Đãi Tổng Thống Pháp sao không dùng rượu vang Đà Lạt?

14 Tháng Chín 201611:56 CH(Xem: 8784)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  NĂM 15 SEP 2016

Rượu đón Tổng thống Pháp ở Việt Nam gây tranh cãi

image087

Tổng thống Pháp Francois Hollande (trái) và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, 6/9/2016.


Xuất hiện dư luận trái chiều về việc Việt Nam sử dụng rượu ngoại trong bữa tiệc chiêu đãi nguyên thủ Pháp ở Hà Nội.


Dù Tổng thống Francois Hollande về nước hôm qua, 7/9, kết thúc chuyến công du Việt Nam đầu tiên của một nguyên thủ Pháp trong hơn một thập kỷ, dư âm vẫn còn.


Trưa 6/9, Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang chủ trì bữa tiệc chào đón ông Hollande tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Hà Nội.


Trên bàn tiệc với tông chủ đạo màu vàng là hình ảnh của loại rượu nhãn hiệu BIN 999 Merlot được cho là sản xuất tại Australia, với giá bán khoảng hơn 10 đôla một chai.


Trên trang Facebook, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam viết: “Chúng tôi đánh giá cao sự lựa chọn của các bạn Việt Nam với việc dùng rượu vang hảo hạng của Úc cho tiệc chiêu đãi Tổng thống Pháp Hollande”.


Trong khi đó, bình luận ở phía dưới, một công dân mạng tên Le Dong Hai viết rằng “còn chúng tôi rất tiếc ban tổ chức đã không dùng hàng Việt Nam”. Còn một số người khác đặt câu hỏi, “sao không dùng vang Đà Lạt”.


Ông Hải Dương, Trưởng phòng Quản lý Chất lượng của Vang Đà Lạt, nói với VOA Việt Ngữ rằng ông ủng hộ việc đưa vang Đà Lạt vào các sự kiện đón tiếp quan chức nước ngoài để quảng bá hàng Việt Nam chất lượng cao.


Ông nói thêm:


“Rất nên. Rất là tốt. Nếu mà nói vang nội địa, vang Đà Lạt dẫn đầu, là một tự hào của Việt Nam. Nó đã từng được đưa vào APEC 14 [Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương] và một số [sự kiện] của chính phủ rồi. Hồi đó, Chủ tịch nước tiếp [quan chức] APEC, và dùng vang Đà Lạt”.


Ông Dương cho biết thêm rằng Vang Đà Lạt đã được xuất khẩu sang một số nước như Nhật và Hàn Quốc, và đang thúc đẩy một sản phẩm mới có tên theo kiểu Pháp là Chateau Da Lat.


Anh Nguyễn Văn Tuấn, chủ cửa hàng bán rượu ở TP HCM, nói với VOA Việt Ngữ rằng rượu vang Đà Lan là sản phẩm thuần Việt và đang được tiêu thụ mạnh ở trong nước.

Anh nói thêm:


“Ở thị trường Việt Nam, Vang Đà Lạt đang bán chạy. Nó hút hàng trong dịp Tết ấy. Người ta mua người ta biếu, tặng. Bán rất là chạy”.


VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với ban tổ chức buổi tiệc đón ông Francois Hollande để hỏi về những ý kiến chỉ trích việc sử dụng vang Australia.      


image088

Thực đơn và rượu vang được phục vụ trong buổi tiệc. (Hình chụp từ VnExpress)


Trong khi đó, báo điện tử VnExpress dẫn lời đầu bếp Chu Mạnh Hùng cho biết rằng trong số 5 món chính phục vụ ông Hollande như “nem và nộm hay súp bào ngư”, có lẽ Tổng thống Pháp “thích” món mọc cua hoàng đế.


Ông Hùng được trích lời nói rằng nhóm chuẩn bị tiệc “xác định rằng phải có một món ăn đặc sắc riêng của Việt Nam để tạo ấn tượng”.


Việt Nam hồi năm 2009 phát động chiến dịch “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm “phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”.


Theo trang web Tự hào hàng Việt của Bộ Công thương Việt Nam, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã “thông qua một số giải pháp cơ bản trong chiến dịch vận động, và một trong số đó là “đẩy mạnh công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền, vận động”.


