Đô Đốc Harry Harris Jr.,: TQ xây Vạn lý Trường Thành trên biển Đông / Hạm trưởng Mỹ gốc Việt dẫn hai khu trục hạm "thăm" Đà Nẵng

07 Tháng Tư 20157:21 CH(Xem: 9939)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 08 APRIL 2015
Đô Đốc Harry Harris Jr.,: Trung Quốc xây Vạn lý Trường Thành trên Biển Đông
blank
Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, Đô Đốc Harry Harris Jr.,

Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, Đô Đốc Harry Harris Jr., khẳng định chính sách tái cân bằng lực lượng sang khu vực Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ đang đi đúng hướng

Các công trình lắp đất xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong Biển Đông đã khiến người ta hoài nghi về các ý đồ của Trung Quốc, và tự hỏi liệu Bắc Kinh thực sự muốn hợp tác hay là có ý định đối đầu với các cường quốc khác trong khu vực.

Đó là lời bình luận của Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, bày tỏ quan tâm về việc Trung Quốc đang xây điều mà ông miêu tả là một bức “Vạn lý Trường Thành bằng Cát” trên Biển Đông.

Báo The Wall St. Journal hôm 31 tháng Ba tường thuật rằng trong một phát biểu công khai, trực tiếp chỉ trích các công trình xây cất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris Jr., nói Bắc Kinh đang xây “một vạn lý trường thành” trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp.

Đô Đốc Harris được trích lời nói rằng: “Khi xét toàn diện các hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với các nước giành chủ quyền nhỏ hơn, sự thiếu minh bạch của cái đường 9 đoạn và tình trạng bất cân xứng giữa khả năng của Trung Quốc so với các nước láng giềng nhỏ - thì thật không đáng ngạc nhiên là quy mô của các công trình xây các đảo nhân tạo đặt ra những nghi vấn nghiêm trọng về ý đồ của Trung Quốc.”

Ông cho rằng cái đường 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, không phù hợp với luật quốc tế,  Ông nói việc Trung Quốc xúc tiến các hoạt động cải tạo các bãi đá với quy mô chưa từng thấy trước đây là điều “rất đáng lo ngại”.

Australia, một đồng minh lâu năm của Mỹ, cũng bày tỏ quan tâm và năm ngoái, chính phủ Úc ký hiệp định củng cố hợp tác quân sự với Nhật Bản như một cách để tăng khả năng quốc phòng trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định chính sách tái cân bằng lực lượng sang khu vực Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ đang đi đúng hướng trong mục tiêu chuyển 60% lực lượng sang Á Châu-Thái Bình Dương trước năm 2020. Washington đã điều tàu đổ bộ mới nhất của Hải quân Hoa Kỳ, chiếc USS America sang khu vực. Đây là một tàu đổ bộ được thiết kế để chở một số lượng lớn binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến phục vụ các nhiệm vụ quân sự và cứu trợ nhân đạo. Tàu có bãi đáp cho các loại chiến đấu cơ và máy bay trực thăng.

Đô đốc Harris Jr. kêu gọi tất cả các bên liên quan phải tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN, cam kết sẽ kiềm chế các hoạt động “gây phức tạp hay làm leo thang căng thẳng trong khu vực”.

Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương nói bằng cách duy trì sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, trong tình huống khủng hoảng xảy ra, “Mỹ có thể dễ dàng điều lực lượng Hải quân có khả năng ứng phó nhanh tới nơi, hầu duy trì tình trạng an ninh và ổn định khu vực.”

