Chiến hạm Mỹ vào Trường Sa để xâm nhập 12 hải lý "ảo" hay để bảo vệ tuyến hàng hải hàng không?

08 Tháng Mười 20159:21 CH(Xem: 15221)

"BÁO VĂN HÓA- CALIFORNIA" THỨ SÁU 09 OCT 2015

Chiến hạm Mỹ vào Trường Sa để xâm nhập 12 hải lý "ảo" hay để bảo vệ tuyến hàng hải hàng không?

 

image062

Vị trí xung yếu của đảo nhân tạo Chữ Thập trấn giữ ngay cổ họng tuyến hàng hải "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc cũng như "lợi ích quốc gia" của Hoa Kỳ. Vòng tròn đỏ: Vùng nhận diện phòng không trong tương lai của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa map.

 

++++++++++++++++++++++++++++++++

Mỹ sẽ điều tàu chiến tới Trường Sa?

  

image064
Image copyright US Navy Image caption Tàu hải quân Hoa Kỳ tuần tra ở Biển Đông

Hải quân Mỹ đang chờ Tổng thống Obama chuẩn thuận việc điều tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thời gian gần đây Trung Quốc đã tích cực cải tạo, cơi nới một số đảo ở Trường Sa, mà Việt Nam và một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền. Các đảo nhân tạo này được coi như tiền đồn và bàn đạp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Từ tháng Năm năm nay, đã có tin Hoa Kỳ sẽ điều tàu tới khu vực tranh chấp, nhưng tới giờ mới có thông tin từ nhiều nguồn nói quyết định thực hiện việc này có thể được đưa ra sớm.

Báo Financial Times dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên nói chiếc tàu chiến đầu tiên có thể tới trong vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc "khoảng hai tuần tới".

Nếu xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ 2012 hải quân Mỹ có hành động thách thức trực diện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua hoạt động mà Lầu Năm Góc gọi là thực thi tự do hàng hải.

Hôm 6/10, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ - Đô đốc Scott Swift, phát biểu tại một hội thảo về hàng hải ở Australia rằng "một số quốc gia" hành xử ngược lại với luật pháp quốc tế, rõ ràng ám chỉ Trung Quốc.

Đô đốc Swift được hãng tin Reuters dẫn lời nói: "Một số quốc gia tiếp tục đưa ra những cảnh báo và giới hạn không cần thiết về tự do hàng hải trong các vùng kinh tế đặc quyền và tuyên bố chủ quyền không phù hợp với [Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc]".

Đe dọa tự do hàng hải

Image copyright Reuters Image caption Thời gian gần đây Trung Quốc tăng cường cơi nới, cải tạo đảo

Hồi tháng Chín, 29 nghị sỹ Mỹ từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã ký vào một bức thư kêu gọi điều máy bay và tàu hải quân qua các đảo nhân tạo của Trung Quốc như một thông điệp mang tính biểu tượng nhằm phản đối các hành động của Trung Quốc mà họ gọi là "gây đe dọa cho tự do hàng hải và trật tự hòa bình thế giới được sắp đặt từ cuối Thế chiến II".

Nhận định về thông tin mới nhất liên quan tới việc điều tàu chiến vào trong vùng 12 hải lý quanh đảo mà Trung Quốc xây cất, nhà nghiên cứu về Biển Đông Hoàng Việt nói: "Thời gian vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều chỉ trích đối với chính quyền Obama trong việc không có những hành động kiên quyết với Trung Quốc".

Ông Việt nói với BBC: "Thông báo đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc không chấp nhận việc sử dụng các đảo nhân tạo để nhằm thay đổi hiện trạng tại Trường Sa, trong đó có việc muốn thay đổi tính chất pháp lý của các cấu trúc san hô này, nhằm tạo nên các cơ sở cho việc yêu sách chủ quyền trên biển đông của Trung Quốc".

"Đồng thời, nó cũng tỏ rõ quyết tâm "xoay trục châu Á" của chính phủ Mỹ, nhằm trấn an các đồng minh, cũng như các đối tác trước các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, nêu cao tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Luật biển LHQ."

Tuy nhiên ông Hoàng Việt cũng cho rằng còn phải chờ phản ứng của Trung Quốc và những gì diễn ra sau đó vì bất kỳ hành động nào như vậy "sẽ dẫn đến những diễn biến mới trên Biển Đông và khu vực".

"Hoa Kỳ cũng không muốn đẩy tới tình trạng đối đầu với Trung Quốc."

BBC 8 tháng 10 2015