Ethiopia: Biểu tượng của đầu tư ồ ạt Trung Quốc ở châu Phi

19 Tháng Sáu 20188:23 CH(Xem: 12286)

VĂN HÓA ONLINE - CHÂU PHI  - THỨ TƯ 20 JUNE 2018


Ethiopia: Biểu tượng của đầu tư ồ ạt Trung Quốc ở châu Phi


Thu Hằng 18-06-2018


image023Tuyến đường sắt Addis-Abeba đến Djibouti do Trung Quốc xây dựng được khánh thành ngày 05/10/2016 tại Ethiopia.AFP/Zacharias ABUBEKER


Trang nhất các nhật báo Pháp ra ngày 18/06/2018 tiếp tục đề cập đến việc Liên Hiệp Châu Âu bị chia rẽ sâu sắc và tỏ ra bất lực trước làn sóng di dân, đặc biệt sau sự kiện con tầu Aquarius chở 630 người phiêu bạt từ Ý sang Tây Ban Nha.


Kỳ thi tú tài tại Pháp, bắt đầu từ hôm nay, trong bối cảnh cải cách đầu vào đại học là chủ đề nổi bật của thời sự Pháp, cùng với luật Khế  Ước Cải Cách Doanh Nghiệp, được bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire trình lên Hội Đồng Bộ Trưởng trước khi được đưa ra thảo luận ở Nghị Viện, cũng như việc đảng Cộng Hòa Tiến Bước bắt đầu bị chia rẽ sau một năm cầm quyền.


Ethiopia rộng tay đón đầu tư Trung Quốc


Riêng nhật báo Le Monde có bài phóng sự thú vị về sự hiện diện khắp nơi của Trung Quốc tại Châu Phi, trong đó Ethiopia là biểu tượng đặc trưng của làn sóng đầu tư ồ ạt, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng.


Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ethiopia và đầu tư ồ ạt vào quốc gia có khoảng 100 triệu dân này vì Ethiopia muốn gia nhập vào các nước có thu nhập trung bình từ nay đến năm 2025. Từ năm 2005 đến 2012, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tham gia vào hơn 700 dự án, đã đi vào hoạt động hoặc đang thực hiện, và sử dụng khoảng 165.000 nhân công.


Hàng loạt tập đoàn xây dựng Trung Quốc (CCECC, CSCEC, CCCC…) có ít nhất một dự án khổng lồ tại quốc gia rộng lớn ở vùng sừng châu Phi: tuyến đường cao tốc đầu tiên, một tuyến tầu điện, trụ sở của Liên Hiệp Châu Phi (một món quà của Bắc Kinh, được khánh thành tháng 01/2012) và hiện là dự án mở rộng sân bay quốc tế Bole với tổng chi phí lên đến 345 triệu đô la hoàn toàn do ngân hàng xuất nhập khẩu Exim Bank của Trung Quốc tài trợ.


Dự án tiêu biểu nhất chính là tuyến đường sắt nối liền thủ đô Addis-Abeba của Ethiopia với nước Djibouti nhỏ bé có hải cảng, từng được xây trong thời Pháp thuộc. Một công ty Trung Quốc được phép khai thác tuyến đường sắt, đào tạo nhân viên địa phương tại các toa tầu trong vòng sáu năm và trên lý thuyết, người Ethiopia sẽ đảm nhiệm công việc này từ năm 2024.


Với Trung Quốc, tuyến đường sắt Addis-Abeba - Djibouti còn là một chặng của dự án « Con đường tơ lụa mới », biểu tượng cho chính sách bành trướng toàn cầu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


Trung Quốc: Chỉ quan tâm đầu tư kinh tế, không đòi hỏi dân chủ


« Ethiopia giao phần lớn dự án này cho Trung Quốc vì quốc gia châu Á này còn sẵn sàng cung cấp tài chính, trong khi phương Tây không làm điều đó », theo phân tích của Yunnan Chen, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc-Châu Phi tại đại học Johns-Hopkins ở Washington DC. « Bắc Kinh chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, trái ngược với Washington thường tập trung về vấn đề an ninh và chính trị », theo nhận định của một kinh tế gia ẩn danh thuộc Hội Đồng đầu tư Ethiopia.


