Người Mông Cổ xâm lăng và đồng hóa Trung Quốc

18 Tháng Mười Hai 20236:25 SA(Xem: 1023)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 4 - THỨ HAI 18 DEC 2023


Người Mông Cổ xâm lăng và đồng hóa Trung Quốc

image007

Hà Văn Thùy


Thưa bạn đọc,


Lịch sử phương Đông có nhiều bí ẩn. Có lẽ bí ẩn nhất là cuộc xâm lăng của người Mông Cổ du mục vào chiếm đóng rồi đồng hóa Trung Quốc khiến cho người Trung Quốc lâm vào tình trạng nhận kẻ xâm lược ngoại tộc làm tổ, suốt hơn 2000 năm vẫn cúc cung thờ phụng. Nay nhờ khoa học khám phá tới tận cùng lịch sử phương Đông, sự thật cay đắng mới được hé lộ…


image009Ngày 18 tháng 4 năm 2007, tại thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, người Trung Quốc tưng bừng làm lễ khánh thành tượng Viêm Đế và Hoàng Đế cao 106 m, được xây dựng trên một ngọn núi nhìn ra sông Hoàng Hà.


Người Trung Quốc tự hào có nhiều sách sử, tới 24 cuốn (Nhị thập tứ sử) nhưng cho đến nay, nhiều vấn đề quan trọng của lịch sử Trung Quốc chưa được minh bạch khiến cho không chỉ người nước ngoài mà ngay cả học giả Trung Quốc cũng không giải thích được. Khác với phần còn lại của nhân loại, tổ tiên của dân tộc là duy nhất một người đàn ông hay một ông một bà; kỳ lạ thay, tổ của người Trung Quốc là hai chàng đực rựa, lại sống cách nhau nửa thiên niên kỷ! Tiếng Trung Quốc từ đâu ra, không ai biết! Chữ Trung Quốc do ai làm, người Trung Quốc không biết. Luôn tự hào về Kinh Dịch, một bảo vật văn hóa họ nhận là của mình nhưng họ cũng không biết ai làm ra, từ khi nào? Trước sự thật như vậy, không khỏi có cảm giác, người Trung Quốc như người từ đâu đó lạc vào mảnh đất mà họ đang sống!


Lịch sử Trung Quốc là phần quan trọng của lịch sử Đông Á vì vậy, tuy không phải người Trung Quốc nhưng chúng tôi cũng bỏ nhiều công sức nghiên cứu. Sang thiên niên kỷ mới, nhờ thành tựu của khoa học thế giới, chúng ta thực sự đã đi tới tận cùng của lịch sử  Đông Á. Trong bài viết này, người viết xin giải mã những vấn đề bí ẩn nhất ngõ hầu giúp người Trung Quốc hiểu được lịch sử của họ.


I. ĐÔNG Á TRƯỚC CUỘC XÂM LĂNG CỦA NGƯỜI MÔNG CỔ


Những phát hiện mới nhất trong 20 năm đầu thế kỷ XXI cho thấy, 83.000 năm trước, hai đại chủng Australoid (haplogroup M) và Mongoloid (haplogroup N) từ Đông Phi di cư sang Bán đảo A Rập. Lang thang ở đây 5000 năm để tăng số lượng và tiếp thu nguồn gen của người Neanderthal, sau đó theo ven bờ Ấn Độ Dương họ đi tới Việt Nam 70.000 năm trước. Tại Việt Nam, hai đại chủng người châu Phi hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ là Indonesian, Melanesian, Mongoloid và Negritoid. Trong đó người Indonesian chiếm khoảng 60% nhân số. Không hiểu vì lý do nào, nhóm Mongoloid không chịu “chơi” với các nhóm khác mà rủ nhau đi lên sống biệt lập trên vùng Tây Bắc băng giá. 40.000 năm trước, khí hậu trở lên ấm áp, người Indonesian, Melamesian, Negritoid đi lên chiếm lĩnh Hoa lục còn người Mongoloid theo hành lang Ba Thục đi tới sống trên đất Mông Cổ. Sau này thành đại chủng Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid), gồm các chủng Mongol, Antaic, Eskimos, Tungusic… Một số tác giả cho rằng những người này từ châu Phi sang theo “con đường phía Bắc” nhưng thực tế cho thấy, chỉ có duy nhất con đường di cư phía Nam. Người Mông Cổ là từ Việt Nam đi lên. (1)