Trong một diễn biến cho thấy độ sành rượu của các đời tổng thống Pháp, hồi năm 2013, ông Hollande đấu giá hơn 1.200 chai rượu, trị giá hàng trăm nghìn đôla, trong hầm rượu của Điện Elysee, trong bối cảnh kinh tế của đất nước rơi vào tình cảnh khó khăn.


Các loại rượu chủ yếu được sản xuất tại vùng Bordeaux và Burgundy, và từng được phục vụ trên bàn tiệc do Tổng thống Pháp chủ trì. ./ VOA 08.09.2016

29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10530)
Trong không khí phấn khởi của phong trào đòi dân chủ và dân sinh tại Phnom Penh vào tháng 12/2013 và tháng 01/2014, với những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong lịch sử Cam Bốt, một khía cạnh đen tối đã xuất hiện
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 10381)
Hôm qua, 05/01/2014, hàng ngàn người đã biểu tình ở Rangun để đòi xóa bỏ những đạo luật mang tính trấn áp và chấm dứt các vụ bắt giữ mang tính chính trị ở Miến Điện. Nhưng những người biểu tình cũng đòi chính phủ sửa đổi bản Hiến pháp năm 2008, để lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi có thể lên làm tổng thống Miến Điện.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 13312)
Tám năm sau Hội Tết Liên Hội tại Fairgrounds Santa Clara San Jose đạt con số kỷ lục. Hơn 70 ngàn vé vào cửa và tiền lời gần 80 ngàn. Nhưng sau đó thì thành tích từ từ đi xuống. Năm nay San Jose có 3 hội Tết nhưng chưa biết kết quả ra sao. Hai Hội Tết đúng ngày đầu năm âm lịch. Tết của tổ chức mới làm tại Faigrounds. Tết cuả anh bạn trẻ vẫn làm tại Sài Gòn Town và Tết của ông Lại Đức Hùng lui lại một tuần. Khiêm nhượng hơn, mang vẻ anh hùng thấm mệt. Nhưng IRCC vẫn dự trù sẽ đến với anh em. Đó là chuyện Tết San Jose.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12405)
Quan hệ quốc phòng Nga-Việt đang rất khởi sắc trong thời gian ba năm gần đây, với hàng loạt hợp đồng của Việt Nam đặt mua vũ khí hiện đại của Nga trị giá hàng tỷ đô la. Dấu hiệu rõ rệt nhất về quan hệ gắn bó trở lại giữa Hà Nội và Mátxcơva là chuyến công du Việt Nam ngày 12/11/2013 vừa qua của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19132)
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10849)
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng tuy mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh là phức tạp và hai nước có những bất đồng thật sự, xung đột không phải là không thể tránh được.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11825)
Ngay khi loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ của mình trên Biển Hoa Đông ngày 21/11/2013, Trung Quốc còn nói thêm là sẵn sàng thiết lập vùng phòng không của họ tại các vùng biển khác. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đối với Trung Quốc, việc lập thêm vùng phòng không tại Biển Đông không phải là một công việc dễ dàng.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11928)
Hôm 23/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ), bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đều nhận chủ quyền. Động thái này đã làm gia tăng căng thẳng vốn có giữa hai nước, nguy cơ xung đột cũng vì thế mà tăng cao.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11764)
Vào ngày 02/11/2013 dự án cáp treo từ Sa Pa đến thung lũng Mường Hoa và lên đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất Đông Dương đã được khởi công với số vốn 4.400 tỉ đồng Việt Nam, tương đương khoảng 208 triệu đô la Mỹ.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11571)
Là sản phẩm của Chiến tranh lạnh và cũng là biểu tượng của thế giới lưỡng cực bên tự do tư bản bên độc tài Cộng sản, bức tường Berlin được phía Đông Đức xây dựng vào tháng 8 năm 1961 và sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Vì sao bức tường chia cắt không tồn tại được trăm năm như lãnh đạo Đông Đức Honecker tuyên bố trước đó vài tháng ?
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10984)
Căn cứ theo phán quyết năm 1962, trong quyết định vừa được công bố sáng nay (11/11/2013) Tòa Án Quốc Tế đặt trụ sở tại The Hague - Hà Lan, khẳng định chủ quyền của Cam Bốt đối với khu vực chung quanh đền cổ Preah Vihear. Đây là một vùng đất có diễn tích 4,6 km vuông, có tranh chấp chủ quyền giữa Cam Bốt và Thái Lan.