Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Nhớ ngày 14 tháng 3

17 Tháng Ba 20159:43 CH(Xem: 7210)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 18 MAR 2015
NHỚ NGÀY 14 THÁNG 3, MỘT SỰ KIỆN BI HÙNG CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM THẾ KỶ XX

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học
blank
Tôi nhớ đến ngày 14 tháng 3 , không phải chỉ vì là ngày sinh nhật đích thực của tôi chứ không phải ngày trong giấy khai sinh mà là nhớ đến ngày bi hùng thế kỷ XX của lịch sử Việt Nam. Ngày ấy năm 1988, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm hòn đảo đá Gạc Ma do quân đội Nhân Dân Việt Nam trấn giữ và ngày 2 trong  ba tàu vận tải của Hải quân Việt Nam bị đánh chìm cùng 64 chiến sĩ đã hy sinh. Một cuộc chiến không cân sức giữa một bên là chiến sĩ Việt Nam cầm xẻng, cầm thuổng trên hòn đá ở Biển Đông và chiến sĩ hải quân tàu vận tải chống cự với quân đội được trang bị súng ống hiện đại hùng hậu  của Trung Quốc. Ngòai Đá Gạc Ma còn các Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa, Đã Su Bi cũng bị Trung Quốc cưỡng chiếm.
 
Sự thật lịch sử là như thế. Còn bây giờ Trung Quốc bảo rằng Trung Quốc lấy lại đảo đá, biển của họ là hoàn toàn sai sự thật.
 
Sự thật rất rõ như ban ngày rằng năm 1909 chính quyền Quảng Đông cho Paracels là đất vô chủ (res- nullius), đã tổ chức chiếm hữu theo cách Phương Tây, cho chiên hạm  đến bắn 21 phát súng, căm cờ chủ quyền tại Tây Sa mà Trung Quốc gọi quần đảo Paracels và gọi Nam Sa không phải vị trí hiện nay mà ở Macclesfield tức Trung Sa hiện nay. Đến mãi năm 1946, quân đội Tưởng Giới Thạch đã đến giải giới quân đội Nhật ở Trường Sa tức đảo Ba Bình mà Trung Quốc gọi là Thái Bình, kỷ niệm tàu Thái Bình đến tiếp quản mà thực ra là vị trí này phải là  quân Đội Anh được Đổng Minh  giao nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật từ vĩ tuyên 13 trở xuống. Cũng mãi đến tháng 1 năm 1947  Trung Quốc mới đặt những tên  Trung Quốc các hòn đảo, đá cũng như tên quân đảo  Trường Sa của Việt Nam là Nam Sa.

 Cũng chính sự kiện bi hùng 14 tháng 3 mà tôi đã quyết định tiếp tục đi tìm sự thật lịch sử,  làm Luận  án Tiến sĩ “ Quá Trình xác lập , thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa” để tìm hiểu một cách khách quan lịch sử ra sao.
 
Trước năm 1776 tức năm Lê Quí Đôn viết Phủ Biên Tạp Lục, quyển 2 cho biết “Họ Nguyễn còn thiết lập một đội Bắc Hãi. Đội này không định trước bao nhiêu. Hoặc chọn người thôn Tứ Chính( ở gần bờ biển) thuộc phủ Bình thuận, hoặc chọn người làng Cảnh Dương lấy những người tình nguyện bổ sung vào đội Bắc Hải. Ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi và chỉ thị phải vào dội ấy đi làm công tác… những người trong đội đi thuyền câu nhỏ ra cá xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo thuộc vùng Hà Tiên để tìm kiếm, lượm lặt những hạng đồi mồi, hải ba, đồn ngư ( cá heo) , lục quí ngư, hải sâm”…

Đội Bắc Hải dưới sự kiêm quản của Đội Hoàng Sa cho thấy chiến lược rất hay dùng dân binh mang tính thống nhất quản lý Biển Đông của  Chúa Nguyễn.
Đội bắc Hải cũng được chính sử Triều Nguyễn như Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, biên soạn năm 1844 chép rằng: “Đội Bắc Hải mộ dân thôn Bình Thuận, Tứ Chính hoặc xã Cảnh Dương được lệnh cưỡi thuyền nhỏ ra các hải đảo ở Bắc Hải, ra đảo Côn Lôn tìm lấy hải vật cũng do Đội Hoàng Sa kiêm quãn”. Sách địa chí triều Nguyễn “Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển 6, tỉnh Quảng Ngãi” , soạn xong năm 1882 cũng còn viết: “Đội Bắc Hải ra đảo Côn Lôn tìm lấy hải vật cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản”.
 
