Sydney: Dại tiệc gây quĩ Văn hóa Giáo dục: “Hãn Nguyễn Nguyễn Nhã Foundatuion” / Nam Cali: Hàng ngàn người tiễn đưa Việt Dzũng

02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 1824)

Sydney:

DẠ TIỆC GÂY QUĨ VĂN HÓA GIÁO DỤC : “Hãn Nguyễn Nguyễn Nhã Foundation”
Hoàng Việt Sơn

Kết thúc chuyến đi du thuyết tại các trường Đại học New South Wales, Flinders và Melbourne cuả nước Úc về Hồ sơ tư liệu chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa, ngày 27 tháng 12/ 2013 vừa qua, các thân hữu của TS Nguyễn Nhã do GSTS Trần Nam Bình đứng ra đã tổ chức Dạ Tiệc gây Quĩ Văn Hóa Giáo Dục tại Nhà hàng Liberty Palace, Sydney với gần 100 người trong đó có nhiều giáo sư tiến sĩ, luật sư, bác sĩ, có cả một số người như nhà thơ, luật sư Thăng từ Melbourne cũng đến tham dự.

 

AÛnh töø traùi: Ts Traàn Nam Bình; Ts Nguyeãn Nhaõ; Ngheä só Ñaêng Lan; Döôïc só Phaïm Vaân Loan; Ls Löu Töôøng Quang

 

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, nguyên Viện Trưởng Viện Nghiện Cứu Ẩm Thực Việt Nam, trưởng Đề án Bếp Việt- Bếp của Thế giới, hiện đang là Chủ Nhiệm CLB Âm Nhạc Dân Tộc Hương Sắc Ba Miền TPHCM vừa mới ra mắt ngày 24/12/2013 với chương trình biễu diễn chào mừng rất đặc sắc với các nghệ sĩ tài danh như Đức Dậu, NTUT Hồng Vân, NS Bích Phượng...đã giao lưu hát thơ tại Buổi dạ Tiệc với nghệ sĩ dân ca nổi tiếng ở Úc, nghệ sĩ Đăng Lan với nhiều làn điệu lý, hò, ru những vần thơ do Nhà thơ Mai Trinh và Hãn Nguyên Nguyên Nhã, trích trong “Trường ca Giáo dục gia đình và Văn hóa Quốc đạo” vừa là thơ lục bát 5, 6000 câu thơ lục bát vừa là văn xuôi về Con đường Việt Nam, trở về với cội nguồn Dân tộc, thờ Quốc tổ, anh hùng Dân tộc, tổ tiên cùng với những triết lý sống của người Việt như triết lý bầu bí, triết lý vuông tròn, triết lý thương người như thể thương thân...Đặc biệt Nghệ sĩ Đăng Lan đã đọc truyền cảm Hịch Biển Đông TS Nhã đã sáng khi đi du thuyết ở Nuremberg ( Đức ).Tại Úc sáng tác tiếp “Trường ca Biển Đông Dậy Sóng”.

 

Trong dìp nây, TS Nguyễn Nhã cũng vừa mới sáng tác và hát thơ giao lưu Bài Hát nói chào mừng quí khách dự dạ tiệc gây quỹ.LS Lưu Tường Quang, đại diện cho các thân hữu tại Cộng Đồng Việt ở Úc đã nhận Bản thảo Cuốn sách “ Trường Ca Giáo dục Gia đình và Văn Hóa Quốc đạo, cũng đã phát biểu rất cảm phục sự đam mê lâu dài từ hồi còn là sinh viên hơn nửa thế kỷ qua, đã để lại nhiều công trình giá trị cho đời, cho Dân tộc trong đó từ chủ quyền biển đảo đến văn hóa , âm nhạc dân tộc, nhất là với Công trình rất quí , rất đáng tôn vinh, rất cần thiết về giáo dục giới trẻ ở trong và ngoài nước hiện nay như “Trường ca giáo dục gia đình và Văn Hóa Quốc đạo”. Ông mong muốn Tác phẩm giáo dục có giá trị này sẽ được xuất bản in giấy tại Việt Nam hay ở nước ngoài mà còn làm sao quảng bá rộng rãi nhất là trên mạng hiện được giới trẻ Việt Nam ở trong và ngoài nước rất dễ tiếp cận.

 

 TS Nguyễn Nhã rất cảm xúc, nói rằng lần đầu tiên dự một buổi dạ tiệc đầy ắp tình cảm của những người thân từng học, đi dạy, làm việc, nhất là những người học trò cũ cùng có người mới đi nghe nói chuyện ở Đại Học New South Waves như bạn Hàn, gốc Đà Nẵng đã nhận là học trò, đăng ký đề án của Chương trình Ngàn Thanh Niên thế ký XXI của Blog/ Hãn Nguyên Nguyên Nhã Foundation hay ở trang Web đang chạy thử: www.hannguyennguyennnha.com.

