Đây, Việt Nam ta đây:

22 Tháng Mười Hai 20158:17 CH(Xem: 14426)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 23 DEC 2015

Đây, Việt Nam ta đây:

Quảng trường nghìn tỷ và tấm ảnh trị giá 10 cân sắn

(GDVN) - Hội chứng quảng trường, tượng đài vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết dù đã có ý kiến của Thủ tướng. Có cái gì đặc biệt ở đó mà người ta phải xúm xít như vậy?

Câu chuyện UBND tỉnh Tiền Giang quyết định đầu năm 2016 sẽ khởi xây dựng quảng trường trung tâm bao gồm bảo tàng, thư viện, trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa thể dục thể thao, sân lễ, công viên cây xanh, bãi xe, hạ tầng kỹ thuật... với tổng vốn đầu tư khoảng 2.200 tỉ đồng đã khiến dư luận phải dành nhiều giấy mực.

Chuyện ở Tiền Giang khiến người viết nhớ lại chuyến đi tìm mộ em trai, liệt sĩ trinh sát đặc công Dương Văn Quý hy sinh tại Tiền Giang năm 1972, chuyến đi bắt đầu từ ngày 4/12/2015.  

Đến Tiền Giang chúng tôi gặp được hai người đồng đội của chú em đang sống với gia đình ở thị xã Gò Công: Đại tá Đỗ Phúc Toán, nguyên Phó tham mưu trưởng Sư 339, quân khu 9 và ông Bình Luận, người chiến sĩ trinh sát thông tin năm xưa. 

Cả hai ông cùng nhập ngũ với em tôi ngày 26/12/1970, tiểu đoàn 546, trung đoàn 5 đoàn 2008B, đa số chiến sĩ tiểu đoàn là học sinh, sinh viên và đều quê Quảng Ninh. 

Ông Toán quê Đông Triều, ông Bình Luận quê Móng Cái, còn em tôi ở thành phố Hạ Long (đều thuộc tỉnh Quảng Ninh). Ông Toán kể, sau một năm huấn luyện trinh sát đặc công nước, tháng 12 năm 1971 đơn vị hành quân từ Quảng Bình qua Lào vào Tiền Giang. Đi bộ ròng rã 6 tháng 12 ngày, tháng 6/1972 vào đến Gò Công. 

Trên đường hành quân hy sinh hơn 100 chiến sĩ, có lúc cả đại đội không còn lương thực, ông cùng đồng đội vào bản của người Lào vận động bà con giúp đỡ. Bà con nước bạn gặp bộ đội cụ Hồ không đòi hỏi gì, chỉ xin tấm ảnh Bác Hồ, tiếc là không ai mang theo. 

Ông Toán đành lấy tấm ảnh cụ thân sinh đưa cho bà con, họ thấy ảnh ông cụ có râu thì tin ngay đó là ảnh quý, mọi người gom cho ông bao sắn chừng 10 cân, ông mang vội về chia cho anh em trong đơn vị. 

Sau chiến tranh chống Mỹ ông lại hành quân qua biên giới Tây Nam, ngày ông về Đông Triều thì cụ thân sinh đã mất, gia đình không còn bức ảnh nào của cụ, ông thở dài nói: “Bây giờ trên bàn thờ không có ảnh bố, nếu tìm gặp xin lại được bức ảnh, dẫu có phải trả hàng chục triệu cũng không tiếc”.

Ông Bình Luận kể năm 1976 ông giải ngũ, lấy vợ sinh con, khó khăn khiến vợ chồng ông bồng bế con cái về Móng Cái xin ruộng cấy lúa. Lúa cấy chẳng đủ ăn, cả nhà lại dắt nhau về Tiền Giang sinh sống. 

Gặp ông Ba Lê ở Cai Lậy, người trung đội trưởng trung đội trinh sát đặc công tỉnh đội Tiền Giang khi xưa, sau chiến tranh với Pôn Pốt, ông giải ngũ, căn nhà ông sống cùng vợ con có lẽ chắc chắn nhất là mấy chiếc cột bê tông, lợp lá dừa. 

image066

Tác giả chụp ảnh với gia đình ông Ba Lê (Ảnh chụp tại nhà ông Ba Lê do tác giả cung cấp)


Đường vào nhà ông dài khoảng 2 cây số từ đường lớn, con đường ấy có bề rộng chừng 60 phân, luồn lách qua các rặng dừa, cầu tạm, xe ôm chạy chừng 10 phút, nếu gặp người đi ngược chiều thì một người phải tạt xuống ruộng nhường đường.  

Ngồi sau xe qua các cầu tạm mà tim đập thình thịch, được cái mấy bác xe ôm đã quen đường nên đành cố mà yên tâm.

Hoàn cảnh khó khăn khiến ông ngại không muốn gặp lại đồng đội, 40 năm sau hòa bình, ông Bình Luận, ông Toán mới tìm được người bạn vào sinh ra tử khi xưa.

Nhờ ông Ba Lê, gia đình biết được thông tin khi chú em tôi hy sinh, đó là trận đánh vào mùa khô 1972, sau khi gặt lúa, trận đánh diễn ra trên địa bàn ấp Bình Thọ 1, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo. 