Năm 2001, tại Hang Điền Nguyên huyện Chu Khẩu Điếm, phía Bắc thành Bắc Kinh, người ta phát hiện những mảnh xương chân của người cổ. Bằng công nghệ hiện đại nhất, khoa học xác định, đó là xương của người đàn ông khoảng 40 tuổi, từ Hòa Bình Việt Nam đi lên 40.000 năm trước. Ông là tổ tiên người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và là thủy tổ người bản địa châu Mỹ. Đây là bằng chứng vững chắc nhất xác định người Việt cổ là tổ tiên các dân tộc Đông Á. (2 )


Từ sau thời Băng hà cuối cùng, khoảng 10.000 năm trước, do trời ấm hơn, người Việt cổ di cư nhiều hơn lên Nam Hoàng Hà, tạo dựng văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước, Ngưỡng Thiều 7000 năm trước cùng nhiều văn hóa khảo cổ khác. Người Giả Hồ trồng giống lúa đã thuần hóa Oryza sativa, kê đuôi chồn và kê chổi. Sản xuất công cụ đá mài tinh xảo và gốm đen với độ nung cao. 8500 năm trước đã có lụa tơ tằm trong các mộ táng. Có rượu vang được chế bằng rượu gạo ngâm mật ong và táo gai. Có những ống sáo làm bằng xương chim hạc. Đặc biệt là phát hiện 11 ký tự tượng hình như Nhật, Nguyệt, Hỏa… còn được sử dụng ngày nay. Trong khu mộ tại dốc Tây Thủy tỉnh Hà Nam 6500 năm trước có ngôi số 45 mà nhiều học giả cho là mộ của Phục Hy,(3) tương truyền là vị tổ đầu tiên (có tên tuổi) của người Việt. Đã tìm thấy hình tượng Thanh Long, Bạch Hổ, Nhị thập bát tú, Xuân phân, Thu phân… chứng tỏ kinh Dịch đã được sử dụng. Tại di chỉ Lăng Gia Than (4) ở An Huy 5800 năm trước tìm được hình Bát quái, Lạc Thư, Hà Đồ bằng ngọc. Điều này chứng tỏ Kinh Dịch xuất hiện 6500 năm trước là sự thật! Thời gian này ra đời hai trung tâm kinh tế văn hóa lớn là Trong Nguồn và Thái Sơn cùng văn hóa Long Sơn Đào Tự, đưa lưu vực Hoàng Hà vào thời kỳ văn minh kim khí. 


Khoảng 7.000 năm trước, người Việt cổ mà phần đông là người Indonesian từ phía Nam đem cây lúa, cây kê, gà, chó, lợn, trâu bò lên xây dựng văn hóa Ngưỡng Thiều trên cao nguyên Hoàng Thổ. Tại đây, người Việt gặp gỡ, hòa huyết với người Mông Cổ trồng kê và du mục ở bờ Bắc Hoàng Hà. Một chủng người mới mang mã di truyền Mongoloid phương Nam ra đời. Do người mẹ Việt sinh ra, bú sữa Việt, nói tiếng Việt, họ trở thành chủng người mới trong cộng đồng tộc Việt, sau này được gọi là người Việt hiện đại. Từ Ngưỡng Thiều, người Việt hiện đại tăng nhân số và lan tỏa ra lưu vực Hoàng Hà, thay thế người Việt cổ.


Khoảng 3300 TCN, vị vua huyền thoại thứ hai của tộc Việt là Thần Nông xuất hiện. Từ An Huy, ông đi xuống vùng Thái Hồ cửa sông Chiết Giang dựng kinh đô Lương Chử của nhà nước Thần Nông, nhà nước sớm nhất của phương Đông, bao gồm lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử. Vào khoảng năm 2879 TCN, cháu của Thần Nông là Đế Nghi chia nước làm hai, cho Đế Lai làm chủ lưu vực Hoàng Hà, Kinh Dương Vương cai trị nhà nước Xích Quỷ ở lưu vực Dương Tử. Tàm Tùng lãnh tụ người Lạc Việt dòng Tày Thái lập nhà nước Ba Thục mà dấu vết còn lại là văn hóa Tam Tinh Đôi.