Chính vì vậy, Trung Quốc thường được chính quyền quốc gia châu Phi này ưu ái. Thực vậy, một mặt vì muốn theo mô hình phát triển của Trung Quốc, mặt khác Ethiopia cũng đánh giá cao chính sách đối ngoại không can thiệp của Bắc Kinh, không đặt điều kiện về các vấn đề nhân quyền hay chỉ trích các chế độ chuyên quyền… trong khi phương Tây thường gây sức ép về mặt dân chủ.


Chiến lược « đôi bên cùng có lợi »


Quan hệ « đôi bên cùng có lợi » giữa Bắc Kinh và Addis-Abeba được tăng cường từ những năm 2000. Trung Quốc là đầu tầu cho dự án tăng tốc công nghiệp hóa của Ethiopia với mô hình thiên về xuất khẩu để trữ ngoại tệ.


Chính vì vậy, Ethiopia cần phát triển hạ tầng, còn Trung Quốc cũng thấy phần bánh trong đó. Ethiopia không có nguồn tài nguyên dồi dào, nhưng lại có đông đảo nhân công giá rẻ, thường được ví như « Trung Quốc của châu Phi ».


Bắc Kinh được lợi rất nhiều trong chiến lược hợp tác thương mại « mất cân đối » này : Năm 2016, Ethiopia xuất khẩu 88,7 triệu đô la sang Trung Quốc nhưng nhập đến 3,21 tỉ đô la, chủ yếu phục vụ các dự án hạ tầng do Exim Bank tài trợ, tiếp theo là dệt may, thuộc da hoặc dược phẩm.


Thị trường Ethiopia tràn ngập hàng Trung Quốc, từ quần áo đến đồ gia dụng bằng nhựa hoặc thiết bị điện tử và máy móc… Nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đau đầu vì khối lượng hàng hóa dư thừa, giá bán rẻ, bỗng tìm được đầu ra mới ở quốc gia châu Phi này.


Sau 6 năm bị chiếm đóng dưới thời Mussolini (1935-1941), Ethiopia vẫn tự hào chưa từng khuất phục trước thế lực nước ngoài nào. Thế nhưng, vì cần tăng trưởng để cải thiện đời sống người dân, Ethiopia tìm đến Trung Quốc như một đối tác không thể thiếu, trong khi các doanh nghiệp Ethiopia chưa đủ sức cạnh tranh với người Hoa.


Thương mại : Mỹ-Trung cùng nhau tăng thuế


Mỹ và Trung Quốc đồng loạt tăng thuế nhập khẩu 25% nhắm vào nhiều mặt hàng của nhau kể từ ngày 06/07 tới là chủ đề được hai nhật báo Le Monde và Les Echos cùng đề cập.


Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua quyết định đánh thuế 50 tỉ đô la đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc. Theo Le Monde, danh sách đầu tiên gồm hơn 800 loại mặt hàng, trên khoảng 1.102 sản phẩm, sẽ chịu khoản thuế bổ sung 25%. Bắc Kinh ngay lập tức cũng thông báo biện pháp đáp trả, trước mắt đối với 659 sản phẩm và chủ yếu tập trung vào nông phẩm Mỹ, đặc biệt là đậu nành, để đánh vào tầng lớp cử tri ủng hộ tổng thống Trump.


Bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết « mọi điểm được hai bên ký kết trong các cuộc đàm phán trước từ giờ trở nên vô hiệu ». Như vậy, theo Les Echos, bất chấp mọi nỗ lực đàm phán trước đây và vai trò của Trung Quốc trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ vẫn thẳng tay áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại.


Nhập cư : Độc dược chia rẽ Liên Hiệp Châu Âu


Chủ đề chính của các nhật báo Pháp là sự kiện con tầu Aquarius chở 630 di dân được cứu ngoài khơi Địa Trung Hải đã cập cảng Valence, Tây Ban Nha, ngày 17/06/2018.