VOA 02.04.2015 Nguồn: WSJ, Worldpress

++++++++++++++++++++++++++++++

USS Fitzgerald (DDG 62) và USS Fort Worth (LCS 3) cập cảng Tiên Sa thăm Đà Nẵng trong 5 ngày (từ ngày 6-10/4)

Đại tá Lê Bá Hùng: "Việt Nam có chỗ đứng rất đặc biệt trong trái tim tôi"

THÙY LINH

07/04/15 07:25

(GDVN) - Chỉ huy chiến hạm Mỹ thăm Việt Nam lần này là Đại tá Lê Bá Hùng, Phó Tư lệnh biên đội tàu khu trục số 7 của DESRON, một người gốc Việt...
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, ngày 6/4, hai tàu của Hải quân Hoa Kỳ là tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) thuộc Liên đội tàu Khu trục (DESRON) đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) chính thức thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng trong 5 ngày (từ ngày 6-10/4).
blank
Hai tàu Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) ngày 6/4. Ảnh Thùy Linh

Sỹ quan cao cấp phụ trách hai con tàu này là Đại tá Lê Bá Hùng (người Mỹ gốc Việt, Phó Tư lệnh biên đội tàu khu trục số 7 của DESRON).

Trở lại Việt Nam lần này, đại tá Lê Bá Hùng chia sẻ: "Mỗi lần Hải quân Hoa Kỳ cử tôi về Việt Nam thì tôi rất biết ơn và cảm ơn về những chuyến đi như thế này.

Việt Nam có một chỗ đứng rất đặc biệt trong trái tim tôi cũng như trong gia đình của tôi. Tuy nhiên, là một công dân Mỹ, tôi cũng rất tự hào vì được phục vụ cho đất nước của mình", đại tá Lê Bá Hùng nói.
blank
Đại tá Lê Bá Hùng rất cởi mở, thân thiện...Ảnh Thùy Linh

Vị đại tá này luôn nở nụ cười thân thiện khi gặp các sỹ quan và thủy thủ Hải quân Việt Nam cũng như các phóng viên báo chí trong và ngoài nước. Đặc biệt, đại tá Hùng còn nói nhiều câu tiếng Việt như để minh chứng rằng mình là người con của nước Việt mến yêu.

"Tôi và các thủy thủ tàu rất trông đợi chuyến thăm này", đại tá Hùng vui vẻ nói.

Theo đại tá Hùng, việc xây dựng các mối quan hệ rất quan trọng đối với Hải quân Hoa Kỳ. Trong 5 ngày ở Đà Nẵng, hai bên sẽ tập trung vào một loạt các sự kiện và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải, các hội thảo về luật biển, các buổi hòa nhạc, các hoạt động phục vụ cộng đồng và các hoạt động giao lưu thể thao.

"Trong những ngày tới, chúng tôi rất vui khi hải quân hai nước đi ra ngoài khơi để cùng nhau thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu", đại tá Hùng chia sẻ.
blank
Đại tá Lê Bá Hùng nhận hoa của Hải quân Việt Nam. "Tôi và các thủy thủ tàu rất trông đợi chuyến thăm này", đại tá Hùng chia sẻ. Ảnh Thùy Linh

Được biết, đại tá Lê Bá Hùng là người gốc Huế (Việt Nam) và theo học trường Trung học phổ thông Gar-Field ở Woodbridge, bang Virginia.

Ông tốt nghiệp hạng ưu Học viện Hải quân Hoa Kỳ năm 1992 với bằng cử nhân kinh tế.

Về hoạt động trên biển, Đại tá Hùng từng làm sỹ quan phụ tá và đại úy trên tàu Tuần Dương Hạm USS TICONDEROGA (CG 47), sỹ quan kiểm soát cháy nổ trên tàu USS Wasp (LHD 1, sỹ quan phụ trách vũ khí và sỹ quan chỉ huy các hệ thống tác chiến trên Tuần Dương Hạm USS Hue City (CG 66), Hạm phó Khu trục Hạm USS CURTIS WILBUR (DDG 54), và sỹ quan chỉ huy trên tàu USS Lassen (DDG 82).

