Ý kiến: Việt Minh nắm quyền do đâu?

21 Tháng Tám 201512:06 SA(Xem: 16963)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 21 AUG, 2015

image034

Ý kiến: Việt Minh nắm quyền do đâu?

TS Đoàn Xuân Lộc Gửi cho BBC từ Anh quốc

BBC 19/8/2015

image035

 ‘Cách mạng tháng Tám’ năm 1945 vẫn là một đề tài gây nhiều tranh luận, bàn cãi, với nhiều diện giải, nhận định hoàn toàn trái ngược nhau về nhiều khía cạnh khác nhau của sự kiện này.

Một trong những điều gây tranh cãi là bản chất và nguyên nhân dẫn đến thành công của cuộc ‘cách mạng’ đưa Việt Minh lên nắm quyền lúc đó.

Giới lãnh đạo, quan chức cũng như sử học, báo chí chính thống ở Việt Nam thường tuyên truyền rằng đó là cuộc ‘tổng khởi nghĩa giành chính quyền’ được ‘chuẩn bị công phu’, ‘diễn ra nhịp nhàng trên cả nước’ và đã ‘thành công rực rỡ’, đưa Việt Nam ‘bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội’.

Họ còn cho rằng thắng lợi của cuộc cách mạng này ‘là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng đúng đắn và đầy sáng tạo’ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trái lại, một luồng ý kiến khác lại khẳng định chẳng có chuyện Việt Minh, một lực lượng do ĐCS lãnh đạo, ‘cướp’ hay ‘giành chính quyền’ gì – và càng không có chuyện họ phải ‘đánh đấm’ để ‘giành chính quyền’ – vì vào thời điểm đó có một ‘khoảng trống quyền lực’ và Việt Minh đã có mặt đúng lúc để lấp chỗ trống ấy.

Vậy thực chất cuộc ‘khởi nghĩa’ hay ‘Cách mạng tháng Tám’ ấy là gì và điều gì đã khiến Việt Minh lên nắm quyền và lập nên nước ‘Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’ lúc đó?

Khoảng trống quyền lực

image036

Quân Nhật vào Đông Dương tháng 9/1941

Thực ra ngay sau ‘Cách mạng tháng Tám’ đã có ‘một số người’ cho rằng những người Cộng sản hay Việt Minh không phải chiến đấu gì để ‘giành chính quyền’ mà chẳng qua vì may mắn nên ‘vớ được chính quyền’. Vì vậy, vào dịp kỷ niệm một năm ‘Cách mạng tháng Tám’, trong cuốn sách cùng tên, Trường Chinh, Tổng bí thư ĐCS Đông Dương lúc đó, đã lên án những người ấy và bác bỏ nhận định đó.

Tuy vậy, dù ông Trường Chinh chính thức lên tiếng bác bỏ, dựa vào những sự kiện diễn ra vào thời điểm ấy và các nhân chứng, sử liệu xác đáng khác, học giả, đặc biệt là giới nghiên cứu nước ngoài, đều kết luận rằng những người Cộng sản có thể dễ dàng lên nắm quyền hay tiến hành thành công, nhanh gọn ‘Cách mạng tháng Tám’ là vì có một khoảng trống quyền lực vào giữa và cuối tháng Tám năm 1945.

Với việc Nhật đầu hàng Đồng minh ngày 14/08, lực lượng Nhật chiếm đóng tại Việt Nam cũng như chính phủ Trần Trọng Kim được Nhật bảo hộ đã suy yếu và cũng không còn cơ sở đề tồn tại. Trong khi đó, mãi tới đầu tháng Chín, quân Đồng minh mới tới Việt Nam để giải giáp Nhật.

Như William J. Duiker ghi nhận trong Vietnam: Nation in Evolution, xuất bản năm 1983, chỉ trong vòng hai tuần – từ ngày 14/08 đến ngày 28/08, khi vua Bảo Đại thoái vị – miền Bắc và miền Trung đã gần như hoàn toàn nằm trong tay Việt Minh và chỉ ở miền Nam những người Cộng sản buộc phải chia sẻ quyền lực với những lực lượng, thành phần khác.

