"Đi đêm": Chiến pháp vũ trang và ngoại giao kiểu mới

21 Tháng Tám 20166:59 CH(Xem: 10151)

"VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU 19  AUGUST 2016

image045

"Đi đêm": Chiến pháp vũ trang và ngoại giao kiểu mới


Philippines sẽ không nêu tranh chấp Biển Đông tại thượng đỉnh ASEAN


image047

Tổng thống Philippines Duterte, lúc đọc diễn văn trước Quốc hội ở Manila, ngày 25/07/2016.


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua 17/08/2016 tuyên bố là tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN ở Lào vào đầu tháng tới ông sẽ không nêu vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc, vì muốn thảo luận riêng với các lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề này.


Theo hãng tin AP, đêm hôm qua, 17/08/2016, tổng thống Duterte đã nói với các phóng viên rằng ông chỉ muốn nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông trong các cuộc thảo luận riêng với các lãnh đạo Trung Quốc, vì theo ông, làm ầm ĩ chuyện này chỉ khiến Trung Quốc thêm thù nghịch.


Biển Đông vẫn là một trong những chủ để nổi cộm tại các cuộc họp thượng đỉnh trước của ASEAN, vì một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.


Riêng Philippines, vào thời tổng thống Benigno Aquino, đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường Trực La Haye và tháng 7 vừa qua, tòa án này đã ra phán quyết bác bỏ hầu hết những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, khiến Trung Quốc tức giận.


Tuy nhiên, khác với người tiền nhiệm, tổng thống Duterte chủ trương một đường lối hòa dịu hơn với Trung Quốc. Ông cho biết là đặc phái viên của Philippines ở Trung Quốc, cựu tổng thống Fidel Ramos đã bày tỏ mong muốn thảo luận với Bắc Kinh về một giải pháp ôn hòa cho vấn đề tranh chấp Biển Đông.


Tại Hồng Kông vào tuần trước, ông Ramos đã gặp chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc Phó Oánh ( Fu Ying ) và hai người đã đồng ý là Philippines và Trung Quốc cần làm giảm căng thẳng thông qua đối thoại./


Thanh Phương 18-08-2016

++++++++++++++++++++++++++++++


Đưa tên lửa ra Trường Sa : Động thái bạo dạn của Việt Nam


image049

Người biểu tình Philippines phản đối Trung Quốc triển khai tên lửa ở Trường Sa ngày 25/02/2016.REUTERS/Romeo Ranoco


Ngày 10/08/2016, hãng tin Anh Reuters tiết lộ : Việt Nam đã kín đáo đưa giàn phóng tên lửa cơ động ra một số căn cứ tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông đang bị Trung Quốc tranh chấp. Loại vũ khí mới này có khả năng tấn công các cơ sở quân sự của Trung Quốc đặt trên các đảo nhân tạo trong khu vực. Thông tin này đã được giới phân tích ngoại quốc bình luận rộng rãi.


Trong bài « Giàn phóng tên lửa : Động thái bạo dạn của Việt Nam trên Biển Đông », đăng trên báo mạng Hồng Kông Asia Times và được tạp chí Mỹ The National Interest ngày 16/08 đăng lại, nhà nghiên cứu Harry J. Kazianis, chuyên gia về chính sách quốc phòng tại trung tâm nghiên cứu Mỹ The Center for the National Interest, đã cho rằng đây là một phản ứng dễ hiểu của Việt Nam trước các hành vi hung hăng của Trung Quốc trong khu vực.


Mở đầu bài phân tích, chuyên gia Kazianis, cho rằng hành động của Việt Nam là một điều tất yếu :
« Đây là điều không thể tránh khỏi : Các quốc gia trong vùng Biển Đông có tranh chấp với Trung Quốc đang bắt đầu phản công – và lần này không phải bằng chiến tranh pháp lý (lawfare), hay kiểu chiến tranh bêu xấu (shamefare) mà tôi rất thích – mà bằng cách tăng cường năng lực quân sự của mình ».


Bản tin của Reuters ghi nhận là Việt Nam đã cho chuyển các giàn phóng tên lửa EXTRA (còn được gọi là pháo phản lực) ra năm căn cứ tại Trường Sa « trong những tháng gần đây..., được giấu kín để khỏi bị phát hiện từ trên không và cho tới nay chưa được nạp tên lửa hay đạn pháo, nhưng có thể sẵn sàng tác chiến trong vòng 2-3 ngày ».