Với Libération, « cuối cùng Aquarius đã cập cảng ». « Châu Âu tìm giải pháp để tránh một cuộc khủng hoảng di dân mới » là hàng tựa trên trang nhất của Le Figaro với hình ảnh con tầu mầu cam, cập cảng Valencia, Tây Ban Nha, sau khi tân chính phủ Ý từ chối tiếp nhận.


Các nhật báo đều có cùng nhận định là sự kiện này cho thấy những rạn nứt trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu đối với việc quản lý làn sóng di cư. Trong bài viết « Merkel, Macron và Liên Hiệp Châu Âu trước làn sóng chống nhập cư », Le Monde đánh giá « việc cánh hữu cứng rắn và phe cực hữu xích lại gần nhau làm rung chuyển thêm sự gắn kết của châu Âu ».


Les Echos nhận định ở trang trong : « Với tầu Aquarius, Tây Ban Nha muốn gây chấn động chính trị »« kêu gọi đừng để các nước Nam Âu một mình cáng đáng sức ép di dân ».


Xã luận của nhật báo Công Giáo La Croix cũng cho rằng quyết định đón 630 di dân của Madrid chỉ là một khoảnh khắc tạm thở phào trước cuộc khủng hoảng di dân, được ví như một « độc dược » đang có nguy cơ làm bùng nổ châu Âu. Vì tại Đức, đảng liên minh chính phủ với thủ tướng Merkel dọa rút lui bằng cách gây sức ép để có thể trục xuất một người từng xin tị nạn tại một nước khác thuộc Liên Hiệp Châu Âu. Tương tự, một « trục » chống di dân bất hợp pháp đã được hình thành theo lời kêu gọi của bộ trưởng Nội Vụ các nước Đức, Áo và Ý.


Với xã luận của Le Monde, con tầu « Aquarius là cái bẫy của phe cực hữu » Ý đang tìm cách chứng tỏ cho Bruxelles là họ không đoái hoài đến mối đe dọa đang đè nặng lên Liên Hiệp. Họ giăng ra chiếc bẫy đáng gờm này ngay trước thềm bầu cử Nghị Viện Châu Âu, dự kiến vào tháng 05/2019.


Hai ngày thượng đỉnh châu Âu, 28-29/06, theo xã luận của La Croix, hẳn là cơ hội để các nước xem xét lại quy định, cách thức đón tiếp di dân và nền tảng của Hiến chương Liên Hiệp : « Ý thức được di sản tinh thần và đạo đức, Liên Hiệp dựa trên các giá trị không chia rẽ được và phổ quát về nhân phẩm, tự do, công bằng và tương ái ».


Bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ : Đối lập lo sợ gian lận hàng loạt


Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức bầu cử tổng thống và Nghị Viện vào ngày 24/06 tới, phe đối lập tỏ ra quan ngại về nguy cơ gian lận hàng loạt và có tổ chức.


Theo thông tín viên của La Croix, luật bầu cử mới được thông qua vào tháng 03/2018, đặt ra nhiều nghi vấn, như các lá phiếu không được chính quyền đóng dấu vẫn được tính ; lực lượng cảnh sát có thể can thiệp tại phòng phiếu mà chỉ cần một cử tri yêu cầu miệng ; các phòng phiếu có thể được di chuyển từ nơi này sang nơi khác.


Hai biện pháp cuối cùng đặc biệt liên quan đến vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có đa số dân là người Kurdistan, thường có tác động đến mầu sắc chính trị ở tân Nghị Viện. Chỉ có những đảng thu được 10% số phiếu có thể cử nghị sĩ đến Ankara và theo một số thăm dò gần đây, cánh tả thân Kurdistan của đảng HDP có thể đạt được con số này và như vậy, tân chính phủ sẽ không có đa số.