Thời gian này người Mông Cổ ở phía Bắc Hoàng Hà cũng hoạt động mạnh. Do liên hệ với dân du mục trên đồng cỏ phía Tây, họ học được cách thuần hóa ngựa, nghề luyện đồng, làm xe ngựa và vũ khí nên trở thành những đội quân dũng mãnh. Họ thường mở những cuộc vượt sông cướp phá người Việt nông nghiệp ở phía Nam. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ mở trận đánh lớn vào Trác Lộc, chiếm đồng bằng miền Trung, vùng đất trù phú nhất của tộc Việt.


II. XÂM LĂNG VÀ ĐÁNH TRÁO LỊCH SỬ


Về trận đánh quan trọng nhất trong lịch sử này, truyền thuyết Trung Quốc ghi rằng: “Viêm Đế họ Khương, Hoàng Đế họ Cơ, vốn là hai bộ tộc anh em, do Viêm Đế làm chủ. Nhưng rồi Hoàng Đế mạnh lên, chiếm phần thống lĩnh. Viêm Đế chấp nhận nhưng Si Vưu, người của Viêm Đế không chịu, nối loạn chống lại. Sau nhiều trận đánh khốc liệt, Hoàng Đế tiêu diệt Si Vưu. Nhưng vốn là hai bộ tộc anh em, sau đó Viêm Đế và Hoàng Đế làm hòa với nhau và cùng làm tổ tiên của dân tộc Trung Hoa.” Người Trung Quốc tin vào truyền thuyết này và đời đời cung kính nhận là “Viêm Hoàng tử tôn”! Hai pho tượng đá khổng lồ soi bóng xuống sông Hoàng Hà tại thành phố Trịnh Châu là công trình mà người Trung Quốc đương đại vinh danh tổ tiên của họ.


Nhưng ngày nay, với những bằng chứng vững chắc, khoa học khẳng định, trận Trác Lộc là cuộc đại chiến của người Mông Cổ đánh vào Nam Hoàng Hà. Sau chiến thắng, người du mục chiếm miền Trung Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Tuy thắng trận nhưng quân số ít lại bị sự chống trả quyết liệt của người Việt đông đảo cùng những khó khăn do lũ lụt sông Hoàng Hà gây ra, người Mông Cổ buộc phải kéo về vùng cao Thiểm Tây đóng đô. Rồi từ đây, họ tiến hành cuộc cai trị và đồng hóa lâu dài Trung Quốc.


Như ta biết, trên đồng cỏ Nội Mông có nhiều chủng Mongoloid khác nhau cùng nhòm ngó miếng mồi ngon đồng bằng miền Trung Hoàng Hà. Vì vậy, khi chiếm được đất này, Hoàng Đế lập tức cho quân ngăn chặn sự xâm lấn của các bộ tộc phía Bắc, phía Tây mà họ gọi là Nhung, Địch. Kết quả là vùng chiếm đóng bị vây gọn lại, chỉ còn dân Lê bản địa và người của Hoàng Đế. Tại đây, người Lê bản địa da đen còn người Mông từ đồng cỏ xuống có da nhạt màu. Do người Lê (Lạc Việt) quá đông còn người Mông ít nên sau thời gian chung sống, lượng người có nước da nhạt màu giảm đi. Ta có thể thấy điều này qua phả tộc của Hoàng Đế. Ba đời từ Hoàng Đế qua Chuyên Húc tới Thiếu Hạo mang nước da nhạt màu của dân Mông Cổ, tự gọi là Hoa Hạ. Nhưng đời thứ tư là Đế Khốc đã mang sắc da đen của dân Việt. Từ đây trong vương quốc không còn người Mông da nhạt nữa mà tất cả thành đen, thành người Lê. Con của Đế Khốc là Đế Nghiêu cũng đen và tiếp sau đó, vua Thành Thang của nhà Thương càng đen, đen như than. Kế thừa Đế Khốc, Đế Nghiêu đời thứ năm lên ngôi. Đế Nghiêu truyền hiền, nhường ngôi cho Đế Thuấn rồi Thuấn nhường ngôi cho Vũ. Tới đây, trong nhà nước Hoàng Đế, về mặt nhân chủng không còn người Mông Cổ hay Hoa Hạ da nhạt màu nữa mà tất cả đều là người Lê da đen.