Đối với Kazianis, bản thân loại vũ khí mà Việt Nam đã chọn để bố trí trên các đảo, cũng rất đáng chú ý. Đó không phải là loại giàn phóng tên lửa thứ cấp của vài chục năm trước đây, mà là hệ thống pháo phản lực EXTRA do Israel chế tạo — một hệ thống rất hiệu quả để tiêu diệt các toán lính đổ bộ lên bờ biển.


Phản ứng trước hành vi gây hấn của Trung Quốc


Đối với chuyên gia Mỹ, phải tự hỏi là tại sao Hà Nội lại không làm những việc này sớm hơn, khi đã biết rõ hơn thiệt, và đã lường trước được các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông?


Quả thực là về Biển Đông luôn luôn có rất nhiều những lời đổ lỗi cho nhau, và không một bên tranh chấp nào vô tội trong việc gây nên những phiền phức không cần thiết, thế nhưng, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã lộ rõ nguyên hình là kẻ xâm lấn.


Việc Bắc Kinh vẽ ra đường lưỡi bò chín đoạn và đòi chủ quyền lịch sử trên tất cả những gì bên trong đường chín đoạn đó — bao gồm hầu như toàn bộ Biển Đông — đồng thời tìm cách áp đặt yêu sách của mình, đã đẩy tình hình căng thẳng lên những mức cao mới.


Qua việc sách nhiễu tàu đánh cá của các nước có tranh chấp với họ, sử dụng « lực lượng dân quân biển » để đảm bảo sự thống trị trên biển khơi, đặt giàn khoan dầu nhiều lần trong nhiều năm ở các vùng biển tranh chấp gần Việt Nam, bồi đắp các hòn đảo nhân tạo mới và đồ sộ, vốn rõ ràng là đã được quân sự hóa, Trung Quốc đã trở thành nước duy nhất tìm cách đảo ngược nguyên trạng.


Thậm chí thất bại nặng nề ở Tòa Án Trọng Tài La Haye cũng không làm Trung Quốc giảm bớt các hành động nhằm mục đích khống chế toàn khu vực – mà danh sách vừa có thêm điều được chuyên gia Kazianis gọi là « oanh tạc cơ tự sướng – bomber selfies » (chụp ảnh oanh tạc cơ chiến lược H-6 với nền là bãi Scarborough ở phía sau).


Hà Nội có phương tiện đáp trả


Trong tất cả các nước vùng Biển Đông, rõ ràng Việt Nam là nước có nhiều khả năng hơn cả để chống lại xu hướng bắt nạt của Trung Quốc, trong đó có những phương cách ngoại giao đặc thù.


Trong những năm gần đây, Hà Nội đã mua của Matxcơva một số tàu ngầm quy ước thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới, cũng như những chiến đấu cơ hiện đại. Cho dù về quân số và vũ khí, Trung Quốc vẫn hơn xa Việt Nam, nhưng các loại vũ khí mà Việt Nam đã mua ít ra là sẽ có thể cầm chân Trung Quốc trong trường hợp xẩy ra đụng độ quân sự. Một số người còn cho rằng thậm chí Hà Nội còn có thể áp dụng một chiến lược chống truy cập/chống tiếp cận khu vực (A2/AD) thô sơ, lấy thẳng từ binh thư của quân đội Trung Quốc.


Tuy nhiên, ngoài các đòn bẩy quân sự và kinh tế, cả hai nước — ít ra là trên giấy tờ — đều là những quốc gia Cộng Sản, và cho đến nay vẫn tiến hành những cuộc hội đàm "giữa đảng và đảng". Cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều có khả năng thảo luận các vấn đề Biển Đông một cách kín đáo, ngoài tầm theo dõi của các phương tiện truyền thông. Hình thức đối thoại này cho phép lãnh đạo cao cấp của hai nước trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn hơn.


Việt Nam có thể tận dụng các kênh liên lạc như vậy, làm việc với Trung Quốc để tìm kiếm thỏa hiệp khả dĩ - hoặc ít ra là bày tỏ thái độ không hài lòng mà không tạo ra một sự cố ngoại giao.


Trung Quốc sẽ có phản ứng dữ dội?


Trong khi động thái của Việt Nam chỉ là một phản ứng trước việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo mới của họ trên Biển Đông với quy mô to lớn hơn rất nhiều, Bắc Kinh được cho là rất có thể sẽ viện cớ hành động của Việt Nam để phản ứng - và thậm chí có thể đẩy mạnh việc quân sự hóa khu vực một cách đáng kể so với các đối thủ.