Ông Ba Lê kể, trời tối, xác quân nhân hai phía chết đầy đồng như những bó lúa dân gặt để lại. Bộ đội hy sinh chừng 15 người, sau khi chôn cất liệt sĩ là hành quân di chuyển, từ đó ông chưa trở lại nơi diễn ra trận đánh nhưng vẫn nhớ một số cán bộ địa phương nơi đó.

image067

Bà Sáu Dân (áo hoa) – nguyên Chủ tịch xã Bình Phục Nhứt chụp ảnh cùng tác giả và mọi người


Theo chỉ dẫn của ông Ba Lê, chúng tôi tìm về xã Bình Phục Nhứt – huyện Chợ Gạo gặp bà Sáu Dân. Năm 1972 bà bị địch bắt, chồng chết, bà sinh người con thứ hai trong tù. Ra tù bà hoạt động công khai, đến 1974 lại bị bắt, bị giam 13 tháng. 

Sau hòa bình bà làm chủ tịch xã. Khi chia tay, giữa trời nắng gắt, đứng trước cổng nhà bà níu giữ mọi người đứng lại nghe đọc bài thơ tự viết về cuộc đời mình, bài thơ có những câu: 

Năm bảy ba vừa làm nuôi mẹ

Vừa nuôi con vừa nuôi chiến sĩ…

Năm bảy lăm tiếp tục hoạt động
…”

image068

Ảnh chụp một trang trong tập thơ của bà Sáu Dân, nguyên Chủ tịch xã Bình Phục Nhứt thời kỳ 1975. (Ảnh: Xuân Dương)


Tìm đến nghĩa trang liệt sĩ xã Bình Phục Nhứt, có 48 ngôi mộ chiến sĩ chưa biết tên, hầu hết là bộ đội miền Bắc, các chiến sĩ quê miền Nam đa phần đã được thân nhân nhận biết. Em trai tôi cũng nằm trong số liệt sĩ chưa biết tên đó.

Sau khi thắp hương tại nghĩa trang, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà ông chủ tịch xã đã chỉ đạo công tác quy tập hài cốt liệt sĩ, bà vợ ông nằm trên chiếc võng mắc dưới cành cây, thấy có khách lạ đến thăm liền ngồi dậy hỏi: “Đến thăm có chuyện chi vậy, cho tiền phải không?”.

Kể lại câu chuyện này để muốn nêu một câu hỏi, bao nhiêu người có công với cách mạng đang sống ở Tiền Giang hiện sống ở mức nghèo khổ?

Bao nhiêu ấp, xã vẫn chưa có một con đường đúng nghĩa là đường cho người dân đi lại? Bao nhiêu trường học, bệnh viện còn thiếu cần phải đầu tư xây dựng?

Một bài viết trên Dân Trí trích dẫn ý kiến đại biểu Lê Dũng trong phiên họp HĐND tỉnh Tiền Giang:

Toàn tỉnh còn hơn 3.000 người có công chưa được hưởng chính sách nhà ở. Hàng trăm căn nhà xuống cấp nặng, sắp sập trong khi tuổi của họ đã cao, không còn sống bao lâu nữa. Tôi thấy xót xa lắm!”.

Xin nói thêm rằng ông Ba Lê, bà Sáu Dân, ông Bảy Mạnh và nhiều người khác mà người viết đã gặp trong chuyến đi gần hết các huyện tỉnh Tiền Giang tuổi đều đã khoảng 70-80, họ đều đã vào tù ra tội, vào sinh ra tử trong cuộc chiến giành độc lập tự do cho mảnh đất Tiền Giang nói riêng và tổ quốc nói chung. 

Vì sao hôm nay có người lại vội quên công lao, xương máu họ đã cống hiến cho quê hương, đất nước?

Những lập luận “hoành tráng” không kém quy mô hoành tráng của các dự án mà lãnh đạo các địa phương đưa ra như “xây dựng quảng trường là để nâng cao chất lượng cuộc sống văn hóa, tinh thần của người dân…” liệu có thật sự như vậy? 

Người dân Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông… muốn đến được quảng trường ở Mỹ Tho trước hết phải vượt qua mấy cây số đường bờ ruộng và cầu tạm, với đôi chân trần hay đôi dép dính đầy bùn ruộng, họ đến quảng trường ấy để làm gì?

Phải chăng, hội chứng quảng trường, tượng đài vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết dù đã có ý kiến của Thủ tướng. Có cái gì đặc biệt ở quảng trường và tượng đài mà người ta phải xúm xít vào như vậy? 

Nếu ai đó ở Tiền Giang cho rằng quảng trường to đẹp là bộ mặt văn hóa, tinh thần của tỉnh thì xin hãy đọc trang thơ của bà Sáu Dân.

Bà cụ ấy hai lần bị địch bắt đi tù, đã làm chủ tịch xã khi không ít cán bộ đương chức Tiền Giang ngày nay còn chưa cất tiếng khóc chào đời;

Hãy nghe câu chuyện của ông Tám Toán, người chiến sĩ đã phải đổi tấm ảnh cha mình lấy mấy cân sắn cho bộ đội đỡ đói hành quân chiến đấu.

