VĂN HÓA ONLINE - VIỆT NAM - THỨ SÁU 09 NOV 2018
Tướng CA Lê Quý Vương ký văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội và bà Chủ tịch Quốc hội
Bà Kim Ngân cần kết luận về ý kiến của ông Lưu Bình Nhưỡng?
Bản quyền hình ảnh Son Do Image caption Ông Lưu Bình Nhưỡng trả lời phỏng vấn báo giới Việt Nam bên lề một phiên họp Quốc hội năm 2017
Phát ngôn được cho là 'gây sốc' của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng được ông đưa ra hôm 31/10 tại nghị trường, rằng "Vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp".
Ngày 5/11/2018, Thượng tướng Lê Quý Vương thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương đã ký văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội.
Văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội, kiến nghị về "một số đánh giá chưa chính xác", "gây dư luận không tốt" của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, theo Công an nhân dân.
'Suy diễn, quy chụp'
Văn bản nói trên cho hay số liệu ông Nhưỡng "tự tính" và báo cáo trước Quốc hội "là hoàn toàn không đúng, có tính chất suy diễn, quy chụp, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng công an nhân dân".
Theo đó, ngành công an đưa ra các con số mà ngành này tự tính, khác hoàn toàn số liệu ông Nhưỡng đưa ra.
Cụ thể, số tin báo, tố giác không thụ lý chỉ chiếm tỷ lệ 0,07%. Ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra con số 94%.
Số tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố chậm gửi chiếm 0,03%. Ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra con số 86%.
Số tin báo, tố giác xử lý quá hạn chiếm tỷ lệ 2,82%. Ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra con số 99,76%
Số lần vi phạm trong việc gửi, tống đạt, thông báo, niêm yết chiếm tỷ lệ 0,01%. Ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra con số 100%.
Ngoài ra, văn bản nêu các thành tích của ngành công an Việt Nam với các con số đấu tranh tội phạm và phá án "vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra".
Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân
Bên cạnh đó là các con số về sự hi sinh của các chiến sỹ công an trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, với bảy cán bộ chết, gần trăm người bị thương chỉ trong nửa đầu năm 2018.
Văn bản này cũng nhắc đến "một tài khoản Facebook có tên Lưu Bình Nhưỡng" đăng tải bài viết về tiêu cực của ngành công an, khiến nhiều tài khoản Facebook "phản động", "lợi dụng vấn đề" để "công kích, bôi nhọ lực lượng công an".
Trong văn bản nói trên, Đảng ủy Công an Trung ương "kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến kết luận về những nội dung trên để thông báo trước Quốc hội và cử tri cả nước", đồng thời yêu cầu ông Nhưỡng phải đính chính lại nhận định của ông.
Bản quyền hình ảnh Youtube Image caption Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng phát biểu tại nghị trường
'Kém tính toán' hay 'có động cơ'?
Cùng thời điểm, nhiều báo chính thống của Nhà nước Việt Nam đăng các bài viết phê phán ông Lưu Bình Nhưỡng.
Hôm 8/11/2018, tờ An ninh Thủ đô đăng một bài phỏng vấn dài Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an.
Theo đó, ông Cương nói ý kiến của ông Nhưỡng "hoàn toàn không đáng tin cậy, không đúng sự thật", hoặc do ông Nhưỡng "kém tính toán", hoặc "có động cơ với ngành công an".
Ông Cương "yêu cầu ông Lưu Bình Nhưỡng phải xin lỗi lực lượng Công an về những phát ngôn sai sự thật".
Một bài viết của Hội nông dân Việt Nam cho hay "người dân Bến Tre thất vọng khi bầu ông Lưu Bình Nhưỡng vào Quốc hội".
Bài báo đăng hôm 6/11 viết rằng "phát ngôn "khủng khiếp" của ông Nhưỡng về ngành công an "gây hoang mang tột độ trong lòng dân".