Thật vậy, trong những ngày gần đây, người ta được biết là trên đảo mới của họ tại Biển Đông, Trung Quốc đã có nhà chứa máy bay cỡ lớn, được gia cố, có tính chất quân sự, có khả năng chứa bất kỳ loại máy bay nào trong kho vũ khí của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể quyết định đồn trú thường trực các loại phi cơ nguy hiểm nhất của họ một cách thường trực ở đó. Và đừng quên là Trung Quốc vẫn nói rằng việc họ quyết định tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông hay không sẽ dựa trên những gì họ gọi là toàn cảnh an ninh trong khu vực.


Liệu động thái của Việt Nam có thúc đẩy Trung Quốc làm chuyện đó hay không? Câu trả lời sẽ được biết khá sớm, nhưng không trước giữa tháng 9 tới đây./


Mai Vân 18-08-2016

28 Tháng Mười 2015(Xem: 11260)
" Hãng tin AP hôm nay tường thuật rằng thoả thuận này quy định phi công của hai nước phải duy trì một khoảng cách an toàn, phải liên lạc với nhau một các rõ ràng, và tránh những cử chỉ không thân thiện, hoặc có thể gây xúc phạm cho phía bên kia".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 14956)
- "Chúng tôi đến Kỳ Anh - Hà Tĩnh vào một ngày thượng tuần tháng 10. Đây là vùng đất mà suốt mấy năm nay đã khiến bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà cũng đều dõi theo với một tâm trạng vừa âu lo vừa bức xúc". - "Âu lo vì cả một vùng lãnh thổ và lãnh hải bao la, rộng bằng 1,2 lần diện tích Macao, ở một vị trí cực kỳ xung yếu, lại được người ta giao cho một tập đoàn của Đài Loan - Trung Quốc một cách rất chi là… vô tư và chóng vánh:"
13 Tháng Mười 2015(Xem: 12062)
- "Vì vậy, kịch bản đưa ra nếu Mỹ điều tàu quân sự tới khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông là Trung Quốc cũng sẽ triển khai lực lượng hải quân của mình vừa nhằm uy hiếp vừa nhằm thể hiện sức mạnh quân sự với Mỹ". - "Và giải quyết xung đột thông qua con đường ngoại giao có lẽ vẫn là giải pháp được cả hai bên ưu tiên."
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29551)
- "Mới đây chúng tôi còn phát hiện ra rằng Cty này không dừng ở dự án trên mà còn đang nhắm đến một vị trí nhạy cảm khác ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đó là dự án khu nghỉ dưỡng nằm ở thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô và thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh". - "Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết diện tích đất được giao cho dự án lên tới xấp xỉ 200ha. Khu vực dự án nằm ngay cạnh bờ biển, cách đường quốc phòng chạy quanh núi Hòn Dòn (nơi có kho vũ khí của Bộ Quốc phòng) khoảng 1km, cách Cảng Chân Mây chừng 4km, cách đèo Phú Gia trên QL 1A hơn 1 km, cách đèo Hải Vân khoảng 7km, và cách đèo Phước Tượng trên QL 1A khoảng 17km".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 14413)
- "Hải quân Mỹ đang chờ Tổng thống Obama chuẩn thuận việc điều tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông". - "Thời gian gần đây Trung Quốc đã tích cực cải tạo, cơi nới một số đảo ở Trường Sa, mà Việt Nam và một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền. Các đảo nhân tạo này được coi như tiền đồn và bàn đạp của Trung Quốc ở Biển Đông".
04 Tháng Mười 2015(Xem: 11750)
"Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus đã đến Nhật Bản và tham gia lễ đón tàu sân bay USS Ronald Reagan, một phần mục đích là thể hiện tư thế ủng hộ cứng rắn hơn của Mỹ đối với Nhật Bản, hỗ trợ cùng ngăn chặn đối thủ chung, chẳng hạn Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên." "Quân đội Mỹ mong muốn Hạm đội 3 và Hạm đội 7 (có trụ sở ở Nhật Bản) triển khai hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, tập trung quan tâm đến khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi mà Quân đội Mỹ cho là không ổn định nhất, từ đó tạo ra thế “liên kết bao vây” của hai hạm đội này."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 11200)
"Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nhật Bản hoan nghênh sự kiện chiếc Ronald Reagan đến Nhật Bản, cho rằng điều này sẽ « góp phần củng cố an ninh của Nhật Bản cũng như duy trì an ninh và hòa bình trong toàn khu vực ».