Nghe những cán bộ, chiến sĩ năm xưa kể chuyện, nhìn ngấn nước mắt trên khuôn mặt nhăn nheo của họ, chợt thấy buồn cho ai đang vội sống, đang vội quên quá khứ nhưng lại rất nhớ … quảng trường.

Xuân Dương 21/12/15 10:17

24 Tháng Giêng 2014(Xem: 16440)
Ông Lê Hiếu Đằng, cựu quan chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người tuyên bố ly khai Đảng hồi đầu tháng 12/2013, vừa qua đời ở Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 25670)
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 17044)
Đại sứ LB Nga tại Việt Nam Andrey G.Kovtun "không nắm chính xác kế hoạch bàn giao các tàu ngầm còn lại cho Việt Nam, nhưng tin chắc là không có vấn đề gì trục trặc".
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 16011)
Đầu năm dương lịch 01/1/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đọc bản “thông điệp” gởi đến quốc dân dài 3,781 chữ. Trong bản thông điệp này, ông nhấn mạnh đến từ “đổi mới” và “dân chủ”. Nhiều người tỏ ra mừng rỡ và dấy lên niềm hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbachev của Việt Nam, và tương lai ông sẽ là Tổng bí thư hay Tổng thống theo thể chế Đại nghị Xã hội Chủ nghĩa! Nhiều người tỏ ra lạc quan “phấn khởi an tâm” về hai chữ “đổi mới và dân chủ”
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16553)
Thay cho các chiến dịch 'phê phán', 'công kích', Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam nên cho công bố đầy đủ các ý kiến, quan điểm và mở ra các cuộc 'hội thảo, thảo luận' công khai trao đổi với những người có ý kiến khác như các ông Lê Hiếu Đằng hay Tống Văn Công, theo một ý kiến quan sát từ Việt Nam.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15732)
Trước đây trong bài trả lời phỏng vấn mang tựa đề “Hậu hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?” trên RFI ngày 02/12/2013, nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận định là đã “bắt” được tín hiệu về việc Nhà nước Việt Nam đang dần phải thừa nhận mô hình xã hội dân sự. Hôm nay chúng tôi xin phép trao đổi thêm về vấn đề này với ông Phạm Chí Dũng.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16420)
Theo đại sứ Hoa Kỳ tại VN- David Shear thì Hoa Kỳ ủng hộ một nước VN vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN có dịp để chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16348)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 19476)
Lý do ông có quyết định này là vì ‘Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18693)
Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013 đã thông qua và ra nghị quyết thực hiện bản Hiến pháp vẫn giữ nội dung cơ bản của thể chế chính trị như Hiến pháp 1992, mặc dù đã nhận được yêu cầu của nhiều người nặng lòng vì nước đòi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi, trả quyền hiến định cho nhân dân.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17508)
Tình trạng độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên chính trường Việt Nam đã được khẳng định với việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm nay 28/11/2013, dội một gáo nước lạnh vào các hy vọng mở cửa cho đa đảng. Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội trong bài diễn văn đọc trên truyền hình hôm nay nói rằng : « Rất nhiều người đòi hỏi Đảng phải là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Bản dự thảo gần như được nhất trí thông qua với 486 phiếu/488 đại biểu hiện diện. Có hai đại biểu không biểu quyết.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15828)
Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ móng, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15948)
Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục! Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15565)
Cựu viên chức phụ trách visa không di dân của tổng lãnh sự quán tại TP. HCM đã thú tội nhận ba triệu đôla hối lộ để cấp khống gần 500 visa vào Mỹ. Truyền thông Mỹ đưa tin Michael Sestak, viên chức Bộ ngoại giao Mỹ, đã nhận tội tại một tòa án liên bang hôm 6/11.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15612)
Truyền thông Nga cho hay nhà sản xuất đã hoàn tất việc chạy thử tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam để chuẩn bị giao hàng. Hãng thông tấn Interfax-AVN đưa tin chiếc tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, đã chạy thử thành công.
05 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17903)
Ngày 23/09/2013, ra đời bản "Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị" của Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam, nhằm “trao đổi và tập hợp các ý kiến góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. RFI Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Luật sư Trần Quốc Thuận, Ủy viên Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội. Luật sư Trần Quốc Thuận là người ký tên vào bản Tuyên bố.
31 Tháng Mười 2013(Xem: 15511)
Tàu ngầm Hà Nội, tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 mà Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam ngày 7/11 tới để bắt đầu hành trình về cảng Cam Ranh.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 20017)
Sáng 27.10, hàng ngàn người dân huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã kéo đến UBND huyện để phản ứng việc chính quyền cho các DN nạo hút cát ven biển Cửa Đại, gây sạt lở nặng, làm thiệt hại đất sản xuất, hồ nuôi tôm của dân. Sự việc càng diễn biến phức tạp hơn, khi đến 14h chiều 27.10, người dân đã tràn ra QL 1A, cắt chặn tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam trong nhiều giờ đồng hồ.
24 Tháng Mười 2013(Xem: 19691)
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Quốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.