TT Đài Loan Mã Anh Cửu đòi 200 hải lý cho đảo Ba Bình

15 Tháng Mười Hai 201510:44 CH(Xem: 12608)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 16 DEC  2015

image030image032

Ông Mã Anh Cửu đòi 200 hải lý cho đảo Ba Bình bằng cơm hộp?

(GDVN) - Mã Anh Cửu vừa chia sẻ trên Facebook hình ảnh hộp thức ăn trưa được chế biến từ các loại rau quả được cho là do thuộc cấp của ông mới mang về từ đảo Ba Bình.

Truyền thông Đài Loan ngày 15/12 đưa tin, nhà lãnh đạo đảo này ông Mã Anh Cửu vừa chia sẻ trên Facebook hình ảnh hộp thức ăn trưa được chế biến từ các loại rau quả được cho là do thuộc cấp của ông mới mang về từ đảo Ba Bình, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Ba Bình bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp từ ngày 12/12/1946 đến nay).

image033

Phần rau xào trong xuất cơm trưa mà ông Mã Anh Cửu nói rằng được đem về từ Ba Bình, Trường Sa, "căn cứ" để xác định thực thể này là một island theo Điều 121 UNCLOS.


Ông Cửu nói rằng, Ba Bình là đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa, và cũng là thực thể duy nhất ở đây có nước ngọt tự nhiên với 4 giếng nước có tỉ lệ nước ngọt lần lượt là 99,1%, 75,8%, 97,5% và 96,8%, bình quân đạt 92,3%.

Chất lượng nước ngọt tự nhiên ở Ba Bình khá tốt, không những cung cấp đủ nhu cầu nước uống cho lực lượng đồn trú (bất hợp pháp) mà còn phục vụ việc nấu nướng, sinh hoạt của lính Đài Loan.

Ngoài ra đảo Ba Bình còn có hệ thực vật phong phú với tổng cộng 147 cây cổ thụ hàng trăm tuổi có độ cao trên 10 mét. Sau đó nhà lãnh đạo Đài Loan lập luận:

Bất kể xét theo luật pháp quốc tế, kinh tế hay địa lý thì đảo Ba Bình không những phù hợp với tiêu chí của đảo tự nhiên (island) quy định trong Điều 121 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), mà còn có thể "phù hợp với đời sống của con người và duy trì đời sống kinh tế riêng", do đó không phải đảo đá (rock)?!

Sở dĩ ông Mã Anh Cửu phải vội vã trưng ra hộp cơm trưa có mấy món rau xào mà ông cho là được lính của mình trồng trên đảo Ba Bình để chứng minh thực thể này là một đảo tự nhiên (island) chứ không phải đảo đá (rock) theo Điều 121 UNCLOS là vì vụ kiện đường lưỡi bò của Philippines.

Vụ kiện này đang được Tòa Trọng tài Thường trực PCA thụ lý đến phần nội dung, trong đó có yêu cầu tòa xác định bản chất một số thực thể ở Trường Sa là gì, và ở Trường Sa không có thực thể nào là một đảo tự nhiên, do đó nó không có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế.

Khoản 1 Điều 121 UNCLOS quy định: Một hòn đảo (island) là một vùng đất hình thành tự nhiên, được bao quanh bởi nước và nổi trên mặt nước khi thủy triều lên;

Khoản 3 Điều 121 UNCLOS quy định: Đảo đá (rock) mà không thể duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Cũng không phải vội vàng nhận định, phán xét gì về hộp cơm trưa của ông Mã Anh Cửu có mang lại cho đảo Ba Bình 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế hay không.

Bởi lẽ, như thế nào là "có thể duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế riêng"? Chỉ bằng chút nước ngọt và rau rừng hay còn cần gì khác?

PCA sẽ có phán quyết sớm nhất vào giữa năm 2016, tức chỉ vài tháng nữa.

Đã có cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền, trình độ và uy tín để xét xử về việc giải thích và vận dụng Công ước UNCLOS 1982 thì hãy vui vẻ chờ đợi phán quyết của tòa. Như thế sẽ hay hơn là việc tự chứng minh bằng...cơm hộp, hay tệ hơn nữa là bóp méo các phán quyết, lập luận của tòa bằng những khái niệm pháp lý tự chế - PV