Một số cử tri được phỏng vấn trong bài báo tỏ thái độ "bàng hoàng" và yêu cầu ông Nhưỡng phải đính chính thông tin.
Cử tri Lê Văn Việt (Chợ Lách, Bến Tre) được dẫn lời, nói "thất vọng" vì "đã bỏ nhầm phiếu" cho ông Nhưỡng.
Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM
'Tôi không bịa'
Một ngày sau phát biểu 'gây bão' nói trên, ông Lưu Bình Nhưỡng nói với các phóng viên Việt Nam rằng ông "không bịa" ra các con số đó.
Tờ Tiền Phong cho hay bên lề phiên họp Quốc hội hôm 6/1, ông Nhưỡng nói đánh giá của ông là về tỷ lệ vi phạm pháp luật của các cơ quan trong hoạt động tư pháp, được nêu trong một phụ lục báo cáo riêng.
Ông Nhưỡng cũng nói các con số này đều có trong báo cáo chứ ông không "tự nghĩ ra" hay "tự lấy số liệu này chia cho số liệu khác".
"Không có chuyện tôi bịa ra tất cả những điều đó để làm gì," ông Nhưỡng được dẫn lời, cho hay.
Trước đó, một tài khoản Facebook mang tên ông đăng một bài viết dài chia sẻ lại việc ông phát ngôn 'gây bão' ở nghị trường.
Trong đó, ông Nhưỡng nói "không mong gì hơn ngoài mục đích muốn tâm sự" với "thế hệ 4.0" quan tâm tới các vấn đề của đất nước.
Ông Nhưỡng cũng cho hay ngay trong chiều hôm 31/10, Chủ tịch Quốc hội đã "cho phép trao đổi" và ông đã "báo cáo rõ nguồn tài liệu, cách tính và cách so sánh" của ông.
Mạng xã hội nói gì?
Luật sư Luân Lê viết trên Facebook cá nhân rằng "cần phải ủng hộ những tiếng nói và sự chất vấn của ông nghị Lưu Bình Nhưỡng".
"Ông Nhưỡng với tâm thế một đại biểu chuyên trách đã làm rất tốt vai trò của một người đại diện cho cử tri là nhân dân. Ông không né tránh hay ngại va chạm, ngay cả với một siêu Bộ quyền lực nhất của chế độ, đó là ngành công an."
"Ông Nhưỡng, là người có những quan điểm thẳng thắn, rõ ràng và rất tâm huyết với những sự việc nóng đối với nhân dân cả nước. Ông xông xáo và đặt mình vào vị trí của những người mà ông đại diện trực tiếp cho, đó là người dân toàn xã hội."
"Hãy đồng hành cũng những sự chính trực và nhất là đối với những nhân tố có vị thế chính trị để mỗi chúng ta đều có thể được nghe thấy những tiếng vang của lòng tận tuỵ, sự nhiệt thành và tinh thần trách nhiệm của những con người còn lương tri trên mảnh đất đã quá cạn kiệt lòng trung thực và sự quả cảm, tình yêu đối với con người và tổ quốc này."
"Đừng để ông ấy đơn độc. Đây là những thời khắc quan trọng để cho những giá trị tốt đẹp còn được trồi mọc lên giữa lòng sa mạc của sự huỷ hoại, lụi tàn, suy biến."
Luật sư Ngô Ngọc Trai cho hay ông Nhưỡng là thầy của mình ở Đại học Luật Hà Nội.
"Là một luật sư thì tôi thấy cách Thầy dùng từ "khủng khiếp" khi nói về các vi phạm tố tụng của ngành điều tra thì thấy cũng không xa thực tế bao nhiêu," ông Trai chia sẻ trên Facebook cá nhân.