Theo học giả này đó là một cuộc chuyển giao quyền lực nhanh gọn, hầu như không có đổ máu gì.

Theo nhà nghiên cứu Pháp Pierre Roussett, tác giả cuốn Communisme et Nationalisme Vietnamien, xuất bản năm 1978, thực ra Việt Minh là lực lượng được mang tới quyền lực, hơn là người đã giành được quyền lực.

Stein Tonnesson, người đã có nguyên một công trình nghiên cứu về ‘Cách mạng tháng Tám’, cũng nhận định rằng Việt Minh có thể dễ dàng lên nắm quyền, không phải mất xương máu gì, vì có khoảng trống quyền lực ở Việt Nam lúc đó.

Thực ra Việt Minh là lực lượng được mang tới quyền lực, hơn là người đã giành được quyền lực.Theo nhà nghiên cứu Pháp Pierre Roussett

Trong cuốn The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War, xuất bản năm 1991, Stein Tonnesson cho rằng lãnh đạo ĐCS không bao giờ nghĩ nhiệm vụ của họ sẽ nhẹ nhàng, đơn giản như thế. Mọi chuyện diễn ra nhanh chóng và khác hẳn với những gì họ tính toán, chuẩn bị.

Ông nhắc lại người ta thường cho rằng ‘Cách mạng tháng Tám’ thành công là nhờ Hồ Chí Minh có một chiến lược tuyệt vời và Việt Minh đã xây dựng được một quân đội nhân dân. Nhưng thực tế, quân giải phóng và sự lãnh đạo của Việt Minh chỉ đóng một vai trò khiêm tốn trong cuộc cách mạng này.

Chẳng hạn, theo Stein Tonnesson, ông Võ Nguyên Giáp đã chuẩn bị quân đội để đánh Nhật và chắc ông cũng đã nuôi ước mơ dẫn binh lính của mình tiến về Hà Nội sau khi đã làm nên những chiến thắng lịch sử. Nhưng Hà Nội đã được lực lượng cách mạng địa phương chiếm một tuần trước khi những nhóm lính đầu tiên của ông về thành phố.

Hơn nữa, không một lãnh đạo cao cấp nào của Đảng Cộng sản có mặt khi những nhóm người trẻ tuổi cầm cờ Việt Minh giành chính quyền ở Việt Nam trong hai tuần đó.

Stein Tonnesson cũng chỉ ra rằng Việt Nam không phải là nơi duy nhất có các lãnh đạo quốc gia lên nắm quyền mà không phải đối đầu vũ lực vào thời điểm Nhật đầu hàng. Ở Indonesia, Sukano và Hatta đã tiến hành thương lượng với tư lệnh quân đội Nhật ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh. Hai nhà lãnh đạo này còn bay trở lại Jarkata trên một máy bay của Nhật và tuyên bố độc lập cho nước Cộng hòa Indonesia vào ngày 17/8 – hai ngày trước khi có cuộc nổi dậy ở Hà Nội.

Có thể để nhằm bác bỏ ý kiến cho rằng Việt Minh may ‘vớ được chính quyền’ mà không phải chiến đấu gì, như Stein Tonnesson nhắc lại, cả trong cuốn ‘Cách mạng tháng Tám’ ra mắt năm 1946 và bài ‘Cách mạng hay đảo chính’ đăng trong Cờ giải phóng ngày 12/09/1945, ông Trường Chinh đã nhấn mạnh rằng trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám, máu đã đổ nhiều nơi.

Cũng vì nặng giáo điều, Trường Chinh lý luận một cuộc cách mạng thực sự phải có đổ máu và ông cảm thấy tiếc vì cuộc khởi nghĩa tháng Tám đã không có thêm bạo lực.

