Nga tuyên bố thắng lợi trong các cuộc “trưng cầu dân ý”

28 Tháng Chín 20227:56 SA(Xem: 4258)

VĂN HÓA ONLINE – THẾ GIỚI HÔM NAY - THỨ TƯ 28 SEP 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com

image003

Nga tuyên bố thắng lợi trong các cuộc “trưng cầu dân ý”


Moscow miêu tả bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine để giành lại các khu vực này là một cuộc tấn công vào lãnh thổ có chủ quyền của mình.


28/9/2022


Patrick Jackson


BBC News


image005Nguồn hình ảnh, Reuters. Một người bỏ phiếu ở Donetsk hôm 27/9


Bốn cuộc bỏ phiếu được gọi là “trưng cầu dân ý” tại các vùng mà Nga chiếm đóng ở Ukraine đã kết thúc. Moscow có thể sử dụng kết quả những lá phiếu này làm cơ sở để sáp nhập thêm lãnh thổ.


Các quan chức do chính quyền Moscow bổ nhiệm ở các khu vực này đang tuyên bố những người bỏ phiếu gần như hoàn toàn ủng hộ việc gia nhập Nga.


Chính phủ Ukraine và các đồng minh tố cáo những cuộc “trưng cầu dân ý” này là một trò giả tạo.


Quá trình bỏ phiếu không được giám sát độc lập và không được quốc tế công nhận.


Việc bỏ phiếu được tổ chức ở các khu vực ly khai Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine, cũng như các vùng phía nam do Nga chiếm đóng là Kherson và Zaporizhzhia.


Những người tị nạn rải rác khắp nước Nga cũng có thể bỏ phiếu tại hàng chục điểm bỏ phiếu, bao gồm cả ở Crimea, một bán đảo phía nam Ukraine mà Nga sáp nhập vào năm 2014. Một phần kết quả ở Crimea cho thấy đa số cử tri ủng hộ việc gia nhập Nga.


Có tới 4 triệu người được yêu cầu bỏ phiếu ở các khu vực bị chiến tranh tàn phá, chiếm khoảng 15% lãnh thổ Ukraine.


Các hãng truyền thông do chính quyền ủng hộ Điện Kremlin điều hành ở Donetsk và Luhansk đang đưa tin rằng có tới 99,23% người dân đã ủng hộ việc gia nhập Nga - một tỷ lệ cao như vậy là điều bất thường trong một cuộc bỏ phiếu như thế này.


Có những suy đoán rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sẽ tuyên bố sáp nhập bốn vùng của Ukraine trong bài phát biểu trước một phiên họp chung của Quốc hội Nga hôm 30/9 tới đây.


Vào tháng 3/2014, Putin thông báo việc Crimea đã gia nhập Nga chỉ vài ngày sau khi một cuộc trưng cầu dân ý không được công nhận tương tự được tổ chức.


Nếu Nga sáp nhập bốn vùng mà Moscow không kiểm soát hoàn toàn này, cuộc chiến có thể bị đẩy đến một cấp độ mới và nguy hiểm hơn, với việc Moscow miêu tả bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine để giành lại các khu vực này là một cuộc tấn công vào lãnh thổ có chủ quyền của mình.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đã "vi phạm thô bạo quy chế của Liên Hợp Quốc" khi cố gắng thôn tính các vùng lãnh thổ bị chiếm giữ bằng vũ lực.


“Trò hề trong những vùng bị chiếm đóng này thậm chí không thể được gọi là mô phỏng các cuộc trưng cầu dân ý," ông Zelensky nói vào tối 27/9.


“Đó là một nỗ lực để buộc những người đàn ông ở những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine phải gia nhập quân đội Nga và chiến đấu chống lại quê hương của họ”, ông nói thêm.


Ông Zelensky nói thêm rằng đó là "một nỗ lực rất ích kỷ khi bắt buộc những người đàn ông trên lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine phải tham gia quân đội Nga trong cuộc chiến chống lại chính quê hương của họ!"


Thêm các biện pháp trừng phạt Nga


Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba kêu gọi EU áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga.