Từ năm 1816, Vua Gia Long lại dùng thủy quân cùng hợp tác với đội dân Binh Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải đi kiểm soát các các đảo ở Biển Đông nhất là đi cắm cờ , dựng bia, cắm cột mốc chủ quyền theo cố vấn của những chuyên gia hải quân Phương Tây như Dayot, Chaigneau… Chính vì vậy mà rất nhiều tài liệu của Phương Tây như Guzlaff, Chaigneau hay các tác phẩm dịa lý, tự điển bách khoa,  các tài liệu giảng dạy môn địa lý của Phương Tây thế kỷ XIX đều ghi Vua Gia Long cắm cờ chủ quyền tại  Paracel nói chung bao gồm cả các hải đảo Phía Nam sau này được tách ra gọi là Spratleys đã  thuộc về xứ Cochin China  tức Xứ Đàng Trong hay của Nhà Nguyễn sau này tức  Việt Nam được Trung Quốc công nhận từ năm  1802 hay dúng hơn năm 1801 với sứ bộ của Việt nam sang Nhà Thanh cầu phong. Ngay các bản đồ cổ của Phương Tây như “An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ” in  năm 1838 trong cuốn Tự Điển  An Nam – Latinh đã ghi rất rõ Paracel seu Cát Vàng. Seu tiếng La tinh  có nghĩa  là “hay là” ; Cát Vàng là Hoàng Sa ở tọa độ hiện nay, trong khi các học giả , Chính quyền Trung Quốc xuyên tạc Hoàng Sa là ở ven bờ.

 Sự thật rõ ràng là như thế! Ngày 14/ 3 năm nay, tôi rất xúc dộng xem đài VTC nói về sự kiện 14/3/1988 và việc lập đài tưởng nhớ tới các liệt sĩ hy sinh ở Gác Ma năm 1988 tại Cam Ranh- Khánh Hòa. Cũng như tôi cũng rất xúc dộng không cầm được nước mắt khi tại Melbourne nói chuyện về Chủ quyền của Việt nam tại Hoàng Sa & Trường Sa khi xem Đài Đồng Nai nói về về sự kiện ngày 19/1/ 1974, Trung Quốc dùng võ lực chiếm Hoàng Sa với sự hy sinh của hạm trưởng Ngụy Văn Thà và bao chiến sĩ hải quân VNCH.

 Là một nhà sử học rất khách quan tìm ra sự thật lịch sử , song còn là một công dân Việt Nam khi biết  rõ sự thật lịch sử , tôi  không ngăn được những cảm xúc . Tôi cũng mong các nhà sử học Việt Nam cũng như các nhà sử học trên thế giới, kể cả các nhà sử học chân chính Trung Quốc chia sẻ với tôi: “Cái gì của César hãy trả lại cho César”./
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 10359)
Nửa thế kỷ đã trôi qua, cựu quân nhân VNCH vẫn còn nhớ mãi ngày quân lực. Khắp mọi nơi đều tổ chức họp mặt...bởi vì.. "Hồn lính còn vương trên tóc bạc, anh nhớ sa trường, em có hay..."
10 Tháng Ba 2015(Xem: 6946)
Khoảng 6 giờ chiều, bên ngoài nơi tổ chức, đoàn lân Kim Giám Hộ đã tề tựu khá đông để chuẩn bị múa chúc mừng cho Gia Đình Khí Công Hoàng Hạc đã thành công qua nhiều năm qua, đồng thời cũng múa mừng Xuân Ất Mùi 2015.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 8559)
Mùa xuân năm 2014 tôi có dịp nói chuyện với bác Nguyễn Ngọc Hạnh, năm nay nghỉ khoẻ, qua 2015 ta sẽ làm một chương trình 40 đâu ra đấy. Nhiếp ảnh gia quân đội hăng hái góp lời. Ừ nhé, mình sẽ đưa tất cả tác phẩm ra trình diện một lượt.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 6765)
- Cách đây ít ngày, phóng viên phát hiện một nhóm người đào bới 1 hòn đá bán quý canxedon tại xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.