Vẫn theo Stein Tonnesson, trong một chừng mực nào đó, để bù đắp cho việc thiếu đổ máu trong cuộc nổi dậy, lực lượng cách mạng đã giết một số người ‘phản bội’ sau đó. Ông cũng nhắc đến cuốn Vietnam 1945: The Quest for Power của David Marr, được xuất bản năm 1997, trong đó ước tính rằng nhiều ngàn người được cho là ‘kẻ thù của Cách mạng’ đã bị giết hoặc chết khi bị bắt giữ vào thời điểm giữa cuối tháng Tám và tháng Chín năm 1945.

Khát vọng độc lập

image037

Nhưng cũng có nhiều yếu tố quan trọng khác khiến cuộc khởi nghĩa hay Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh gọn, không đổ máu và Việt Minh có thể dễ dàng lên nắm quyền lúc đó.

Trong The Communist Road to Power in Vietnam, xuất bản năm 1981 và tái bản năm 1996, William J. Duiker nhận định rằng bất cứ cuộc cách mạng nào cũng có yếu tố thời cơ và thời cơ càng chín muồi, cách mạng càng dễ thành công nhanh gọn và Cách mạng tháng Tám không phải là ngoại lệ.

Ngoài có ‘khoảng trống quyền lực’, William J. Duiker nêu ra nhiều yếu tố, điều kiện thuận lợi khác để một cuộc khởi nghĩa hay cách mạng nổ ra ở Việt Nam lúc ấy và Việt Minh đã biết tận dụng những yếu tố, điều kiện đó.

Trong những yếu tố, điều kiện được William J. Duiker và nhiều học giả khác đưa ra có nạn đói 1944-45 ở các tỉnh Bắc Trung bộ và sự tê liệt, sụp đổ nhanh chóng của chính quyền cũ (từ trung ương đến địa phương, từ nông thôn đến thành thị).

Theo Stein Tonnesson số người chết trong nạn đói đó được Việt Minh đưa ra vào năm 1945 cũng như được tuyên truyền những năm đó là hai triệu. Nhưng ông cho rằng con số đó bị cường điệu hóa và ước tính số người thiệt mạng khoảng từ 500 ngàn đến một triệu người. Tuy vậy, ông vẫn cho rằng nạn đói là một thảm họa và nó có tác động chính trị rất lớn.

Cụ thể, nó làm người dân căm thù, tức giận (với chính sách đô hộ của Nhật hay sự bất lực của chính phủ Trần Trọng Kim), cảm thấy tuyệt vọng và đòi hỏi phải có thay đổi. Chính điều này đã đặt nền móng để Cách mạng tháng Tám diễn ra và kết thúc thành công, nhanh gọn.

image038

Những vụ tấn công, cướp các kho thóc lúc đó cũng huấn luyện người dân trong các hoạt động tập thể, giúp họ biết tự nguyện tổ chức, phối hợp với nhau trong các cuộc xuống đường biểu tình (chẳng hạn như đòi vua Bảo Đại thoái vị hay thành lập một chính phủ mới do Việt Minh lãnh đạo) lúc ấy.

Một chi tiết khác mà giới nghiên cứu đều nêu ra là trong hai tuần ấy ở Hà Nội, Huế và nhiều thành phố lớn khác ở Việt Nam đã có nhiều cuộc biểu tình quy tụ hàng chục ngàn – thậm chí hàng trăm ngàn – người đủ mọi thành phần khác nhau trong xã hội và những cuộc biểu tình này đã góp phần quan trọng trong thành công của cuộc khởi nghĩa tháng Tám.

Những cuộc tụ tập đông như vậy có thể dễ dàng diễn ra lúc đó là vì trong khoảng hơn bốn tháng nắm quyền, chính phủ Trần Trọng Kim (từ 17/04 đến 25/08) đã khuyến khích tự do ngôn luận và cổ vũ người dân tham gia vào các hoạt động chính trị. Theo Stein Tonnesson, đó là giai đoạn duy nhất trong thế kỷ 20 người dân Việt Nam gần như hoàn toàn được tự do ngôn luận.

Trong ‘The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945’ được đăng trong tạp chí Journal of Asian Studies năm 1986, Vũ Ngự Chiêu nhận định rằng khuyến khích sự tham gia chính trị của đám đông là một trong những đóng góp, thành công đáng chú ý của chính phủ Trần Trọng Kim.