Nhưng trong chính quyền của Hạ Vũ có hai người con của Đế Khốc là Hậu Tiết và Hậu Tắc. Hai người này ỷ là hậu duệ của Hoàng Đế nên phản đối truyền hiền, muốn đòi lại vương vị. Bọn họ bị vua Vũ đánh đuổi về phía Tây, lang bạt rồi trở lại cuộc sống du mục. Phương thức sống du mục khiến các bộ tộc này mạnh lên. Khi triều nhà Hạ suy thoái, bộ tộc của ông Tiết lợi dụng sự căm phẫn của dân, diệt vua Kiệt, giành chính quyền, lập nhà Thương. Khi nhà Thương suy bại, con cháu ông Tắc tập hợp được 800 bộ tộc người Việt, diệt Thương Trụ lập nhà Chu.


Về di truyền và văn hóa, nhà Chu là triều đình người Việt nhưng những người khởi xướng nhà Chu là Văn Vương, Võ Vương quyết định tạo dựng nhà nước theo quốc thống của Hoàng Đế. Dân cư nhà nước Hoàng Đế, theo tập quán những người gốc Hoa Hạ nhận Hoàng Đế làm tổ. Trong khi đó, Viêm Đế là tổ tiên người Lê. Có thực tế là, người Lê ngày một đông còn người Hoa Hạ ngày một ít, tất sẽ tới lúc không còn người gọi Hoàng Đế làm tổ nữa, khiến Hoa Hạ mất vai trò lịch sử. Nhận ra mối nguy đó, những đầu mục Hoa Hạ thấy cần phải gom dân trong nước vào chung một nguồn, tức là có chung một tổ. Nếu chỉ có ông tổ duy nhất là Hoàng Đế thì người Lê không chịu vì vậy đã gom Hoàng Đế và Viêm Đế làm tổ chung, còn mọi người Trung Quốc đều là con cháu hai vị, là “Viêm Hoàng tử tôn.” Đấy là sự tạo dựng theo lối chắp vá phi lịch sử và nhân chủng. Bởi lẽ, Viêm Đế (3220 TCN—3080 TCN) sống trước Hoàng Đế (2698 TCN đến 2599 TCN) 500 năm nên không thể đánh nhau ở trận Trác Lộc. Không những thế, Viêm Đế là người Việt gốc phương Nam có sắc da đen còn Hoàng Đế người phương Bắc màu da sáng, không thể là hai bộ tộc anh em. Tuy nhiên phương án này thỏa mãn được cả người Hoa và người Lê nên mọi người cùng chấp nhận rồi trở thành truyền thuyết. Để vinh danh tổ nhà Chu với lịch sử riêng, những người tạo dựng nhà Chu bỏ qua mọi hoạt động nông nghiệp của các đời trước, ghi nhận lịch sử nông nghiệp Trung Quốc chỉ bắt đầu từ ông tổ của mình là Hậu Tắc. Vì vậy nền nông nghiệp nhà Chu muộn hơn so với di tích khảo cổ nhiều nghìn năm. Cũng vì nguyên nhân trên, nhà Chu quy nhiều công trạng, kể cả những việc không có, cho Hoàng Đế để biến tổ của mình thành anh hùng văn hóa rồi ghi nhớ trong truyền thuyết. Để xóa đi cuộc xâm lược tàn khốc vào Nam Hoàng Hà, nhà Chu đã tạo ra câu chuyện hai bộ tộc anh em Viêm Đế và Hoàng Đế tranh giành ở trận Trác Lộc.


Rõ ràng là từ vương triều Chu, lịch sử Trung Quốc bị đánh tráo. Sự đánh tráo trắng trợn nhất là biến Hoàng Đế từ một kẻ xâm lược ngoại tộc thành tổ tiên người Trung Quốc. Việc biến lớp con lai Mông Việt ra đời từ khi đội quân Hoàng Đế vào Nam Hoàng Hà thành tộc Hoa Hạ cũng thay đổi nghiêm trọng lịch sử dân cư Trung Quốc. Dân cư Nam Hoàng Hà vốn do người Việt cổ sinh ra từ 40.000 năm trước và lớp lớp người từ phía Nam đi lên sau đó bỗng bị biến thành tộc người Hoa Hạ thượng đẳng.


