VN: Người Hmong 'vươn lên qua đạo Tin Lành'

24 Tháng Mười 20178:38 CH(Xem: 6372)

VĂN HÓA ONLINE - TÔN GIÁO - THỨ  TƯ  25  OCT  2017


VN: Người Hmong 'vươn lên qua đạo Tin Lành'


Seb Rumsby Gửi cho BBC Tiếng Việt


image042

Bản quyền hình ảnh Rumsby Image caption Tín đồ Hmong là sinh viên dự một buổi lễ trong nhà thờ ở Hà Nội


Vùng cao ở Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi tôn giáo mạnh mẽ của một dân tộc thiểu số bị gạt bên lề xã hội trong suốt ba thập niên qua.


Kể từ thập niên 1980, từ chỗ đạo Tin Lành hầu như không được nhắc đến ở vùng núi phía bắc Việt Nam, đến nay khoảng 300.000 trong số 1.000.000 người Hmong là tín đồ Tin Lành.


Theo thời gian, những tác động của việc thay đổi tôn giáo đối với xã hội, kinh tế và chính trị ngày càng khó bỏ qua, từ việc bị ngược đãi, di dân đến việc thay đổi lối sống và các quan hệ mới về giới.


Đức tin từ 'phát thanh sóng ngắn'


image043

Bản quyền hình ảnh Tessa Bunney/Getty Images Image caption Người Hmong ở Trung Quốc còn gọi là Miêu tộc theo Thiên Chúa giáo trong một làn hát Thánh Ca


Ngày nay có khoảng 4 triệu người nói tiếng Hmong sống rải rác khắp các biên giới Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Thái Lan, cộng với lượng người di cư đáng kể đang sống ở Mỹ và Úc.


Bản sắc dân tộc chung được họ tạo dựng trên các phương ngữ thông hiểu được, và tên của các dòng họ giống nhau, dù sống ở đâu.


Gần giống với người Kurd ở Trung Đông, người Hmong tách ra thành một số nhóm lớn nhưng lại bị gạt ra ngoài lề. Trong suốt Chiến tranh Lạnh, người Hmong bị mắc kẹt trong cuộc xung đột giữa hai phe: cộng sản và lực lượng của Hoa Kỳ. Tướng Vàng Pao lừng danh chống Cộng được CIA ở Lào tài trợ.


Khi đạo Tin Lành bắt đầu lan rộng tại vùng cao Việt Nam vào cuối những năm 1980, điều ngạc nhiên là tại đây không có sự hiện diện của các nhà truyền giáo nước ngoài.


Sự phát triển này bắt nguồn từ việc dân làng tình cờ phát hiện một chương trình phát thanh từ Manilla, truyền bá Phúc âm bằng tiếng Hmong. Hào hứng vì nghe được ngôn ngữ của mình trong không trung, những người này liền nói với hàng xóm và họ hàng để cùng dò kênh nghe. Các bản tin và thông điệp truyền đi nhanh như đám cháy rừng.


Đàn áp tôn giáo và các phản ứng


image044

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Phụ nữ Hmong ở vùng núi Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong kinh tế địa phương


Trước sự lớn mạnh của đạo Tin Lành trong người Hmong, chính quyền Việt Nam phản ứng bằng cách bác bỏ, và không công nhận sự tồn tại của đạo này, phát tán các ấn phẩm tuyên truyền chống lại đạo này và hạn chế sự tự do tín ngưỡng.


Với lịch sử đấu tranh chống đế quốc phương Tây, chính phủ buộc tội "các thế lực thù địch bên ngoài" thúc đẩy đạo Tin Lành để làm suy yếu niềm tin của người dân vào chủ nghĩa cộng sản và gây bất ổn xã hội dọc theo các biên giới chiến lược quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc.


image045

Bản quyền hình ảnh Rumsby Image caption Văn bản tuyên truyền một thời nhằm khuyên người Hmong không theo Ki Tô giáo


Theo các tổ chức nhân quyền, những người vào đạo Tin Lành bị chính quyền địa phương đe doạ, bắt giữ, phạt tiền, bị đánh đập, bị tịch thu tài sản và buộc phải từ bỏ đức tin.