Có thể nói không chỉ trong thế kỷ 20 mà ngay cả trong những năm đầu của thế kỷ 21 này, người dân Việt Nam vẫn không được tự do ngôn luận, hội họp, tụ tập biểu tình như dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim.

Có thể nói không chỉ trong thế kỷ 20 mà ngay cả trong những năm đầu của thế kỷ 21 này, người dân Việt Nam vẫn không được tự do ngôn luận, hội họp, tụ tập biểu tình như dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim.

Một yếu tố quan trọng khác – nếu không muốn nói là yếu tố quyết định – khiến cuộc khởi nghĩa tháng Tám bùng nổ và thành công nhanh chóng là khát vọng độc lập, dân chủ, tự do của nhân dân Việt Nam.

Tóm lại, các điều kiện để tiến hành một cuộc cách mạng ở Việt Nam lúc đó (nhằm chấm dứt sự đô hộ của đế quốc, thực dân, kết thúc sự thống trị của chế độ phong kiến và thành lập một quốc gia độc lập, một nhà nước dân chủ, cộng hòa) đã chín muồi.

Theo William J. Duiker, tại những xã hội thuộc địa khác, những người có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, phi cộng sản là lực lượng đứng lên lấp chỗ trống quyền lực cũng như tận dụng những điều kiện chín muồi khác lúc đó để nắm quyền. Nhưng ở Việt Nam, phần vì chia rẽ, phần vì thiếu một đường lối rõ ràng, các phe phái, lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc, không cộng sản lúc ấy không thể làm những điều đó.

Nhưng một yếu tố khác khiến những người Cộng sản hay Việt Minh chiếm được cảm tình, giành được sự ủng hộ của nhiều người thuộc mọi giai tầng xã hội lúc ấy là họ biết tạo một hình ảnh cởi mở, tiến bộ. Đây cũng là một trong những lý do tại sao họ, chứ không phải một lực lượng nào khác lên nắm quyền lúc ấy.

Nhiều người ủng hộ

image039

Trong cuốn Britain in Vietnam – Prelude to Disaster, 1945-6, xuất bản 2007, Peter Neville cho rằng nhân vật trung tâm trong những biến cố tháng Tám năm 1945 là Hoàng đế Bảo Đại. Theo học giả này, việc vua Bảo Đại thoái vị đã mở đường cho một nhóm người thuộc nhiều thành phần, đảng phái, khuynh hướng khác nhau lập nên ‘Việt Nam Dân chủ, Cộng hòa’. Ông cũng cho rằng nếu vua Bảo Đại không từ ngôi, Việt Minh không thể lên nắm quyền.

Rất khó để đánh giá một nhận định như vậy. Nhưng có thể nói việc vua Bảo Đại chấp nhận thoái vị, ‘sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi cá nhân’ vì ‘sự đoàn kết’ quốc gia, dân tộc trong thời điểm lịch sử ấy, và làm Cố vấn tối cao cho chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó chứng tỏ ông cũng ủng hộ Việt Minh và chính phủ lâm thời do Việt Minh lãnh đạo.

Chuyện nhiều người thuộc các đảng phái chính trị khác – hay thậm chí có người không thuộc một đảng phái nào – tham gia chính phủ lâm thời do Việt Minh lãnh đạo lúc ấy cũng chứng tỏ các đảng phái, giới trí thức lúc ấy cũng ủng hộ Việt Minh.