Việc đánh tráo kể trên đã mang lại hậu quả tai hại cho lịch sử Đông Á, cần được chỉ ra như sau:


1.Thứ nhất, biến người Trung Quốc vốn là lứa con sinh sau rốt, là em út của tộc Việt trở thành tộc người Hoa Hạ thượng đẳng. Cộng đồng Việt còn lại bị coi là Man, Di. Một tội ác phân biệt chủng tộc, tạo ra sự kỳ thị thù hằn trong nội bộ tộc Việt suốt chiều dài lịch sử.


2. Áp đặt cho dân tộc Trung Hoa ông tổ Hoàng Đế ngụy tạo. Theo nguyên lý di truyền, ông tổ của một dân tộc phải có cùng mã gen với cộng đồng dân tộc của mình. Nhưng thực tế, mã di truyền của người Trung Quốc là Mongoloid phương Nam. Trong khi đó mã di truyền của Hoàng Đế là Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid). Khoa học xác định, do khác mã di truyền, Hoàng Đế không phải là tổ tiên người Trung Quốc.


3. Nhận Hoàng Đế làm tổ, tuổi sinh học của người Trung Quốc chỉ còn lại 4698 năm. Do đó lịch sử dân tộc Trung Hoa tới nay chỉ có 4689 năm, quá trẻ so với các cộng đồng Việt khác và mâu thuẫn với chính sử nói rằng Trung Quốc có 5000 năm lịch sử!


4. Khi nhận tổ Hoàng Đế, vừa khác tộc vừa sinh muộn, người Hán mất quyền thừa kế những văn hóa quý giá tổ tiên Việt để lại. Người Trung Quốc không có quyền thừa kế chữ Nho cũng như kinh Dịch do tổ tiên người Việt sáng tạo. Họ trở thành kẻ đọc nhờ học mướn những thành tựu văn hóa vĩ đại đó của tộc Việt.


5. Sang thiên niên kỷ mới, khoa học khám phá, người đàn ông từ Hòa Bình Việt Nam đi lên Điền Nguyên Động 40.000 năm trước là tổ tiên của người Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Trong khi đó, người Việt cổ ra đời 70.000 năm trước, là tổ tiên toàn bộ dân cư châu Á và một phần nhân loại. 30.000 năm sau sinh ra tổ tiên người Trung Quốc. Như vây, cái gọi là tộc Hoa Hạ là chuyện bịa tạc, không hề có trong lịch sử.


Nhìn xa hơn, ta thấy, 40.000 năm trước, do khí hậu được cải thiện, người từ Nghệ Tĩnh đi lên Quảng Đông. Từ vị trí đứng chân này, người Quảng Đông lan tỏa ra khắp Trung Quốc, trở thành dân cư đầu tiên ở Trung Quốc. Vì vậy, tiếng Quảng Đông cũng là gốc của ngôn ngữ Trung Hoa. Đồng bằng sông Dương Tử vốn phì nhiêu lại sớm được khai phá nên kinh tế nông nghiệp trồng lúa, trồng kê, chăn nuôi gia súc phát triển. Khi lưu vực Hoàng Hà trở nên ấm áp, người từ phía Nam Dương Tử đi lên xây dựng kinh tế, văn hóa trên vùng đất này. Có thể nói, lịch sử, văn hóa Đông Á là một đại thụ mà gốc sâu rễ bền là Việt Nam còn cành nhánh sum suê với hoa thơm trái ngọt mọc ra khắp lưu vực Dương Tử, Hoàng Hà. Không ít người thắc mắc, vì sao văn hóa Giả Hồ ở Hà Nam có tuổi rất sớm nhưng lại tiến bộ vượt bậc? Chỉ có thể giải thích là, khi đó, lưu vực Hoàng Hà được giải phóng khỏi băng giá, người phía Nam Dương Tử đi lên khai phá đất mới đã đem lên những thành tựu mới nhất của mình. Vì vậy, lưu vực Hoàng Hà được hưởng ơn ích nhiều nhất của tộc Việt.