 

Quang caûnh buoåi daï tieän gaây quó taïi nhaø haøng Liberty Palace , Sydney, ngày 27/12/2013.

TS Nhã cho biết như vấn đề chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa, trước khi in sách, đã quảng bá rộng rãi trên mạng.Còn vấn đề giáo dục như trong Tâm Thư gửi các bạn trẻ lần này sang Úc, nhờ sự kiện Dạ tiệc gây quĩ sẽ giúp in sách giấy và cả sách điện tử cùng nhiều cách thức quảng

bá rộng rãi trong đó có hàng chục, hàng trăm các đĩa với hàng trăm làn điệu dân ca, ca cổ ba miền. Hiện trên mạng đã có thể tìm thây ở google với hát thơ 2012; hát thơ 2013; hát thơ quốc đạo; ca trù Quốc đạo; Đêm ca trù, hát thơ Nhớ mẹ; Đêm ca trù, hát thơ báo hiếu...Ở tuổi 75 cùng bà xã, DS Phạm Vân Loan người Hà Nội gốc, nhiều chương trình như VTV9 vừa qua đã tôn vinh là “một đời gìn giữ hồn Việt :hay bài báo và truyền hình ”Người giữ gìn tinh hoa Thăng Loang Hà Nội.”...

 

 Các bàn tiệc hôm Dạ tiệc gây Quĩ Văn Hóa Giáo Dục “Hãn Nguyên Nguyễn Nhã Foundation” tại Nhà Hàng Liberty Palace , Sydney, ngày 27/12/2013NS Đăng Lan nhận quà lưu niệm và LS Lưu Tường Quang phát biểu cuối Buổi Dạ Tiệc gây quĩ Văn Hóa Giáo Dục “Hãn Nguyên Nguyên Nhã Foundation” tại Nhà Hàng Liberty Palace, Sydney, ngày 27/12/2013 LS Lưu Tường Quang phát biểu cảm nhận sự đóng góp quí giá của TS Nguyễn Nhã, bên cạnh là DS Phạm Vân Loan, NS Đăng Lan, TS Nguyễn Nhã, TS Trần Nam Bình./

 Người Việt khắp nơi tiễn đưa Việt Dzũng về lòng đất

Monday, December 30, 2013 7:28:08 PM 

“Đám tang lớn nhất từ trước đến nay của hải ngoại”

Thiên An/Người Việ

WESTMINSTER (NV) - Hàng ngàn người đứng chật kín từ trong ra ngoài cửa và bãi đậu xe không còn một chỗ trống cho dù có đến sớm cả giờ đồng hồ là quang cảnh của cả ba địa điểm diễn ra lễ an táng cố Nhạc Sĩ Việt Dzũng: nhà quàn Peek Family Funeral Home, nhà thờ Thánh Linh, và nghĩa trang Chúa Chiên Lành hôm Thứ Hai, 30 Tháng Mười Hai. “Đám tang lớn nhất từ trước đến nay”, “tự hào về Việt Dzũng, tự hào về tình cộng đồng”... những lời này liên tục được thốt lên đâu đó từ đám đông.

 

Đến nhà quàn để được nhìn mặt Nhạc Sĩ Việt Dzũng lần cuối. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Chương trình lễ an táng bắt đầu vào 7 giờ 30 sáng tại nhà quàn, nơi thân hữu và gia đình người cố nhạc sĩ chia sẻ những tâm tình, cảm nghĩ về người vừa khuất.

Thi hài ông sau đó được đưa sang nhà thờ vào lúc 9 giờ 30 trong sự nghiêm trang, chờ đợi của khoảng 2,000 người đứng dọc hai bên vào đến cửa giáo đường. Sau thánh lễ do Giám Mục Mai Thanh Lương và khoảng 25 linh mục khác đồng tế, thi hài được chuyển đến hạ huyệt tại nghĩa trang.


 

Khoảng 2,000 người dự thánh lễ tang của Nhạc Sĩ Việt Dzũng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Chiếc xe tang tiến đến phần đất được dành sẵn cho anh vào khoảng 1 giờ trưa. Sau nghi thức cầu nguyện của Linh Mục Hà Đăng Thuỵ, cũng khoảng 2,000 người nữa xếp hàng, lần lượt lên đặt hoa và cúi đầu tiễn biện người sẽ nằm lại với lòng đất. Xe cát bắt đầu lấp đất lại vào khoảng 2 giờ trưa.

Trên mặt phần đất mộ, người ta thấy những vòng hoa lớn của hội đoàn, cá nhân thân hữu, những tờ giấy nhỏ viết lời thương yêu, chiếc bong bóng xếp thành hình trái tim,hay một điếu thuốc lá đốt kỷ niệm...