Trong thời gian ông chỉ huy, tàu Lassen đã giành giải thưởng Hoạt động tác chiến hiệu quả năm 2009 và Giải thưởng dành cho đơn vị Hải quân nổi bật năm 2010.
blank
Một góc của tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62). Ảnh Thùy Linh

Đại tá Hùng từng phục vụ tại Hạm đội 2 Hoa Kỳ và Bộ Tư lệnh Liên quân Hoa Kỳ và từng làm trợ lý điều hành cho hai Tư lệnh thuộc Hạm đội 7. Gần đây nhất ông từng làm trợ lý quân sự cho Bộ trưởng Quốc phòng.

Đại tá Hùng từng tốt nghiệp Đại học Chiến tranh Hải quân và trường sỹ quan Liên quân, nghiên cứu sinh của Trung tâm Weatherhead về các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Harvard và được lựa chọn là nghiên cứu sinh cho Hội thảo MIT XXI.

Ông có bằng thạc sỹ nghiên cứu tác chiến từ trường Đào tạo sau đại học của Hải quân năm 1999 và bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh từ đại học Touro International năm 2005./

Hải quân Mỹ-Việt sẽ thực hành "Ứng xử chạm trán ngoài ý muốn trên biển"

THÙY LINH

06/04/15 14:26

(GDVN) - Sẽ cho phép tàu của hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn...

Hai chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ đã tới Đà Nẵng

Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, sáng 6/4, hai tàu của Hải quân Hoa Kỳ là tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) thuộc Liên đội tàu Khu trục (DESRON) đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) chính thức thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng trong 5 ngày (từ ngày 6-10/4).

Đúng 10h35 ngày 6/4, các thành viên trên hai tàu này đã xuống chào xã giao các quan khách. Lễ đón được diễn ra trọng thể ngay tại cầu cảng Tiên Sa, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Theo Đại tá Lê Bá Hùng (người Mỹ gốc Việt, hiện là Phó Tư lệnh đội Tàu khu trục số 7 của DESRON) trong 5 ngày thăm hữu nghị Đà Nẵng, sẽ tập trung vào một loạt các sự kiện và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải, các hội thảo về luật biển, các buổi hòa nhạc, các hoạt động phục vụ cộng đồng và các hoạt động giao lưu thể thao.

Đặc biệt, hoạt động giao lưu trên biển sẽ cho phép tàu của hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu.

Ngay sau lễ đón, lãnh đạo hai tàu đã cho đoàn phóng viên trong nước và quốc tế lên tàu để tham quan.

