai Lama ngồi trên bàn họp báo đang trả lới các câu hỏi của phóng viên. Trước mặt Ngài là Tạp chí Văn Hóa do nhà báo Lý Kiến Trúc làm chủ nhiệm xuất bản tại Quận Cam nam California gởi tặng Đức Dalai Latma. Ảnh VH.


Đối với nhiều ký giả, đây là lần đầu được diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ tinh thần khả kính của người Tây Tạng.


Và đa số đã bị chinh phục ngay lập tức với thần sắc uy nghi nhưng khiêm cung của ngài.


Ân cần gửi lời chào đến cử tọa, Đức Đạt Lai Lạt Ma bảo rằng mọi người đều có thể sống hạnh phúc nếu mọi người đều đối xử thành thực, công bằng với nhau và “có lòng trắc ẩn với tha nhân.” Và, với tư cách một tín đồ Phật Giáo, bổn phận của ngài là “gieo rắc tình thương” đến muôn nơi.


Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ quan điểm của ngài về vai trò truyền thông. “Báo giới có một thiên chức lớn lao với xã hội.” Ngài nói. “Đó là phụng sự công lý và sự thật.” Để đảm nhận được trọng trách đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng, nhiều khi ký giả “không thể chỉ tường trình, mà còn phải điều tra.”


Rồi ngài nói đùa: “Do đó các ký giả phải có những chiếc mũi ‘dài như vòi con voi,’ đôi tai có thể ‘nghe được tiếng côn trùng,’ phải đeo ‘thêm một đôi mắt ở sau lưng,’ và có một cái đầu ‘luôn luôn thắc mắc.’”


Phóng viên báo Người Việt đặt câu hỏi: "giữa vai trò lãnh đạo tôn giáo, và lãnh đạo quốc gia, vai trò nào “nhiều thử thách hơn.”


Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết từ nhỏ ngài đã được trau dồi để trở thành một lãnh đạo tôn giáo, và “không hề được huấn luyện để trở thành một chính trị gia.” Vì thế, khuynh hướng tự nhiên của ngài là “hướng về toàn thể chúng sinh”. Tuy nhiên, “ở một mặt khác, lòng tôi cũng luôn hướng về người dân Tây Tạng,” vì “khi chúng tôi mất độc lập, phải sống kiếp sống lưu vong, chắc chắn cũng phải có những khắc khoải nào đó.”


Trả lời câu hỏi kế tiếp của Người Việt về nguyện vọng tha thiết nhất của ngài cho người dân Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời ngay: “Một nền dân chủ thực sự.” Ngài giải thích thêm, “từ năm 2001, chúng tôi đã bầu ra lãnh đạo của Tây Tạng theo thể chế dân chủ, vị này lãnh đạo được hai nhiệm kỳ,” và chúng tôi sẽ phải “chuẩn bị cho một cuộc bầu cử nữa vào năm 2011.”


Ngài tin rằng “người Tây Tạng phải được bầu ra người lãnh đạo của họ theo thể chế dân chủ,” và “đã có nhiều nỗ lực dân chủ hóa Tây Tạng từ nhiều năm nay.”


Nhà báo Lý Kiến Trúc, chủ nhiệm nguyệt san Văn Hóa, đặt câu hỏi: "liệu ngài có dự tính đến thăm Việt Nam và chúc phúc cho 60 triệu tín đồ Phật tử?," Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời  ý nhị: “Không có thư mời!” (“There is no invitations”)


Giữa những tiếng cười rộ trong phòng, ngài giải thích thêm, ngay cả tại những quốc gia đang theo chế độ Cộng Sản như Trung Quốc và Việt Nam, nơi mà đời sống tôn giáo bị kềm chế, “tôi tin rằng sâu thẳm trong trái tim những nhà lãnh đạo này, họ vẫn tin vào một đấng Thượng Đế, nhưng họ chỉ chưa thắng được những ham muốn của chính mình.”


“Đó là lý do tại sao tôi đi khắp nơi để thuyết giảng!”


Một phóng viên của tờ Tibetan Times hỏi rằng ngài đã từng phát biểu “mong sao chính quyền Trung Quốc ngày càng mỏng đi,” vậy dự tính kế tiếp của ngài là gì. Đức Đạt Lai Lạt Ma cười và trả lời: “Tôi từng được gặp một số trí thức và học giả Trung Quốc, họ rất chân thành, rất hiểu, và rất đạo đức,” “những người này vào được chính quyền thì rất tốt.”


Tuy nhiên, “ngay tại Trung Quốc, cũng có nhiều khuynh hướng khác nhau.”


Đa số các câu hỏi còn lại của buổi họp báo kéo dài đúng 30 phút xoay quanh vấn đề tự trị của Tây Tạng, và mặc dầu các ký giả không nhắc nhiều đến hai chữ Trung Quốc, đa số đều tỏ ra thấu hiểu tình cảnh của người dân Tây Tạng, và ủng hộ nỗ lực đấu tranh để dân chủ hóa đất nước họ.


Trước khi chấm dứt buổi họp báo, Đức Đạt Lai Lạt Ma một lần nữa nhắc nhở giới truyền thông về “trách nhiệm xã hội” của họ: “Phụng sự cho công lý và sự thật!”/


- Đức Đạt Lai Lạt Ma trấn an tín hữu về sức khỏe của mình.


- Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đức Dalai Lama.