Trước hết là tiếng nói. Nhận tiếng nói của tổ tiên châu Phi, bằng lao động và trải nghiệm của mình trong 70.000 năm, người Việt Nam xây dựng được tiếng nói phong phú về ngôn từ, giầu có trong sáng về âm điệu, là mẹ của tiếng nói nhân loại, như học giả H. Frei nhận định: “Tiếng Việt là mẹ của các ngữ”.


Người Việt phát minh ra Âm Dương, Ngũ Hành rồi từ đó trước tác Kinh Dịch. Kinh Dịch được các thế hệ người Việt bổ sung dần qua thời gian rồi hoàn chỉnh tại miền Trung Hoàng Hà. Tại bãi đá Sapa những ký tự tượng hình đầu tiên được phác thảo. Chiếc đĩa gốm có hình chữ “Sĩ” tìm được tại di chỉ văn hóa Hòa Bình 8000 năm trước đáng để ta suy nghĩ. Rồi theo bước chân mở đất, chữ tượng hình được đưa lên Cảm Tang Quảng Tây, Giả Hồ, Lương Chử… Công dụng đầu tiên của chữ viết là dùng cho bói toán và cúng tế quỷ thần, tổ tiên.


6500 năm trước, tại Hà Nam, Tổ Phục Hy hoàn tất việc sáng tạo Kinh Dịch, dâng hiến cho nhân loại bộ kỳ thư mang dấu ấn vĩ đại của trí tuệ Việt. Năm 1400 TCN, vua Bàn Canh nhà Thương chiếm đất An Dương, phát hiện chữ Giáp cốt của người Việt. Nhờ chính quyền quân chủ mạnh, đã tận dụng trí tuệ của người Việt cải tiến chữ viết, đem dùng trong hành chính, giáo dục, lịch sử, địa lý… đưa phương Đông bước vào thời có sử…


Nhìn tới tận cùng lịch sử Đông Á, ta thấy, dân cư trên lưu vực Hoàng Hà là lứa con cháu ra đời muộn nhất của tộc Việt, nói như người xưa, là con út. Không như tổ tiên từ châu Phi đi sang 70.000 năm trước gần như với bàn tay trắng. Khoảng 7000 năm trước, khi sinh ra người Việt hiện đại, tộc Việt đã lớn mạnh, với nhân số đông đúc, không chỉ ở châu Á mà lan ra toàn thế giới. Tổ tiên Việt cũng đã xây dựng được nền nông nghiệp phát triển rực rỡ. Quý giá nhất, là nền văn hóa dân chủ nhân bản dựa trên tư duy tổng hợp không chỉ gúp con cháu sống ở đời mà còn là cuộc sống nhân bản, hạnh phúc.


Đánh chiếm lưu vực Hoàng Hà, người Mông Cổ đã chiếm đoạt thành tựu văn hóa mà tộc Việt xây dựng trong lịch sử lâu dài. Cai trị đất này, với ý đồ chiếm hữu lâu dài, người Mông Cổ dùng phương thức đồng hóa, áp đặt cho dân Việt ông tổ kép Viêm Hoàng. Với mưu đồ tách người Trung Quốc khỏi cộng đồng Việt máu thịt, họ đã dựng lên cái gọi là tộc Hoa Hạ thượng đẳng. Rồi từ đó, bằng chiến lược tuyên truyền nô dịch, họ làm cho người dân Trung Quốc tin rằng mình thuộc chủng tộc thượng đẳng, là con cháu của Hoàng Đế, khác biệt với dân Việt man di.


III. HỆ QUẢ CỦA LỊCH SỬ BỊ ĐÁNH TRÁO


Hàng nghìn năm dânTrung Quốc tin rằng, người từ phương Tây du nhập thung lũng sông Hoàng Hà làm nên  tộc Hoa Hạ, cội nguồn của dân tộc Trung Hoa với tổ là Viêm Đế và Hoàng Đế. Thung lũng sông Hoàng Hà là nơi phát tích của văn hóa Trung Hoa…


Tuy nhiên cũng hàng nghìn năm người Trung Quốc không biết rằng đó là sử giả, là lịch sử bị đánh tráo.