 

Bà Hoàng Anh, phu nhân Nhạc Sĩ Việt Dzũng, quỳ bên quan tài sắp được hạ huyệt. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Khách viếng, có người ở từ sáng sớm khi bắt đầu cho đến quá trưa khi chương trình kết thúc từ lâu, cũng có người chỉ tham dự một trong ba nghi thức chính.

Trẻ già, chính trị gia, thương gia, nghệ sĩ hay công nhân, người ta đều chia sẻ những lời tốt đẹp nhất cho Nhạc Sĩ Việt Dzũng, bên cạnh nỗi lòng thương tiếc, xót xa cho sự ra đi của ông.

Tại nhà quàn, Nhạc Sĩ Nam Lộc tóm tắt về cuộc đời người quá cố, nhắc đến những phòng trào đấu tranh dân chủ và các hoạt động xã hội mà Nhạc Sĩ Việt Dzũng đã tình nguyện gầy dựng, giúp đỡ. Ông nói “hàng trăm người bạn” đã buồn thương trong ngày Nhạc Sĩ Việt Dzũng cũng là “hàng trăm người bạn khắp nơi của người Việt tị nạn.”

Phát ngôn viên Leyna Nguyễn nói Nhạc Sĩ Việt Dzũng là “một người sống bằng tất cả nhiệt huyết,” “dám bày tỏ trái tim mình,” và “đấu tranh cho những gì mình tin tưởng.”

Phong trào Hưng Ca nhắc đến công sáng lập của Nhạc Sĩ Việt Dzũng cùng Ca Sĩ Nguyện Ánh. Đoàn người với nón vàng, sọc đỏ, hát vang bài “Mẹ Việt Nam” và “Vẫn Còn Đây Các Con Của Mẹ” do chính người cố nhạc sĩ sáng tác. Lúc này, các thân quyến không kìm được cảm xúc và bắt đầu rơi lệ nức nở.

Nhạc Sĩ Trúc Hồ và bà Diệu Quyên ghi nhận sự làm việc không mệt mỏi mà Nhạc Sĩ Việt Dzũng đã cống hiến: “không có Việt Dzũng, sẽ không có SBTN.” Nhạc Sĩ Trúc Hồ kể lại những lúc Nhạc Sĩ Việt Dzũng vượt qua bệnh tật mà hoàn thành các chương trình văn nghệ gây quỹ tại các vùng xa xôi.

Thị Trưởng Trí Tạ từ thành phố Westminster, Thị Trưởng Michael Võ từ Foutain Valley, Thị Trưởng Miguel Pulido từ Santa Ana, cả ba thị trưởng của ba thành phố lớn nơi Nhạc Sĩ Việt Dzũng sống và làm việc trong nhiều năm đều dành lời tri ân về những đóng góp của ông cho cộng đồng.

Cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, cựu trung tá Không Quân VNCH, chủ tịch Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, có lời cám ơn các hy sinh và công lao của Nhạc Sĩ Việt Dzũng và chia buồn với gia đình ông.

Bà Vũ Thị Hoàng Anh, phu nhân Nhạc Sĩ Việt Dzũng, và anh trai bà là ông Nguyễn Viết Trung đại diện đáp từ những tình cảm mà người thăm viếng dành cho người nhạc sĩ.

Linh Mục Hà Đăng Thuỵ, một linh mục tại Utah và bạn của gia đình, tiến hành nghi thức động quan. Thi hài Nhạc Sĩ Việt Dzũng được đưa vào bên trong một xe trắng đang đợi trước cửa nhà quàn. Xe của gia quyến theo sau chiếc xe trắng, tiến đến nhà thờ Thánh Linh, nơi mà hơn 2,000 người đã chờ sẵn từ rất lâu.

Trong bài giảng thánh lễ, Giám Mục Mai Thanh Lương, giám mục gốc Việt và phụ tá giám mục giáo phận Orange, nhắc lại những kỷ niệm ông nhớ về Nhạc Sĩ Việt Dzũng khi người nhạc sĩ mới đặt chân đến Mỹ năm 17 tuổi. Từ ước mơ đi tu, đài radio Voice of Refugee cho người tị nạn, đến những phong trào mà Việt Dzũng đã tạo ra cho cộng đồng hải ngoại, Giám Mục Mai Thanh Lương nói: “Cuộc đời anh tuy chỉ 55 năm nhưng đã làm được nhiều điều mà người khác không thể làm... Anh sống đời của người tử đạo, tâm tư sống vì dân tộc.”

Thi hài sau đó được các vị linh mục đồng tế và giáo dân cùng dâng lời cầu nguyện, trước khi được đưa đến nghĩa trang Chúa Chiên Lành. Số người đông đảo có mặt tại cả hai nơi này khiến cho đoàn xe tiến đi rất chậm, đến trễ hơn giờ định.