Ông nói: "Chúng tôi cần phản ứng cực kỳ nghiêm túc, hiệu quả bằng những biện pháp cụ thể sẽ đánh vào nền kinh tế Nga. Phản ứng càng nhẹ tay đối với cái gọi là trưng cầu dân ý thì động lực để Nga leo thang và thôn tính thêm các vùng lãnh thổ càng lớn".


Vương quốc Anh đáp lại cái gọi là “trưng cầu dân ý” này bằng những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào các quan chức hàng đầu của Nga đã thực thi các cuộc bỏ phiếu.


Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhắc lại rằng Phương Tây sẽ không bao giờ công nhận các cuộc sáp nhập của Nga, đồng thời cảnh báo Điện Kremlin về "những cái giá mới phải trả rất nhanh chóng và nghiêm trọng".


Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna, người đã đến thăm Ukraine hôm 27/9, mô tả các cuộc bỏ phiếu là một "trò đeo mặt nạ".


Tại Trung Quốc, một đồng minh lâu năm của Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân nói "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước phải được tôn trọng", khi trả lời câu hỏi của phóng viên về các cuộc “trưng cầu dân ý”.


Tổng thống Putin biện minh rằng các cuộc trưng cầu dân ý được thiết kế để ngăn chặn cuộc đàn áp người gốc Nga và những người nói tiếng Nga ở Ukraine - một cáo buộc mà chính phủ Ukraine đã bác bỏ.


Trong một bài phát biểu trên truyền hình, nhà lãnh đạo Nga cho biết: “Việc cứu lấy người dân ở tất cả các vùng lãnh thổ đang được trưng cầu dân ý được đặt lên hàng đầu và là tâm điểm chú ý của toàn xã hội và đất nước chúng ta”.


Một kết quả ít ngạc nhiên


Phân tích của James Waterhouse, phóng viên BBC News ở Kyiv


Kết quả của bốn cuộc trưng cầu dân ý tự dựng lên này sẽ gây ít ngỡ ngàng cho bất kỳ ai, ít nhất là ở Ukraine.


Các lá phiếu ủng hộ việc gia nhập Nga là sự tiếp nối cách tường thuật của Điện Kremlin về chuyện cố gắng "giải phóng" người Ukraine ở những khu vực này, cũng như nỗ lực hợp pháp hóa sự hiện diện của họ ở Ukraine.


Ukraine và Phương Tây không công nhận quá trình này, và BBC đã tiếp cận những bằng chứng về việc các binh sĩ có vũ trang tới từng nhà thu thập phiếu bầu, cũng như có người nói rằng việc bỏ phiếu hoàn toàn không được tổ chức. 


Nga dự kiến ​​sẽ nhanh chóng soạn thảo các luật mới xung quanh việc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ bị tranh chấp này, và đã đe dọa sử dụng nhiều vũ khí gây sát thương hơn nếu những vùng này bị nhắm đến trong tương lai.


Điều mà Kyiv luôn nói là mục tiêu của họ không thay đổi, bất kể những tuyên bố (và bây giờ là kết quả) nào từ Moscow.


Các cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bốn ngày, binh sĩ hộ tống quan chức đến nhà dân. Các điểm bỏ phiếu chỉ mở cửa vào ngày 27/9.


"Bằng tiếng nói của mình, tôi muốn cố gắng góp phần nhỏ vào việc ngăn chặn chiến tranh", Galina Korsakova, 63 tuổi, đến từ Donetsk, nói với hãng tin AFP tại một điểm bỏ phiếu ở Crimea. "Tôi rất muốn về nhà."


Các cuộc bỏ phiếu không được công nhận đã được tổ chức khi chiến tranh vẫn tiếp diễn, và ít nhất một quan chức bầu cử đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng tên lửa ở thành phố Berdyansk của Zaporizhzhia.


Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, hàng chục ngàn binh lính và dân thường đã thiệt mạng hoặc bị thương, nhiều thành phố và thị trấn đã thành đống đổ nát.


Hơn 7,4 triệu người Ukraine hiện được ghi nhận là người tị nạn, trong đó có gần 2,7 triệu người ở Nga, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 21136)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20952)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21280)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20488)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20491)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24863)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21458)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20917)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23553)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21118)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17959)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20450)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20613)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.