Năm 2698 TCN, người Mông Cổ du mục (chủng North Mongoloid) xâm chiếm Nam Hoàng Hà của người Việt. Với mục đích đồng hóa để thống trị lâu dài, họ đã đánh tráo, biến thủ lĩnh Hoàng Đế của quân xâm lược ngoại tộc thành anh em với tổ Thần Nông của dân Việt chủng South Mongoloid . Từ đó chế tác ra ông tổ kép Viêm Hoàng dị hợm và ép buộc dân Việt thành con cháu kẻ ngoại tộc Hoàng Đế. Cũng với mục đích đó, họ tôn lớp con lai Mông Việt sinh ra sau cuộc xâm lăng thành tộc Hạ thượng đẳng và khinh miệt, gọi người Việt bản địa là man di. Một trò thâm độc khác, tuy có số lượng quá nhỏ, nhưng để đồng hóa người Việt, quân thống trị buộc khối dân Việt đông đúc phải nói theo cách nói của người Mông Cổ phụ trước chính sau (Mongol parlance) biến tiếng Việt chuẩn mực được gọi là nhã ngữ thành thứ tiếng ngọng ngịu xấu xí. Từ đó họ bịa tạc ra lý thuyết “Thung lũng sông Hoàng Hà là cội nguồn, là nơi phát tích của con người và văn minh Trung Quốc”. Do xâm nhập từ rất sớm nên những điều áp đặt đã ăn sâu vào tâm thức người Trung Quốc. Bị tách khỏi cộng đồng dân cư Đông Á, người Trung Quốc trở thành dân tộc vong bản thờ giặc làm tổ. Trở nên vô minh, hàng nghìn năm họ ngộ nhận rằng họ thuộc tộc Hoa Hạ thượng đẳng còn các sắc dân Đông Á anh em vốn cùng tổ tiên máu mủ là man di. Từ đó họ thực hành quá trình bành trướng chiếm đoạt, gây biết bao tội ác với các dân tộc Đông Á khác.


Nhưng sang thiên niên kỷ thứ Ba, khoa học khám phá rằng, 70.000 năm trước, con người từ đất tổ châu Phi theo ven bờ Ấn Độ Dương di cư tới Việt Nam, làm nên dân cư đầu tiên ngoài châu Phi. 40.000 năm trước, người từ Hòa Bình Việt Nam đi tới Điền Nguyên Động vùng Chu Khẩu Điếm, làm nên tổ tiên người Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Khi Kỷ Băng Hà kết thúc, khí hậu ấm hơn, lớp lớp người Việt đem thành tựu kinh tế văn hóa của phương Nam lên xây dựng kinh tế, văn hóa tại thung lũng sông Hoàng Hà. Nếu ví văn hóa Đông Á như một đại thụ thì Việt Nam là gốc sâu rễ bền còn cành nhánh sum suê cùng hoa thơm trái ngọt mọc khắp lưu vực Dương Tử, Hoàng Hà. Sống trên lưu vực Hoàng Hà là lứa con sinh sau cùng của tộc Việt. Khi xâm chiếm thung lũng Hoàng Hà, người Mông Cổ lập ra nhà nước Hoàng Đế và đàn áp tàn bạo dân Lê, Tam Miêu bản thổ. Một bộ phận người Việt từ Thái Sơn và Trong Nguồn tìm về Việt Nam góp phần xây dựng và bảo vệ dân tộc Việt, gìn giữ cội nguồn con người cùng văn hóa tộc Việt.