Nhiều người Hmong đã trốn chạy sang Lào, Thái Lan và các vùng khác của Việt Nam để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Sự đàn áp tôn giáo đã giảm bới trong những năm gần đây. Tuy vậy các nhà thờ mới vẫn rất khó có được sự công nhận chính thức.


image046

Bản quyền hình ảnh Rumsby Image caption Sau một giai đoạn bị cấm hoặc ngăn chặn, nay người Hmong có thể hành lễ và dùng tiếng Việt để đến với Thiên Chúa


Kỳ thị tôn giáo vẫn tiếp diễn khi những người theo đạo Tin Lành bị từ chối cấp học bổng hoặc vào làm viên chức nhà nước, điều được cho là cách duy nhất để có được thu nhập ổn định ở các vùng núi làm nghề nông.


Những kết nối mới và cơ hội mới


Người Hmong đang ở vị trí dưới cùng của hệ thống cấp bậc các nhóm dân tộc Việt Nam, với mức nghèo đói cao nhất và trình độ học vấn thấp nhất.


Vì sống ở các địa bàn sâu và xa, họ không được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam. Những sáng kiến phát triển do địa phương khởi xướng thường có kết quả đáng thất vọng vì thành kiến sắc tộc và những hiểu lầm văn hóa.


image047

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM Image caption Sapa, Việt Nam: mẹ con người Hmong ngồi nghỉ trước một nhà thờ địa phương


Tuy nhiên, một số tín đồ đạo Tin Lành người Hmong hiện nay có thể tiếp cận các nguồn tài trợ, các thông tin mới và sức mạnh mới thông qua các mạng lưới tôn giáo.


Ví dụ, nhiều trường Kinh Thánh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho phép học sinh dân tộc thiểu số học tập và sống ở đó với mức phí tối thiểu.


image041

Bản quyền hình ảnh STR Image caption Lễ của người Hmong ở Trung Quốc theo Tin Lành


Sinh viên Hmong học nhiều về thần học. Họ được tiếp xúc với môi trường đô thị và sau khi tốt nghiệp, họ sẽ mang về bản làng tư duy mới và cách kiếm sống mới.


Nhiều lãnh đạo Giáo hội cũng liên kết với các nhà truyền giáo và các tổ chức nước ngoài trong các đại nghị đạo Tin Lành. Một vài người trong số họ có mong muốn tài trợ cho các nhà thờ hoặc cho các sáng kiến giảm nghèo.


Thay đổi lối sống và xu hướng về giới


Ngay cả những cán bộ nhà nước luôn có thái độ ác cảm trước đây cũng thừa nhận một số mặt tích cực của các tín đồ đạo Tin Lành người Hmong. Chẳng hạn, khi cải đạo, các tín đồ được khuyên bỏ rượu và thuốc lá.


Vì bạo lực gia đình có liên quan chặt chẽ với tình trạng say xỉn, phụ nữ Hmong nhận thấy đạo Tin Lành là một con đường để họ được trao quyền. Họ thường cải đạo đầu tiên, sau đó thuyết phục chồng cải đạo theo mình.


Mặc dù phần lớn các linh mục là đàn ông, phụ nữ lại chiếm đa số trong các giáo hội và họ thường đi đầu các hoạt động của nhà thờ.


image048

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Một nhóm đàn ông Hmong ngoài chợ


Mặt khác, bia rượu vẫn là thứ kết nối đàn ông nên bỏ rượu đã tạo nên xung đột giữa người theo đạo Tin Lành và người không theo đạo này.


Gia đình và cộng đồng đã bị chia rẽ khi cả hai bên đều có thù oán và hiểu lầm đối với nhau, lại được đẩy cao bởi những cáo buộc của chính quyền về hoạt động tôn giáo.


Hủy hoại hay bảo tồn văn hóa?


Một mối lo ngại khác là các tín đồ đạo Tin Lành Hmong thường từ chối nghi lễ và cúng bái truyền thống. Nhiều pháp sư người Hmong và người không theo đạo Tin Lành sợ rằng văn hoá của họ đang bị mai một đi.


Chính phủ cũng khá lo lắng vì ngành du lịch của các dân tộc vùng cao đang được thúc đẩy bằng cách đưa các tín ngưỡng văn hoá và phong tục ra trưng bày.


Người Hmong đạo Tin Lành thì phản đối cáo buộc này.