Nhật báo Le Monde đánh giá « cuộc vận động tranh cử không dễ dàng gì cho Erdogan »« tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không khích lệ được đông đảo cử tri cho cuộc bầu cử ngày 24/06 ». Ngoài ra, chưa bao giờ, kể từ 15 năm qua, « ông Erdogan lại có vẻ suy yếu về mặt chính trị như vậy », thêm vào đó là tình hình ảm đạm của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ : lạm phát tăng theo hai con số, đồng tiền mất 15% trị giá so với đô la Mỹ từ đầu năm 2018, chảy máu nguồn vốn…
10 Tháng Tám 2014(Xem: 21136)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận chấm dứt mọi hành động có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng đông nam Á tại hội nghị an ninh khu vực đang diễn ra ở thủ đô Nay Pi Taw của Miến Điện, hãng tin AFP cho biết.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20952)
Thưa ngài Đại sứ, trước hết, cho phép tôi và nhân dân Việt Nam cám ơn ngài về những đóng góp to lớn của ngài trong mối quan hệ hai nước thời gian qua. Tôi xin phép được hỏi ngài là Mỹ và Việt Nam có thể nâng tầm quan hệ song phương từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược không và nếu có thì khi nào? Xin cảm ơn ngài! (tran ngoc dong, 30 tuổi)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 21280)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20488)
Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8. Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 20491)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển vượt bậc trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó có việc hai bên đã đưa quan hệ lên tầm đối tác hợp tác toàn diện; hợp tác thương mại và đầu tư tăng nhanh; hợp tác về giáo dục-đào tạo, quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh; quá trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đạt được những kết quả tích cực.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 24863)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận nhân vật được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào chức Đại sứ Mỹ tại Nga. Ông John Tefft, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đặc trách các vấn đề Đông Âu, đã được nhất trí chuẩn thuận hôm qua, để điền thế vào chức vụ đã bị để ngỏ từ tháng Hai năm nay.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 21458)
Bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận gay gắt, coi các cáo giác trên là là một « mưu đồ độc địa » và « hoàn toàn hư cấu » Tuyên bố phủ nhận nói trên được phát đi qua một thông cáo đề ngày qua (28/7) của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên và đã được thông tấn xã chính thức KCNA phổ biến rộng rãi. Trong tuần qua, nhật báo Anh Daily Telegraph dẫn các nguồn tin phương tây khẳng định lực lượng của Hamas đã ứng tiền mặt trước để mua của Bắc Triều Tiên tên lửa và các thiết bị truyền tin.
29 Tháng Bảy 2014(Xem: 20917)
Các giới chức Hoa Kỳ đã cho công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Nga đã bắn tên lửa nhắm vào lực lượng Ukraina, hồi tuần trước, để hỗ trợ nhóm phiến quân ly khai. Những hình ảnh - được chuẩn bị bởi Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia và được Bộ Ngoại giao chuyển tiếp đến các phóng viên báo chí - cho thấy những gì chính phủ Hoa Kỳ nói về các bệ phóng tên lửa và pháo tự hành trên lãnh thổ Nga.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 23553)
Tướng Prayuth là người ủng hộ mạnh mẽ hoàng gia Thái Thái Lan vừa có bản Hiến pháp tạm thời cho phép vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính vừa qua nắm toàn bộ an ninh quốc gia và có quyền trấn áp bất kỳ hành động nào được cho là mối nguy đối với hòa bình, an ninh, kinh tế hay nền quân chủ của đất nước.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 21118)
Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 17959)
Tin cho hay ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có chuyến thăm tới Hoa Kỳ bắt đầu từ 21/7.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 20450)
Theo Reuters, ngày 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ dùng ảnh hưởng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine để cho phép điều tra đầy đủ vụ bắn hạ máy bay của Malaysia Airlines, song tuyên bố phương Tây phải gây sức ép để Kiev chấm dứt các hành động thù địch.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 20613)
Tờ báo Helsingin Sanomat của Phần Lan đưa tin, tại sân bay quốc tế Helsinki Vantaa ở Thủ đô Helsinki của Phần Lan, Hải quan nước này bắt giữ một container chứa các thành phần vũ khí tên lửa được chuyển từ Việt Nam đến Ukraine (chưa xác thực). Vậy đâu là sự thật, chúng ta cần phân tích để thấy rõ thông tin trên báo Phần Lan là đúng hay sai.