Nêu ví dụ một số vi phạm tố tụng điển hình, ông Trai viết: "Với tôi khi thầy Nhưỡng dùng từ khủng khiếp khi phản ánh về các sai phạm trong điều tra thì thấy cũng chẳng ngạc nhiên lắm. Tuy rằng có những việc khác thì tôi chưa chắc đã đồng ý với thầy, nhưng trong trường hợp này điều Thầy nói như thế là sát với cảm nhận thực tế."
"Nhưng thầy đang bị đề nghị xử lý trách nhiệm, điều đó là ko được. Vì Đại biểu Quốc hội là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thầy Nhưỡng đang nói thay tiếng nói của nhân dân."/( BBC 08/11/2018)
Luân Lê
HAI CỬ TRI LẠC DÒNG
Cần phải nói rõ quan điểm về việc chúng ta cần phải ủng hộ những tiếng nói và sự chất vấn của ông nghị Lưu Bình Nhưỡng. Ông với tâm thế một đại biểu chuyên trách đã làm rất tốt vai trò của một người đại diện cho cử tri là nhân dân. Ông không né tránh hay ngại va chạm, ngay cả với một siêu Bộ quyền lực nhất của chế độ, đó là ngành công an.
Ông là đại biểu quốc hội, có quyền giám sát tối cao các thiết chế khác thuộc nhánh hành pháp (cơ quan chấp pháp của quốc hội) và với cả nhánh tư pháp. Và những cơ quan, tổ chức này buộc phải trả lời, giải trình, hoặc tại nghị trường, hoặc bằng văn bản cho ĐBQH. Và những người bị chất vấn không được phép chất vấn ngược hay có quyền phê bình, phán định về những vấn đề mà đại biểu đó chất vấn khi thực hiện vai trò của một nghị sỹ.
Ông Nhưỡng, là người có những quan điểm thẳng thắn, rõ ràng và rất tâm huyết với những sự việc nóng đối với nhân dân cả nước. Ông xông xáo và đặt mình vào vị trí của những người mà ông đại diện trực tiếp cho, đó là người dân toàn xã hội. Ngoài một vài vị thẳng thắn như tướng Sùng Thìn Cò, Lê Thanh Vân (một vài lần, còn vẫn nói theo chiều của ông Tổng), Lê Văn Lai, Dương Trung Quốc, Phạm Thị Minh Hiền, Lê Thị Thu Nga, Trương Trọng Nghĩa,...thì hầu như đều chỉ là những người im hơi lặng tiếng và không có mấy tiếng nói gì trong các cuộc họp quốc hội.
Báo “Hội Nhà Nông” đúng là một báo có tính chất nhà nông, nên với hai cử tri được liệt kê trong bài báo, cộng với một danh từ số ít nhưng không đếm được (với cách gọi “một vài cử tri khác”), mà họ lại lên tiếng thay cho đại từ tập hợp có tính toàn thể là “cử tri Bến Tre” để tấn công vào cá nhân đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, quả thực cho thấy cái sự thực sự “nhà nông” của họ.
Hãy đồng hành cũng những sự chính trực và nhất là đối với những nhân tố có vị thế chính trị để mỗi chúng ta đều có thể được nghe thấy những tiếng vang của lòng tận tuỵ, sự nhiệt thành và tinh thần trách nhiệm của những con người còn lương tri trên mảnh đất đã quá cạn kiệt lòng trung thực và sự quả cảm, tình yêu đối với con người và tổ quốc này.
Đừng để ông ấy đơn độc. Đây là những thời khắc quan trọng để cho những giá trị tốt đẹp còn được trồi mọc lên giữa lòng sa mạc của sự huỷ hoại, lụi tàn, suy biến.
Ngô Ngọc Trai
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng là thầy dạy ở trường Đại học luật Hà Nội mà tôi theo học từ 2001 - 2005, tức là Thầy của tôi.
Nhớ mang máng thầy dạy môn luật lao động hay đất đai gì đó.
Những điều thầy nói về sai phạm của ngành điều tra đang dậy sóng dư luận, thầy đã nói rõ những cách tính toán các con số của mình rồi, chỉ khác nhau về cách hiểu và thầy nói là mình ko sai.