Sau nhiều nghìn năm sống trong vô minh, sang thế kỷ XXI, lần đầu tiên lịch sử chân thực của Đông Á được khám phá. Trong khi các dân tộc Đông Á hân hoan đón nhận những trang sử mới đang được viết thì người Trung Quốc tiếp tục chối bỏ. Khi được giao nhiệm vụ xác định mã gen của dân cư Trung Quốc, Giáo sư Lý Huy, nhà di truyền học hàng đầu của Đại học Vũ Hán vẫn hy vọng rằng gen người Trung Quốc thuộc bộ gen của người Vượn Bắc Kinh Homo pekinensis! Khi không tìm được gen Người vượn trong genome của người Trung Quốc, ông vẫn ngang tàng nói: “Rồi sau này con cháu người Trung Quốc sẽ tìm được!” Trong khi phần lớn học giả thế giới xác định chỉ có con đường di cư phía Nam đưa người châu Phi tới Việt Nam làm nên tổ tiên nhân loại ngoài châu Phi thì học giả Trung Quốc tin vào giả thuyết “Hai con đường di cư. Con đường phía Nam sinh ra người Việt Nam và Đông Nam Á mang mã di truyền Australoid. Trong khi đó con đường phía Bắc sinh ra tổ tiên người Trung Quốc chủng Mongoloid phương Nam. Một lượng lớn nông dân Trung Quốc tràn xuống thay thế người Autraloid làm nên dân cư Việt Nam và Đông Nam Á hôm nay!” (5) Điều đó chứng tỏ, người Trung Quốc là tổ tiên người Việt Nam! Từ “tri thức khoa học” đó người Trung Quốc kêu gọi dân Việt Nam “lãng tử hồi đầu”!


Một câu hỏi nảy sinh, vì sao các nhà thông thái “Hoa Hạ thượng đẳng” không hiểu điều đơn giản này: nếu “Một lượng lớn nông dân Trung Quốc tràn xuống làm nên dân cư Việt Nam thì đương nhiên, nông dân Trung Quốc là tổ tiên của người Việt Nam. Theo quy luật di truyền, người Việt Nam phải có đa dạng sinh học nhỏ hơn người Trung Quốc.” Trong khi đó, các nghiên cứu di truyền dân cư châu Á đều xác định: “Người Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất trong dân cư châu Á!” (6) Kết luận này đã lật ngược niềm tin của các học giả Hoa Hạ! Lẽ nào họ không biết rằng, người Việt cổ xuất hiện 70.000 năm trước để rồi 30.000 năm sau, con cháu đi lên hang Điền Nguyên sinh ra tổ tiên người Trung Quốc?


Người Mông Cổ phương Bắc xâm lăng Nam Hoàng Hà dựng nhà nước Hoàng Đế, đã ngụy tạo cho Trung Quốc một lịch sử dối trá. Hơn 2000 năm bị nô dịch bởi lịch sử do kẻ xâm lăng áp đặt, sống trong vô minh về lịch sử, người Trung Hoa không còn biết cội nguồn gốc gác của mình. Một người không biết tổ tiên là con người chưa trưởng thành. Một dân tộc chưa biết tổ tiên cũng là dân tộc chưa trưởng thành.


Một vấn đề nảy sinh là, 1,4 tỷ người Hoa Hạ, Viêm Hoàng tử tôn suy nghĩ thế nào trước những phát hiện chấn động của khoa học? Phải chăng họ vẫn bưng tai bịt mắt vô thức thờ giặc làm tổ, cúc cung sùng bái cái tượng đá dị hợm bên bờ sông Trịnh Châu để tự hào (hão) về tộc Hoa Hạ thượng đẳng?


Sài Gòn, 8/12/2023


Tài liệu tham khảo


1.Hà Văn Thùy. Quá trình hình thành dân cư Đông Á.


  https://nghiencuulichsu.com/2023/01/11/qua-trinh-hinh-thanh-dan-cu-dong-a/


2. Xianren Cave  https://en.wikipedia.org/wiki/Xianren_Cave


3. 徐韶杉:从阴宅风水看仰韶天文


http://www.chinahexie.org.cn/a/yishupinsheji/gudongshoucang/shoucangshichang/2011/0106/6043.html


4. Lăng Gia Than. In the ruins 5,300 years ago, a jade article with "gossip" was unearthed. Is the legend true?


https://min.news/en/culture/532b5a2b14d38084e6d480396d4c4f32.html


5. S. Pischedda et al. 1000 Phylogeographic and genome-wide investigations of Vietnam ethnic groups reveal signatures of complex historical demographic movements.


https://www.nature.com/articles/s41598-017-12813-6


6. S. W. Ballinger et al. Southeast Asian Mitochondrial DNA Analysis Reveals Genetic Continuity of Ancient Mongoloid Migrations   NCBIhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov › articles