Khi học Kinh Thánh Hmong, họ tuyên bố là họ đang bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết, một khía cạnh quan trọng của văn hoá mà không còn dạy trong trường nữa.


Các vấn đề vừa nêu có lẽ sẽ ngày càng dễ nhận thấy hơn khi mà đạo Tin Lành tiếp tục lớn mạnh trong cộng đồng người Hmong và các nhóm dân tộc khác ở Việt Nam./( BBC 22/10/ 2017)


Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Seb Rumsby, người hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Warwick, Anh Quốc.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 7246)
Ngay sau khi Toà thánh công bố danh tính 20 vị hồng y do Đức Thánh Cha Phanxicô tuyển chọn, tuần báo America Magazine của Hoa Kỳ đã liên hệ với trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (WHĐ) để xin phỏng vấn Đức tân Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Đức hồng y Tổng giám mục Hà Nội đã nhận trả lời America Magazine với nội dung sau đây*. Toàn văn bài viết của America Magazine được công bố tại
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 7310)
Vào đầu tháng này, Tổng giám mục Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được Đức Giáo hoàng nêu tên trong số 20 vị Hồng y mới từ nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 7465)
Một vị Tổng giám mục từ Việt Nam vừa được Giáo hoàng Francis chỉ định làm Hồng y, theo Tòa thánh Vatican. Tổng giám mục Hà Nội, Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, sinh năm 1938, vừa được Đức Giáo hoàng nêu tên trong số 20 vị Hồng y mới từ nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu như Việt Nam, Myanmar, Tonga và Ethiopia v.v...
25 Tháng Chín 2014(Xem: 7939)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, tuyệt vời. Tôi có nhiều cơ duyên với ngài... ngay cả từ thời rất là thơ trẻ, khi còn ở trong nước và khi chỉ mới đọc các bài báo sơ sài về ngài. Đất nước Tây Tạng và vị lãnh đạo này là một thế giới kỳ bí, không chỉ vì xa xôi cách biệt nhưng cũng vì niềm tin của dân tộc này rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 11827)
Chùa Phước Thành, Huế 17.08.2014 - Hội đồng Liên tôn (Hòa thượng Thích Không Tánh và Linh mục Phan Văn Lợi đại diện) đã phối hợp với Tăng đoàn Giáo hội PGVNTN Thừa Thiên Huế (Hòa thượng Thích Chí Thắng và Hòa thượng Thích Chơn Niệm đại diện) vừa tổ chức một cuộc gặp gỡ hơn 60 thương binh . . .
10 Tháng Tám 2014(Xem: 6768)
Kể từ khi vị tiền nhiệm của Ngài, ông Abdelfattah Amor đến thăm Việt Nam vào năm 1998 với không mấy tiếng vang, nay đất nước chúng tôi lại được đón tiếp Ngài -với tất cả sự quan tâm của công luận- trong tư cách Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7049)
Sáng nay, trong cuộc trò chuyện với phóng viên một tờ báo Công Giáo nước ngoài, người phóng viên muốn trao đổi với tôi về lòng sùng kính Mẹ Maria của người tín hữu Việt Nam, câu hỏi được đặt ra là: “Văn hóa Việt Nam có vai trò nào trong lòng sùng kính Đức Mẹ ?” Một câu hỏi thú vị và gợi mở nhiều vấn đề.
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 7761)
Giáo hoàng thừa nhận ấu dâm tồn tại trong hàng ngũ giáo sỹ, nhưng nói sẽ tìm ra giải pháp. Giáo hoàng Francis nói dữ liệu tin cậy cho thấy "khoảng 2%" trong hàng giáo sĩ thuộc Giáo hội Công giáo là những người ấu dâm.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 8675)
QUẬN CAM (VB) -- Đại Lễ Kỷ Niệm lần thứ 75 ngày Đức Thầy khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo đã được tổ chức long trọng tại Hội Quán số 12432 đường Euclid hôm Chủ Nhật 29 tháng 6 năm 2014. Buôi lễ có tham dự của Hòa Thượng Thích Minh Tuyên (Tổ Đình Minh Đăng Quang và là một viên chức của GHPGVNTN Tại Hoa Kỳ), cựu Thiếu Tướng Lê Văn Tư, Michael Võ (Thị Trưởng Fountain Valley), Chris Phan (Nghị viên Garden Grove), và nhiều nhà hoạt động nôi tiếng như Trần Văn Chi, Trần Văn Ân, Nguyễn Tấn Lạc, Nguyễn Hữu Chánh, Vũ Hoàng Hải (Bạch Đằng Giang), ca sĩ Mai Ngọc Khánh, Đạo Tràng Pháp Hoa...
