Nguyễn Giang: Obama ở xa còn Nga ở gần

23 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 16758)

image035 

Obama ở xa còn Nga ở gần

image036

Nguyễn Giang

bbcvietnamese.com

BBC - thứ sáu, 21 tháng 2, 2014

Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkans” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo quốc tế.

image037

'Xin đừng lấy tôi', người Ukraine ôm bí ngô theo phong tục trả quà đính hôn tới Sứ quán Nga

Đến ngày 21/2/2014, sau đợt quân đội dùng súng bắn tỉa giết người biểu tình và phe đấu tranh cũng bắn lại cảnh sát làm chừng 80 người chết cả hai phía, tình hình tuy tạm yên chờ bầu cử mới nhưng vẫn chưa rõ sẽ ra sao.

Bức tranh Ukraine cũng không phải chỉ có hai màu đen trắng.

Không thể nói phiến diện rằng phe biểu tình thì tốt, chính phủ thì xấu, châu Âu hay Hoa Kỳ luôn đúng và Nga thì sai bởi còn có nhiều yếu tố lịch sử, địa lý và dân tộc đan xen trong chuyện Ukraine.

Trên thực tế biểu tình ở Ukraine chỉ là sự bùng phát ra ngoài của xung khắc nội bộ ở một xã hội đang đứng ở ngã ba đường.

Giới trẻ và người dân phía Tây Ukraine hướng về EU, Hoa Kỳ nhưng láng giềng sát nách họ lại là Nga.

Di sản của quá khứ cũng đang tiếp tục tác động đến tâm tư người dân ở quốc gia 45 triệu dân, thu nhập trên 3000 USD đầu người một năm này và thể hiện ra trong các đợt biểu tình.

Địa chính trị Ukraine

Mario Platero viết trên một tờ báo ÝIl Sole-24 Ore, đã mô tả chính xác câu chuyện Ukraine như sau:

"Với ông Obama và một nước Mỹ mệt mỏi năm 2014, Ukraine chỉ là một vấn đề xa xôi "

"Với ông Putin và Nga, việc kiểm soát toàn diện Ukraine là vấn đề chiến lược sống còn, với ông Obama và một nước Mỹ mệt mỏi năm 2014, Ukraine chỉ là một vấn đề xa xôi nên để cho các đồng minh châu Âu dính vào...”

Cấm vận, một phương thức từng hữu hiệu với các nền kinh tế khép kín, có thể chỉ đẩy Ukraine nghiêng về phía Nga.

Trong khi châu Âu thông qua cấm vận, Hoa Kỳ đã kiềm chế hơn và như các tiết lộ từ điện đàm ngoại giao của Mỹ, chính quyền Obama cũng không rõ ràng về chuyện ủng hộ ai trong phe đối lập.

Thái độ của người Mỹ là hoàn toàn dễ hiểu.

Rút kinh nghiệm từ chiến tranh cựu Bosnia và Kosovo, không phải cuộc can thiệp nào của Hoa Kỳ vào châu Âu gần đây cũng để lại ấn tượng tốt với tất cả.

Mặt khác, quan hệ với Moscow vẫn luôn có tầm chiến lược hơn vùng Đông Âu và dù muốn dính líu, các quốc gia bên ngoài cũng không thể thay đổi các di sản lịch sử có từ lâu của khu vực ngoại vi nước Nga.

Lịch sử còn tác động

Dù Ukraine đã độc lập được hơn 20 năm, các dấu ấn lịch sử vẫn còn sâu đậm trong tâm trí người dân và có ảnh hưởng đến suy nghĩ của phe đối lập vốn luôn e ngại về tác động của Moscow.

image038

Nạn đói thời Stalin năm 1934 làm chết hàng triệu nông dân Ukraine

Nhắc lại lịch sử, ngay sau Cách mạng Bolshevik năm 1917, sự hình thành Cộng hòa Xô Viết Ukraine năm 1922 đóng vai trò quan trọng cho việc lập ra Liên Xô.

Nhưng vựa lúa mì Ukraine cũng là nơi xảy ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa phái cộng sản và phe dân tộc chủ nghĩa Ukraine, dẫn đến các đợt trấn áp đẫm máu của Stalin với phú nông, địa chủ Ukraine.

Nạn đói thời cộng sản do chính sách tịch thu lúa mì và khoai tây làm hàng triệu người dân Ukraine thiệt mạng.

30 năm đàn áp liên tục của Stalin để làm chủ Ukraine để lại dấu ấn sâu đậm tới mức nhiều người ủng hộ phe đối lập tại Kiev nay vẫn tin rằng nếu thua cuộc ở Quảng trường Maidan, họ sẽ bị công an đến nhà lôi đi vào lúc nửa đêm như chuyện xảy ra trong thập niên 1930.

Có một sự hiểu lầm rằng dân tộc Ukraine chia làm hai khu vực ngôn ngữ tiếng Ukraine ở phía Tây và tiếng Nga ở phía Đông.

Trên thực tế, đa số người dân phía Đông chính là người Nga hoặc con cháu họ được Liên Xô đưa vào Cộng hòa Xô Viết Ukraine và tất nhiên họ không thể nào ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ukraine như những người dân Ukraine chính gốc ở phía Tây.

Nhiều người vẫn nghĩ chủ nghĩa cộng sản tan rã ở Nga vì chính biến tại Moscow năm 1991 và cuộc đấu đá Yeltsin-Gorbachev nhưng thực ra cuộc bỏ phiếu độc lập của Ukraine tháng 12 năm đó mới là yếu tố quyết định xóa sổ Liên Xô về mặt biên giới.

Hơn 90% người Ukraine khi đó đã bỏ phiếu chọn con đường độc lập khỏi Moscow.