Một thành viên trong chính phủ lâm thời ấy là ông Nguyễn Mạnh Hà, một người Công giáo, nắm giữ chức Bộ trưởng Kinh tế. Theo Peter Neville, Hồ Chí Minh bổ nhiệm ông vì muốn có sự ủng hộ của những người Công giáo. Ở miền Bắc lúc ấy có khoảng một triệu người Công giáo (chiếm khoảng 10% dân số lúc đó). Tác giả này cũng cho biết, trong số những người tụ tập tại Quảng trường Ba Đình để nghe ông Hồ Chí Minh đọc ‘Tuyên ngôn độc lập’ ngày 02/09/1945 cũng có rất đông người Công giáo.

image041

Trong Hồ Chí Minh’s Independece Declaration, một chương trong cuốn Essays into Vietnamese Past, xuất bản năm 1995, David G. Marr còn cho biết ngày 02/09/1945 lại rơi vào ngày Chủ nhật và cũng là ngày Giáo hội Công giáo kính các Thánh tử đạo Việt Nam nên Nhà thờ Chính tòa cũng như nhiều nhà thờ khác ở Hà Nội chật kín người tham dự thánh lễ.

Và sau thánh lễ, để biểu hiện sự ủng hộ với chính phủ mới, các vị chủ chăn đã dẫn con chiên mình về Quảng trường Ba Đình để nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.

Việc nhân dân, đủ mọi tầng lớp, thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội lúc đó đồng loạt xuống đường làm cuộc khởi nghĩa tháng Tám, giành sự ủng hộ cho Việt Minh và chính phủ lâm thời lúc đó cũng không có gì là khó hiểu. Ý tưởng, nguyện vọng, mục đích xây dựng một nước ‘Việt Nam Dân chủ, Cộng hòa’ – trong đó mọi người ‘có quyền bình đẳng’ về quyền lợi, ‘quyền được sống’, ‘quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc’ – mà những người Cộng sản hay Việt Minh lúc đó khởi xướng, theo đuổi hoàn toàn đáp ứng được mong đợi, khát vọng của người dân.

Tuyên truyền rằng ‘Cách mạng tháng Tám’ thành công là nhờ vào việc chủ nghĩa ‘Mác-Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam’ là giả dối, nếu không muốn nói là lố bịch.

Tuyên ngôn độc lập ông Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9 không đề cập đến gì ‘Cách mạng tháng 10’ của Nga năm 1917 hay ‘chủ nghĩa ‘Mác-Lênin’. Trái lại, Bản Tuyên ngôn ấy được mở đầu bằng việc trích dẫn ‘Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ’ và ‘Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791’.

image042

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc từ Anh.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

‘Người Việt ít quan tâm lịch sử nước mình’

  • BBC 14 tháng 8 2015

 image044

Một số sử gia Việt Nam muốn lập các công trình và tưởng niệm nạn đói 1945.

Một giáo sư Nhật nói dân chúng Nhật khó hình dung lịch sử Việt Nam trong khi người Việt dường như “ít quan tâm lịch sử nước mình”.

Trả lời Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt tại Nhật Bản, Giáo sư Ari Nakano từ Đại học Daito Bunka, chuyên nghiên cứu về mảng chính trị, ngoại giao và nhân quyền Việt Nam, cũng nói rằng cần có nghiên cứu lịch sử một cách độc lập, tự do và có đủ thông tin khách quan hơn về những gì xảy ra tại Việt Nam giai đoạn quân đội Nhật chiếm đóng.

Vào ngày 07/08, Báo Asahi của Nhật có bài về Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh từ khi Nhật chiếm đóng và những thập niên sau này trong đó có đề cập tới nạn đói năm Ất Dậu.

Bài báo dẫn lời một người đàn ông 89 tuổi ở Thái Bình có trên dưới 20 thân nhân chết vì nạn đói năm 1945 mô tả điều ông gọi là lúc đó “căm tức Pháp và Nhật lắm’’.

Tuy nhiên ông Trần Văn Vinh, người từng phải ăn cả cỏ và lá chuối để sống, nói rằng sự thù hận nay không còn.

Tôi nghĩ rằng cần phải có nghiên cứu lịch sử Việt Nam theo cách khách quan, khoa học và độc lập hơnGiáo sư Ari Nakano, Đại học Daito Bunka

Bài báo cũng dẫn chiếu tới một khảo sát về nạn chết đói do một học giả của Nhật và một sử gia người Việt tiến hành tại hơn 20 làng ở miền Bắc Việt Nam với 6.979 người chết trên tổng số dân là 25.625 người (khoảng 27%).