Một số hình ảnh PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ghi lại trên tàu USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu USS Fort Worth (LCS 3):
blank
Hai tàu Hải quân Hoa Kỳ đã cập cảng Tiên Sa, chính thức thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng trong 5 ngày từ ngày 6-10/4.
blank
Phía sau tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62)
blank
Hải quân trên tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62).
blank
Sau khi tiến về cầu cảng Tiên Sa, công tác chuẩn bị neo đậu được các thành viên trên tàu triển khai khẩn cấp, trong đó có nhiều thủy thủ nữ.
blankblank
Đúng 10h35, các thành viên trên hai tàu xuống tàu chào xã giao các quan khách...
blank
Chuyến thăm lần này đánh dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, xây dựng niềm tin trong lĩnh vực hàng hải và phát triển quan hệ giữa người dân và hải quân hai nước.
blank
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm ngay tại cầu cảng Tiên Sa.
blank
Sự kiện này thu hút rất đông phóng viên trong nước và quốc tế đưa tin.
blank
Thuyền cứu hộ trên tàu USS Fort Worth...
blank
...trực thăng có người lái trên tàu USS Fort Worth....
blank
...và trực thăng không người lái trên tàu USS Fort Worth.
blank
Bên trong tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth.
blank
Sĩ quan, thủy thủ giới thiệu về các vũ khí trang bị trên tàu USS Fort Worth.
image077
Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald...
blankblank
Trên tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald có nhiều vũ khí tối tân, hiện đại...
blankblank
...phía mũi tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald.
blank
Hai tàu Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa...
blank
Bên trong khoang lái của tàu USS Fort Worth.
blankblank
Tàu USS Fort Worth là thế hệ thứ hai của lớp Fredoom, là loại tác chiến gần bờ, và là một trong những tàu chiến tối tân và hiện đại nhất hiện nay...
blank
Phía sau tàu USS Fort Worth có một sân bay dành cho máy bay trực thăng cất và hạ cánh...
blank
Được biết, tổng số tiền đóng tàu và trang thiết bị trên tàu tác chiến ven biển USS Fort Worth khoảng 400 triệu USD.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10529)
Trong không khí phấn khởi của phong trào đòi dân chủ và dân sinh tại Phnom Penh vào tháng 12/2013 và tháng 01/2014, với những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong lịch sử Cam Bốt, một khía cạnh đen tối đã xuất hiện
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 10377)
Hôm qua, 05/01/2014, hàng ngàn người đã biểu tình ở Rangun để đòi xóa bỏ những đạo luật mang tính trấn áp và chấm dứt các vụ bắt giữ mang tính chính trị ở Miến Điện. Nhưng những người biểu tình cũng đòi chính phủ sửa đổi bản Hiến pháp năm 2008, để lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi có thể lên làm tổng thống Miến Điện.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 13311)
Tám năm sau Hội Tết Liên Hội tại Fairgrounds Santa Clara San Jose đạt con số kỷ lục. Hơn 70 ngàn vé vào cửa và tiền lời gần 80 ngàn. Nhưng sau đó thì thành tích từ từ đi xuống. Năm nay San Jose có 3 hội Tết nhưng chưa biết kết quả ra sao. Hai Hội Tết đúng ngày đầu năm âm lịch. Tết của tổ chức mới làm tại Faigrounds. Tết cuả anh bạn trẻ vẫn làm tại Sài Gòn Town và Tết của ông Lại Đức Hùng lui lại một tuần. Khiêm nhượng hơn, mang vẻ anh hùng thấm mệt. Nhưng IRCC vẫn dự trù sẽ đến với anh em. Đó là chuyện Tết San Jose.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12401)
Quan hệ quốc phòng Nga-Việt đang rất khởi sắc trong thời gian ba năm gần đây, với hàng loạt hợp đồng của Việt Nam đặt mua vũ khí hiện đại của Nga trị giá hàng tỷ đô la. Dấu hiệu rõ rệt nhất về quan hệ gắn bó trở lại giữa Hà Nội và Mátxcơva là chuyến công du Việt Nam ngày 12/11/2013 vừa qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19128)
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10847)
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng tuy mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh là phức tạp và hai nước có những bất đồng thật sự, xung đột không phải là không thể tránh được.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11821)
Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của mình trên Biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11924)
Hôm 23/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ), bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đều nhận chủ quyền. Động thái này đã làm gia tăng căng thẳng vốn có giữa hai nước, nguy cơ xung đột cũng vì thế mà tăng cao.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11763)
Vào ngày 02/11/2013 dự án cáp treo từ Sa Pa đến thung lũng Mường Hoa và lên đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất Đông Dương đã được khởi công với số vốn 4.400 tỉ đồng Việt Nam, tương đương khoảng 208 triệu đô la Mỹ.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11569)
Là sản phẩm của Chiến tranh lạnh và cũng là biểu tượng của thế giới lưỡng cực bên tự do tư bản bên độc tài Cộng sản, bức tường Berlin được phía Đông Đức xây dựng vào tháng 8 năm 1961 và sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Vì sao bức tường chia cắt không tồn tại được trăm năm như lãnh đạo Đông Đức Honecker tuyên bố trước đó vài tháng ?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10981)
Căn cứ theo phán quyết năm 1962, trong quyết định vừa được công bố sáng nay (11/11/2013) Tòa Án Quốc Tế đặt trụ sở tại The Hague - Hà Lan, khẳng định chủ quyền của Cam Bốt đối với khu vực chung quanh đền cổ Preah Vihear. Đây là một vùng đất có diễn tích 4,6 km vuông, có tranh chấp chủ quyền giữa Cam Bốt và Thái Lan.