Hồng Thủy 15/12/15 15:47

18 Tháng Tư 2017(Xem: 10042)
Theo Defence News, điều này này dường như không thể bởi hiện nhóm tàu này vẫn đang ở khu vực cách bán đảo Triều Tiên khoảng 5.600km. Chưa kể, tàu sân bay USS Carl Vinson dự kiến diễn tập trận chung với quân đội Australia trên Ấn Độ Dương. Đường Đi của USS Carl Vinson. VĂN HÓA MAP
16 Tháng Tư 2017(Xem: 9810)
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/4 đưa tin, hôm qua 12/4 Nhân Dân nhật báo, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đồng loạt đưa tin về một cuộc tập trận bắn đạn thật với nội dung chính là đổ bộ chiếm đảo trên Biển Đông "diễn ra gần đây".
13 Tháng Tư 2017(Xem: 10979)
Ông Duterte: « Vì tình hữu nghị với Trung Quốc, và vì chúng ta đề cao tình hữu nghị này, tôi sẽ không đến cắm cờ Philippines nữa. Tôi sẽ không đến bất kỳ hòn đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa ». Hải đồ: chấm xanh: Philippines; chấm vàng: Việt Nam; chấm đỏ: Trung Quốc. VĂN HÓA MAP
09 Tháng Tư 2017(Xem: 9979)
Tổng thống Philippines phát biểu tại một căn cứ quân sự trên đảo Palawan ngày hôm qua 6/4: "Có vẻ như tất cả các bên đang cố gắng để lấy quần đảo này. Chúng ta hãy đòi lại những gì là của mình bây giờ, và dựng một tiền đồn mạnh ở đó, nơi thuộc về chúng ta. Hiện có rất nhiều hòn đảo, tôi nghĩ là 9 hoặc 10. Chúng ta hãy đặt các cấu trúc và cắm cờ Philippines ở đó". [1] Còn theo Reuters, ông Rodrigo Duterte nói rằng: "Những cấu trúc còn trống là của chúng ta. Chúng ta hãy sống ở đó.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 11311)
Theo thuyền trưởng Nguyễn Văn Mười, lúc 20 giờ ngày 11/3, ông Mười cùng 12 lao động đang hoạt động trên biển thì bị một chiếc tàu vỏ gỗ (không rõ quốc tịch) tấn công, nổ súng bắn xối xả về phía tàu của ông Mười.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 11500)
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam đã đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Hạm đội trong thực hiện Thỏa thuận tuần tra liên hợp mà Tư lệnh Hải quân hai nước đã ký năm 2005, góp phần duy trì trật tự, an ninh, hòa bình, ổn định trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam nhất trí với đề nghị của Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, mong muốn Hạm đội Nam Hải cùng với các lực lượng của Hải quân Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa tuần tra liên hợp để xây dựng vùng biển Vịnh Bắc Bộ hòa bình, ổn định, phục vụ lợi ích cho nhân dân hai nước.
09 Tháng Ba 2017(Xem: 11412)
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại cả Trung Quốc và Philippines cùng khẳng định chủ quyền tại Benham Rise là Reed Bank (tức Bãi Cỏ Rong). Về câu hỏi tàu Trung Quốc hiện diện trong vùng biển của Philippines để làm gì, bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzano trả lời một cách gián tiếp là Manila có được một số thông tin cho rằng các tàu của Trung Quốc đang “tìm kiếm địa điểm để đặt tàu ngầm”.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 10469)
Sự việc xảy ra chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc hôm 27/2 công bố việc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 1/5 đến 16/8 trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ và "giao tuyến hải vực Mẫn Áo", là diện tích bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
19 Tháng Hai 2017(Xem: 11138)
Một đơn vị hải chiến của Mỹ, gồm chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson bắt đầu tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017. Hải quân Mỹ thông báo tin này vài ngày sau khi Bắc Kinh cảnh cáo Washington không nên thách đố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Tại Biển Đông, cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc vừa kết thúc, Mỹ đưa một hải đội tác chiến vào vùng.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 10858)
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington, hôm qua, 08/02/2017, cho biết là Trung Quốc hiện đang nắm 20 tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và đã mở rộng các cơ sở quân sự trên 8 đảo.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 11950)
Chính quyền mới tại Hoa Kỳ sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi ông Rex Tillerson chính thức được Thượng viện Mỹ thông qua đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 12012)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trang tin của Căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, thuộc Không lực Mỹ) ngày 5.1 vừa qua đăng bài về sự việc xảy ra hơn 60 năm trước, qua lời kể của cựu binh Bob Cunningham.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 11699)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 11592)
Ngày 10/1, ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) đã đến trao tặng cho UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tấm bản đồ có tên Partie de la Cochinchine của Phillipe Vandermaelen (người sáng lập Viện Địa lý hoàng gia Bỉ xuất bản bộ Atlas Thế giới nổi tiếng) vẽ.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 12251)
Với một hạm đội chỉ có 20 chiến hạm, như thế, rõ ràng Bắc Kinh đã bỏ xa Hà Nội trong cuộc thủy chiến...