Giáo sư Nakano cho biết cuộc khảo sát do Giáo sư Motoo Huruta, từng giảng dậy tại Đại học Tokyo, tiến hành cũng đã bị một số chuyên gia Nhật Bản phê bình rằng việc điều tra này chưa bao giờ tham khảo những thống kê ở bên Pháp thời kỳ ấy, nên kết luận của giáo sư Huruta là chưa đầy đủ.

“Tôi không thể phân rõ phải trái được. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng cần phải có nghiên cứu lịch sử Việt Nam theo cách khách quan, khoa học và độc lập hơn,” bà Nakano nói.

Bình luận về ý kiến của một số sử gia Việt Nam cho rằng nên lập các công trình tưởng niệm nạn đói Ất Dậu 1945, Giáo sư Nakano nói:

“Phải nói là giới khoa học xã hội Việt Nam vẫn còn bị chi phối về chính trị, bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Khi được hỏi về việc liệu người dân Nhật có biết và bàn luận về những gì xảy ra tại Việt Nam khi quân đội Nhật chiếm đóng hay không, Giáo sư Nakano nói:

“Nói chung là người Nhật ít quan tâm đến lịch sử Việt Nam. Tôi cùng những người đồng nghiệp đã viết một cuốn sách giáo khoa về lịch sử các nước Đông Nam Á cận hiện đại cho sinh viên Nhật Bản. Trong đó cũng nói về "2 triệu nạn nhân chết đói" như là một chủ đề bàn luận của Việt Nam.

“Nhưng hầu hết mọi sinh viên rất khó hình dùng về Việt Nam, họ chỉ có ấn tượng "một nước đang phát triển" mà thôi !”

“Ở Nhật nếu có những người quan tâm tới Việt Nam, kể cả nhà báo, văn nghệ sĩ, chuyên gia đi nữa thì họ chưa hiểu tình hình Việt Nam một cách chính xác,” Giáo sư Nakano nói.

'Không cần xin lỗi'

Báo Asahi ngày 7/08/2015 có bài trong đó có bàn vê nạn đói năm Ất Dậu tại Việt Nam.

Trở lại bài của Báo Asahi mô tả trong tựa của bài là “Việt Nam gác lại quá khứ để phát triển”, sử gia Dương Trung Quốc từ Hà Nội được dẫn lời nói rằng “người dân Việt Nam chịu đựng trong chiến tranh cần được giúp đỡ chứ không cần lời xin lỗi.”

Bài báo nói rằng vào năm 2005 tại Việt Nam có kế hoạch dựng tượng đài tưởng niệm cho nạn nhân vì nạn đói 1945 tại tỉnh Thái Bình nhưng kế hoạch này đã bị bỏ "vì quan hệ giữa hai nước.”

Trả lời câu hỏi của BBC về ý kiến nói chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản dường như "đã giải quyết xong" hệ quả của chiến tranh, Giáo sư Nakano nói:

Hiện nay cả hai nước Nhật Bản và Việt Nam chỉ có quan tâm với nhau về quan hệ kinh tế cũng như hợp tác chiến lược quốc phòng để đối phó với Trung QuốcGiáo sư Ari Nakano, Đại học Daito Bunka

“Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam không nên lợi dụng những "sự thật" lịch sử như là một công cụ ngoại giao, ví dụ như là nạn nhân dioxin (chất da cam) đối với Hoa Kỳ.

“Còn chính phủ Nhật Bản phải nhận rõ về lịch sử quan hệ của Nhật Bản với các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

“Đặc biệt là chính phủ đương quyền của ông Abe cần phải xin lỗi các nước ấy.

“Hiện nay cả hai nước Nhật Bản và Việt Nam chỉ có quan tâm với nhau về quan hệ kinh tế cũng như hợp tác chiến lược quốc phòng để đối phó với Trung Quốc.

“Theo tôi, kể như là người Việt cũng rất ít quan tâm đến lịch sử nước mình”, Giáo sư Nakano nói thêm.