14 Tháng Năm 2014(Xem: 7943)
Vào 11 giờ sáng ngày 11 tháng 5 năm 2014, tại Tổ-Đình Từ-Quang, thành phố Montreal, tỉnh bang Quebec, nước Canada, đã tổ-chức đại-lễ kỷ-niệm Phật-đản năm thứ 2638, Phật-lịch 2558.
05 Tháng Hai 2014(Xem: 8524)
Dưới đây là ba bài tham luận của ngài Ian Green, Chủ nhân Linh tượng Phật Ngọc Hòa Bình, Ts Trần Quang Thuận và Nhà báo Lý Kiến Trúc.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 8873)
HT Thích Minh Tuyên tổ chức Hội thảo: “Phật Giáo và Hòa Bình Thế Giới” LỄ HỘI PHẬT NGỌC HÒA BÌNH THẾ GIỚI
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11165)
PARIS (VB) -- Một bản Thông Cáo từ Phòng Thông Tin PGG Quốc Tế ở Paris gửi khắp thế giới ngày 9-12-2013 qua các diễn đàn tiếng Việt, cho biết rằng Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã “ra Giáo chỉ 10/VTT/GC/TT” trong đó “chấm dứt chức vụ Viện trưởng Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Định và Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Lý.”
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 7058)
WESTMINSTER (VB) -- Một buổi Lễ Tạ Ơn đã được tổ chức bởi Đạo Tràng Hạnh Duyên tại nhà hàng Seafood World hôm Chủ Nhật 17-11-2013 để bày tỏ lòng biết ơn đối với tứ trọng ân – và đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn đối với chư tôn thiền đức đã hỗ trợ cho đạo tràng thành lập và phát triển. Buổi lễ diễn ra trong không khí thân tình và sôi nổi, với tài điều khiển khéo léo của MC là Sư Cô Trung Châu, trong khi văn nghệ tuy là “cây nhà lá vườn” nhưng đã thấy xuất hiện nhiều gịong ca xuất sắc bất ngờ.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 8339)
Công cuộc tranh đấu đòi quyển bình đẳng tôn giáo của Phật Giáo Việt Nam bắt đầu ở Huế với cái chết của tám Phật tử đêm 8/5/1963 tại đài phát thanh, rồi cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 tại Sài Gòn và chiến dịch “nước lũ” tổng tấn công chùa chiền toàn quốc đêm 20 rạng ngày 21/ 8/1963. Ba biến cố lịch sử quan trọng của phong trào Phật Giáo tranh đấu này dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng kéo dài nửa năm và kết thúc bằng cuộc chính biến lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 7087)
Hội đồng Giám mục Việt Nam trong tuần qua tiến hành hội nghị lần thứ 12. Trước ngày kết thúc hội nghị, một thư chung cũng được gửi cho chừng 8 triệu tín đồ Công giáo tại Việt Nam.
18 Tháng Chín 2013(Xem: 13045)
Vì nghiệp-vận của Quốc-gia và Phật-giáo, Hòa-Thượng và tôi, anh em chúng ta bị xa cách nhau 39 năm rồi. Năm nay, Hòa-Thượng đã 86 tuổi và tôi đã 93 tuổi. Trong nước Hòa-Thượng bị tù đày, ngoài nước, tôi coi như kẻ lưu đày.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 13206)
Santa Ana (Bình Sa)- Tại hội trường Jerome Center 726 S.Center St, Santa Ana, Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Pháp Nạn (1963-2013) Bồ Tát Thích Quảng Đức và Tăng tín đồ Phật Giáo vị pháp vong thân.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 8578)
Đại lễ Phật Đản 2557-2013 đã cử hành trọng thể ở khắp mọi nơi. Đặc biệt năm nay còn là lễ Tưởng Niệm Tri Ân 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu thân tại Sài Gòn ngày 11/06/1963.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 13094)
Nhân dịp Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức Lễ Tưởng Niệm 50 năm Pháp nạn (Tưởng niệm Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại ngã tư Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng Quận 3 Saigon.