Tại nghĩa trang, chiếc quan tài gỗ được đặt vào một quan tài trắng lớn hơn, để bắt đầu nghi thức hạ huyệt. Trong lúc Linh Mục Hà Đăng Thuỵ dâng trầm hương, bà Hoàng Anh một tay tựa vào quan tài chồng, một tay lau nước mắt. Linh mục trao cho bà chiếc thánh giá nhỏ, và đọc lời cầu nguyện cho linh hồn Giuse Gioankim Nguyễn Ngọc Hùng Dzũng sớm về thiên đàng.

Người viếng đông, đứng tràn ra vạch ngăn cách, khiến cho nhân viên nghĩa trang phải liên tục nhắc nhở và thời gian nghi lễ diễn ra trễ hơn dự định.

Vào khoảng 1 giờ, quan tài được chính thức hạ xuống thấp hơn mặt đất. Bà Hoàng Anh đặt lên trên nắp hòm một chiếc đàn nhỏ, và cành hoa đầu tiên. Sau bà, hơn 2,000 người xếp thành hai hàng, lần lượt chào người quá cố lần cuối.

Sau cánh hoa cuối cùng, khi người viếng đã giãn đi, xe xúc cát tiến vào, lấp quan tài dưới lớp đất bụi. Những vòng hoa lớn phủ đầy ngôi mộ mới. Có người nhớ đến thói quen của Nhạc Sĩ Việt Dzũng, đốt một điếu thuốc lá, cắm lên mộ cho anh.

Tang lễ kết thúc vào 2 giờ 15 trưa, hầu hết người viếng đã ra về, còn lại độ vài chục người trong gia quyến lặng lẽ bên nấm mộ mới đắp.

Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com

blank 
Phái đoàn cộng đồng Phật Giáo tại nam Cali gồm có: Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Hòa Thượng Th1ich Quảng Thanh, Hòa thượng Thích Giác Sĩ, Hò Thượng Thích Minh Mẫn, Huynh trưởng Lê Quang Dật đã đến chia sẻ lòng thương tiếc Ca nhạc sĩ Việt Dzũng sớm ra đi và phân ưu với thân nhân gia đình Việt Dzũng vào ngày 28/12/2013.
Ảnh Văn Hóa./

16 Tháng Mười 2014(Xem: 1851)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 2206)
Hưởng ứng lời kêu gọi của Cộng Đồng VN/Nam Cali (Ls Nguyễn Xuân Nghĩa) và Ủy Ban cống CS & Tay sai (Ô. Phan Kỳ Nhơn), hơn 1200 dân Việt tị nạn vùng Little Saigon, Cộng đồng San Diego và Phật tử chùa Điều Ngự đã tập trung tại Đền Hùng Vương khởi hành vào lúc 2 giờ trưa Thứ Sáu 7/6/2103 tiến về Palm Springs, biểu tình chống trùm CS Trung Cộng Tập Cận Bình từ phi trường quốc tế Ontario đến trang trại Sunnylands họp với TT Obama.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 3924)
(LITTLE SAIGON - VH)- Tuy muộn màng so với các đại sứ tiền nhiệm trong lịch trình gặp gỡ, trao đổi, họp báo với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tị nạn ở Little Saigon (vị Đại sứ đầu tiên Pete Peterson 1997-2001, Raymond Burghardt 2001-2004, Michael W. Marine 2004-2007, Michael W. Michalak 2007-2011; Đại Sứ David B.Shear (8/2011 - Dân Chủ) đến Quận Cam trong bầu không khí còn nặng dư âm tháng Tư đen, tháng Năm nhân quyền, và vào ngày 7 tháng 6, 2013, tại Palm Springs diễn ra một cuộc biểu tình rầm rộ do cộng đồng VN/Nam Cali (Nguyễn Xuân Nghĩa) phát động dàn chào trùm tầu khựa đến từ Bắc Kinh.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 1947)
Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 3073)
460 thuyền nhân Việt Nam kể cả phụ nữ và trẻ em đã đến Úc trong 4 tháng đầu 2013. Gần 40 năm sau ngày Việt Nam thống nhất trong chế độ "xã hội chủ nghĩa", hiện tượng người vượt biển lại tăng cao, bằng tổng số thuyền nhân đến Úc trong 5 năm trước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 1973)
Hôm đó là một ngày dài. Mà tôi lại chọn một ngày lạ lùng và xét về nhiều mặt không phù hợp để bàn chuyện quốc kỳ ở Việt Nam. Tùy theo góc nhìn của mỗi người, đó là ngày tệ nhất hay tốt nhất trong nhiều năm để bàn chuyện quốc kỳ. Tôi sẽ bàn thêm về ý này ở phần dưới. Suy cho cùng tại sao lại bàn chuyện dễ bị ném đá này nhỉ?