Trong khi đó tại khu bia mộ quy tập hài cốt đồng bào chết đói tại nghĩa trang Hợp Thiện ở Hà Nội, một người trông nom khu nghĩa trang nhỏ được đặt gần với khu dân cư này được dẫn lời trong bài của Báo Asahi nói rằng thỉnh thoảng vẫn có du khách Nhật tìm đến nơi này mặc dù khu này không được ghi trong sách hướng dẫn du lịch của Nhật./

28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20153)
Điều này chỉ cho thấy rằng: Phục hưng con đường tơ lụa có nghĩa là các nhà lãnh đạo kinh tế Bắc Kinh đang triển khai một phương án mới trong chính sách tiếp cận thị trường từ Á sang Âu và Phi, đẩy lùi hoặc tước đoạt ảnh hưởng cố cựu của các quốc gia tư bản cũ như Pháp, Anh, Bỉ, Ý, Nhật và Mỹ…
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19803)
Tại Little Havana ở Florida, nơi tập trung đông cư dân gốc Cuba kiên trì chống chế độ của Fidel Castro từ nửa thế kỉ qua, nhiều người lớn tuổi cho rằng Tổng thống Obama phản bội họ và bày tỏ sự bực tức cao độ. Còn người trẻ cho rằng đã đến lúc cần có quan hệ hai nước. Nhớ lại thời điểm tháng 7-1995, khi Hoa Kỳ quyết định nối lại bang giao với Việt Nam, Little Saigon ở California cũng ồn ào chống đối như thế.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20795)
Báo Anh tuần qua viết về Cuba và ba nhân vật liên quan đến dòng Tên (Jesuits). Ông Fidel Castro và người bạn lớn của Cuba, nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez đều từng học trong trường do các giáo sỹ Jesuits dạy...Thậm chí, không phải tình cờ mà cả hai ông Barack Obama và Raul Castro đều chọn ngày sinh nhật 78 của Giáo hoàng đầu tiên người Nam Mỹ để công bố tin thay đổi ngoại giao.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19064)
Tổng thống Obama nói: “Sau hơn 50 năm chính sách cô lập đã chứng tỏ rằng không có hiệu quả, đã đến lúc bây giờ chúng ta phải thay đổi đường lối bang giao mới ”. Cùng lúc ấy, Chủ tịch Raul Castro cho dân chúng Cuba hay: “Dù còn khác biệt trên nhiều quan điểm giữa Hoa Kỳ và Cuba, bây giờ chúng ta cần phải theo đường lối mới tiến bộ hơn”.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21010)
Nếu Ngài TT Jimmy Carter có đủ can can đảm vì danh dự của nước Mỹ mà phơi bày chuyện ấy ra cộng đống quốc tế, trước lương tri của mọi tầng lớp người Mỹ thì sẽ không phải chỉ hai dân tộc Việt và Mỹ mà cả thế giới tri ân Ngài. Ngài sẽ là nhân vật lịch sử không những của riêng Việt Nam và Hoa Kỳ mà của cả nhân loại.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19943)
Lời Phi Lộ- Trong cuốn sách mới nhất vừa xuất bản gần đây vào năm 2014, có tựa đề “Trật Tự Thế Giới-World Order”, Tiến sỹ Henri Kissinger tố cáo Trung Quốc chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi đứng chung với các nước khác trên toàn cầu với vị trí đồng đẳng. Trung Quốc tự coi mình là chính quyền duy nhất cai trị thế giới…Nếu TQ cố bám lấy tư tưởng và theo đuổi kế hoạch thống trị này bằng cách yêu cầu các nước phải chọn hoặc chấp nhận trật tự mới của thế giới do TQ đề xuất hay chấp nhận trật tự thế giới hiện nay. Để làm áp lực cho việc thực thi này nghiêng về TQ, chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ tạo ra chiến tranh lạnh tại châu Á với chiêu bài‘Châu Á của người Á Châu’, hầu để triệt tiêu trật tự thế giới hiện nay.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17346)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25627)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20408)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20831)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19386)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20124)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19756)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19066)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18381)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18854)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17835)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18322)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18898)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21887)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."