29 Tháng Chín 2015(Xem: 11006)
"Để đối phó với chiến thuật của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông, Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành kế hoạch tái bố trí 15% lực lượng tại Hawai và « xa hơn nữa ». Tin này được báo chí Đài Loan, Hàn Quốc và trang mạng thông tin điện tử Douwei (Đa Duy) tại Hoa Kỳ loan tải."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 12444)
Kỳ 1 1. Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa Đông, bộ tư lệnh thứ hai sau vịnh Á Long Hải Nam) 2. Su Bi (hướng Nam TQ trung tâm quần đảo Trường Sa) 3. Chữ Thập (hướng Nam TQ án ngữ chính tuyến hàng hải) 4. Gạc Ma (hướng Nam TQ) 5. Vành Khăn (hướng cực Nam TQ sát Palawan) 6. Trường Sa Lớn (Biển Đông VN án ngữ chính tuyến hàng hải, tuyến đầu của Cam Ranh) 7. Ba Bình (hướng Tây Nam TAIWAN trung tâm quần đảo Trường Sa) 8. Hoa Lau (hướng Bắc MALAYSIA) 9. Palawan (hướng Tây MANILA-PHILIPPINES)
17 Tháng Chín 2015(Xem: 12471)
" South China Morning Post ngày 16/9 cho biết, các chuyên gia quân sự Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh phải xây dựng thêm đường băng thứ 3 (bất hợp pháp) ở bãi đá Su Bi quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để đáp ứng mục tiêu chiến lược lâu dài, trở thành một cường quốc hải quân, cường quốc biển thật sự."
15 Tháng Chín 2015(Xem: 12542)
Vòng tròn đỏ: Trung Quốc tham vọng mở rộng Vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) và tạo ảnh hưởng từ 7 căn cứ đảo nhân tạo ở Trường Sa; Chấm xanh: Từ Bộ tổng hành dinh Subic Manila, Hải quân Mỹ mở rộng tầm kiểm soát đến các căn cứ Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Bintulu (James Shoal), Natuna, Singapore ... Chấm tím: Bộ tư lệnh miền Tây của Philippines đặt ở Puerto Princesa-Palawan; đây là căn cứ quan yếu của Phi phòng thủ biển Tây Philippines đối đầu với các cứ điểm hỏa lực của Trung Quốc như Vành Khăn chỉ cách Palawan gần 200km. (Đồ họaVĂN HÓA map)
13 Tháng Chín 2015(Xem: 15036)
"Theo The Diplomat, các bức ảnh chụp từ vệ tinh do công ty ảnh không gian Digital Globe, có trụ sở tại Hoa Kỳ, công bố ngày 03/09/2015, cho thấy mặt bằng xây dựng mới có chiều rộng khoảng 60 mét, chiều dài 2.200 mét ở đảo Su Bi. Bề rộng của phi đạo tương đương với đường băng tại đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross), mà Trung Quốc khởi sự xây dựng từ đầu năm." Ảnh: Đồ họa của Văn Hóa về an ninh Biển Đông.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 15049)
"Trong hơn 40 năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã triển khai bình thường các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực Hoàng Sa và các vùng phụ cận."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 12539)
"Chiếc tàu chính làm chủ lực cho đợt diễn tập nhân đạo lần này vẫn là tàu bệnh viện khổng lồ USNS Mercy, từng ghé Việt Nam trước đây cũng trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương. Tuy nhiên, lần này, Hải quân Mỹ đã cử thêm chiếc USNS Millinocket, một tàu vận tải cao tốc thuộc loại tối tân nhất hiện nay đến Việt Nam, Với tốc độ 40 hải lý một giờ."
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14441)
"Tứ giác hỏa lực chéo": Gạc Ma - Chữ Thập - Su Bi - Vành Khăn. Với hỏa lực hải không quân, ra đa, tên lửa ... bố trí trên 4 căn cứ đảo nhân tạo này, Trung Quốc đủ sức khống chế quần đảo Trường Sa và con đường hàng hải quốc tế; trong khi đó, đảo lớn nhất của Việt Nam là Trường Sa Lớn rơi vào vị trí vô cùng quan trọng trong việc trách nhiệm của một căn cứ tiền tiêu bảo vệ an ninh con đường hàng hải (chấm xanh trên hải đồ). Trường Sa lớn là đảo của VNCH đóng giữ từ trước năm 1975. VĂN HÓA map
03 Tháng Tám 2015(Xem: 13731)
"Trả lời báo Politico, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đã không ngần ngại tố cáo thái độ dè dặt của chính quyền : « Chúng ta tiếp tục giới hạn hoạt động của Hải quân Mỹ ở bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo đá đã được Trung Quốc cải tạo. Đây là một sai lầm nguy hiểm vì là một sự mặc nhiên công nhận các yêu sách chủ quyền nhân tạo của Trung Quốc».