Là một luật sư thì tôi thấy cách Thầy dùng từ "khủng khiếp" khi nói về các vi phạm tố tụng của ngành điều tra thì thấy cũng không xa thực tế bao nhiêu.
Đối với cá nhân tôi thì một vụ sai phạm khi gây ra cho án oan Hàn Đức Long ở Bắc giang với 4 án tử hình mà tôi đã minh oan thành công thì đã là khủng khủng khiếp rồi :)
Không chỉ thế, là người cổ súy cho quyền im lặng và chế định ghi âm ghi hình khi hỏi cung lâu nay, từ nghiên cứu và trải nghiệm của bản thân mình, tôi thấy ko một vụ án nào không xảy ra một sai phạm phổ biến đó là tình trạng bị can phải khai báo trái ý muốn (100% luôn :) ).
Sự thật là chẳng bao giờ bị can muốn khai báo để cơ quan điều tra sử dụng biên bản ghi lời khai đó làm bằng chứng để kết tội mình, nhưng lâu nay ko một vụ án nào mà bị can ko phải khai và ko có một vụ án nào mà ko có những biên bản ghi lời khai, thực chất đó đều là khai trái ý muốn, hay nói cách khác đó là sản phẩm của bức cung - một hành vi bị nghiêm cấm.
Cho nên với tôi khi thầy Nhưỡng dùng từ khủng khiếp khi phản ánh về các sai phạm trong điều tra thì thấy cũng chẳng ngạc nhiên lắm. Tuy rằng có những việc khác thì tôi chưa chắc đã đồng ý với thầy, nhưng trong trường hợp này điều Thầy nói như thế là sát với cảm nhận thực tế.
Nhưng thầy đang bị đề nghị xử lý trách nhiệm, điều đó là ko được. Vì Đại biểu Quốc hội là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thầy Nhưỡng đang nói thay tiếng nói của nhân dân.
Tất nhiên tôi thì chỉ là một người dân bình thường và chỉ nói lý thôi, còn thì các cơ quan có quyền lực họ vẫn có thể xử lý thầy. Nhưng nếu những tiếng nói của lương tâm và trách nhiệm mà cùng nhau cất lên thì đó cũng là cách để chia sẻ với Thầy
Người dân Bến Tre thất vọng khi bầu ông Lưu Bình Nhưỡng vào Quốc hội
hoinhanong.info
Phát ngôn “khủng khiếp” của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng về ngành Công an nhận được vô số bình luận trái chiều ngay tại nghị trường, gây hoang mang tột độ trong lòng dân. Nhiều cử tri tỉnh Bến Tre tỏ ra bức xúc, đề nghị ông Nhưỡng phải đưa ra lời xin lỗi và đính chính
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng
Cụ thể, trong buổi họp Quốc hội ngày 31/10, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đưa ra chất vấn như sau: “Đối với lĩnh vực Công an tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực Công an vừa qua, nhưng mà qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%… Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong việc này”.
Cử tri tại Bến Tre trong một buổi đề đạt ý kiến đến đại biểu Quốc hội.
Cử tri Phạm Bình An (Mỏ Cày, Bến Tre) tỏ ra vô cùng bàng hoàng trước thông tin mà ông Nhưỡng nêu trước Quốc hội. Theo ông An: “Có thể lực lượng CAND còn thiếu xót, nhưng số liệu mà ông Nhưỡng đưa ra trước Quốc hội là hết sức vô lí và phản cảm. Tôi đề nghị ông Nhưỡng có trách nhiệm giải đáp, cũng như đính chính thông tin do chính ông nêu ra để không làm lòng dân bất an.”
Riêng cử tri thuộc huyện Ba Tri, bà Phạm Xuân Phương cho rằng ông Nhưỡng nên có lời giải thích cho chính phát ngôn của mình, tránh làm dư luận hoang mang.
“Với tư cách là một đại biểu Quốc hội, trước khi đưa ra ý kiến về vấn đề gì, ông Nhưỡng nên suy xét một cách thấu đáo. Phát ngôn của ông trước Quốc hội đang làm lòng dân hết sức dậy sóng. Con số mà ông Nhưỡng đưa ra khiến người dân nghĩ họ không được bảo vệ bởi chính người mà họ tin tưởng là cơ quan công an. Mà rõ ràng, số liệu ông đưa ra hoàn toàn vô thực, ông Nhưỡng cứ phát ngôn và khăng khăng khẳng định mình đúng thì người dân biết tin ai, tội phạm thì lại được nước lộng hành chỉ vì một con số vô căn cứ. Ông đang làm lòng dân hoang mang về ngành công an và cả bản thân ông nữa. Rõ ràng ông Nhưỡng nên có lời giải thích hợp lí cho phát ngôn của chính mình.” ý kiến của bà Phương.
Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bến Tre trong buổi tiếp xúc cử tri.
“Những con số 94%, 86%, 100% mà ông Nhưỡng đưa ra trước Quốc hội khiến tôi rất sốc. Tôi thật sự không biết tỷ lệ vô cùng khó hiểu và phi lí này được ông Nhưỡng tính toán bằng số liệu nào mà có. Chỉ vì những con số “khủng khiếp” ông đưa ra mà phủ nhận luôn những gì mà lực lượng công an đã cống hiến, làm rúng động dư luận, bàng hoàng nghị trường. Lời ông nói khiến Công an trở thành kẻ ăn hại, nỗi ám ảnh của người dân. Nếu đó đúng là suy nghĩ của ông khi vô tư phát ngôn trước Quốc hội, trước toàn dân thì chúng tôi thật sự đã sai lầm khi bầu ông làm đại biểu cho người dân Bến Tre ” Ông Trần Văn Khuôn, cử tri tại huyện Châu Thành, Bến Tre tỏ ra vô cùng bức xúc.
Còn theo cử tri Lê Văn Việt (Chợ Lách, Bến Tre) lại tỏ ra vô cùng thất vọng: “Với tư cách là một trong những cử tri bỏ phiếu bầu vì tin tưởng ông Nhưỡng có thể thay nhân dân lên tiếng trước Quốc hội. Nhưng sau phiên họp, tôi lại đang rất thất vọng vì hình như mình đã bỏ nhầm phiếu cho một người quá thiếu suy nghĩ!”
Một số cử tri tại Bến Tre cũng đồng chung ý kiến, đề nghị ông Lưu Bình Nhưỡng cần lên tiếng xin lỗi trước Quốc hội vì những con số sai lệch mà ông đã nêu ra.
Đoàn Quý
Bộ Công an khẳng định số liệu của ông Lưu Bình Nhưỡng là sai sự thật gây tổn hại đến uy tín, danh dự lực lượng CAND.
Phát biểu của ông Bình Nhưỡng tại Quốc hội là:
“Vi phạm của CQĐT là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%; chậm gửi quyết định cho Viện Kiểm sát 86%; xử lý tin sau tố giác quá hạn 99,76 %, vi phạm tống đạt 100%… Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong CQĐT trong việc này”.
Số liệu thực tế là:
Số tin báo, tố giác không thụ lý đúng quy định của CQĐT trong CAND là 82/118.731 tin, chiếm tỉ lệ 0,07%.
Số tin báo, tố giác tội phạm kiến nghị khởi tố đã giải quyết nhưng chậm gửi quyết định cho VKS của CQĐT trong CAND là 37/118.731 tin, chiếm 0,03%.
Số tin báo, tố giác tội phạm quá hạn của CQĐT trong CAND là 3.360/118.731, chiếm 2,82%.
Vi phạm về tống đạt, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn…: 33 tin, chiếm 0,01%.