Ngày nay, người dân phía Đông có nhiều cảm tình với Nga nhưng người phía Tây tiếp tục nghi ngờ chủ nghĩa Đại Nga và muốn đi về hướng khác.

Thời gian độc lập cũng quá ngắn, chưa đủ để gắn kết quốc gia và chỉ có thế hệ lãnh đạo gốc Liên Xô đầu tiên như Tổng thống Leonid Kravchuk còn khả năng dung hòa hai xu thế và nói chuyện được cả với châu Âu lẫn Moscow.

Sau Cách mạng Cam 2004, các nhân vật chính trị Ukraine đều mang đầu óc khá bè phái, chỉ dựa vào một nhóm ủng hộ cụ thể mà thiếu khả năng liên kết cả nước.

Chạm vào truyền thống

image039

Những người nói tiếng Nga ở Ukraine tiếp tục tôn thờ Stalin

Khác biệt ngôn ngữ, văn hóa hai vùng Đông Tây đã bị đẩy lên cao khi ông Viktor Yanukovych lên làm tổng thống chủ yếu nhờ ủng hộ từ vùng người gốc Nga ở phía Đông.

Ông đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi nhấn mạnh xung khắc vùng miền qua động tác bác bỏ một hiệp định liên kết với EU và nhận các khoản trợ giúp từ Moscow khiến phe đối lập cáo buộc ông là phản quốc.

Với Moscow, Ukraine không chỉ là vùng đất lập quốc - người Nga tin rằng tổ tiên họ đến từ vùng Kiev - mà còn đóng vai trò hàng đầu trong dự án Phục hưng không gian Liên Xô cũ của ông Putin hiện nay.

Nhưng biến động tại Ukraine đặt câu hỏi về tương lai của kế hoạch mà Nga theo đuổi.

Với chính người Ukraine, có vẻ như trước mắt bất cứ một giải pháp chính trị nào cũng khó làm hài lòng các phe phái và dù có bầu cử mới, tình hình sẽ còn bất ổn.

Châu Âu đã có kinh nghiệm đau thương về xung khắc dân tộc vì lý do lịch sử.

Sau Chiến tranh Lạnh, giải pháp xóa nhòa các mâu thuẫn truyền thống là đưa tất cả các quốc gia và dân tộc vào dưới mái nhà chung châu Âu.

image040

Quan chức cao cấp của EU sang Ukraine nhằm thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình

Nhưng với Ukraine, mức sống, trình độ kinh tế và khoảng cách xa khu vực trung tâm của châu Âu khiến lộ trình gia nhập EU nếu có cũng còn khá xa.

Trang web của Ủy hội châu Âu mới chỉ xác nhận Ukraine là “quốc gia đối tác ưu tiên” với mục tiêu hướng tới “liên kết kinh tế và chính trị” thân thiết hơn.

Trong khi đó, sự ủng hộ của Hoa Kỳ cũng còn rất chung chung và nước Nga thì sẽ mãi mãi ở bên cạnh, thậm chí ở cả bên trong Ukraine.

Câu hỏi làm sao thoát khỏi ràng buộc của lịch sử và địa lý khiến chuyện Ukraine tiếp tục đáng quan tâm.

Đây cũng là vấn đề chung tạo nhiều gợi mở cho không ít các quốc gia khác./

Đám đông chào đón bà Tymoshenko

BBC - thứ bảy, 22 tháng 2, 2014 

image041

Cựu Thủ tướng Ukraine, bà Yulia Tymoshenko, được hàng ngàn ủng hộ viên phe đối lập chào đón tại Quảng trường Độc lập sau khi được trả tự do.

Bà bị đau lưng và đã ngồi trên xe lăn để phát biểu trước đám đông.

"Các bạn là những anh hùng, các bạn là những gì tốt đẹp nhất của Ukraine," bà nói với công chúng trước khi bật chảy nước mắt.

Bà phát biểu sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych rời thủ đô Kiev và các dân biểu bỏ phiếu bãi nhiệm ông.

Nhưng bà Tymoshenko cảnh báo rằng những người biểu tình chớ nên nghĩ rằng công việc của họ đã hoàn tất.

"Cho tới khi các bạn làm xong công việc này, và cho tới khi chúng ta đi tới hết con đường, không ai được quyền rời đi," bà nói. "Bởi không ai có thể làm điều đó, không một nước nào, không một ai có thể làm được những gì các bạn đã làm. Chúng ta đã xóa bỏ được căn bệnh ung thư này, khối u này."

Tuy được nhiều người trong đám đông reo hò ủng hộ, nhưng bà không nhận được sự hậu thuẫn hoàn toàn của phe đối lập, phóng viên BBC David Stern tại Kiev nói.

Trước khi bà bị vào tù, mức độ ủng hộ bà trong dân chúng đã giảm mạnh và nhiều người Ukraine nói bà một phần phải chịu trách nhiệm về tình trạng hỗn loạn trong những năm hậu Cách mạng Cam, và coi bà là một thành viên trong giới tham nhũng cao cấp tại Ukraine.

'Ngày lịch sử'

Hàng chục người đã khó chịu bỏ đi khi bà xuất hiện trên sân khấu và hô to bà không đại diện cho họ, phóng viên BBC Tim Wilcox tường thuật từ Quảng trường Độc lập.

Bà Tymoshenko được trả tự do sau một kỳ biểu quyết của quốc hội hôm thứ Sáu, mở đường cho việc thả bà khỏi nhà tù.

Đầu hôm thứ Bảy, bà rời bệnh viện ở thành phố miền đông Kharkiv, nơi bà bị canh giữ, và bay tới Kiev.

Khi được trả tự do từ bệnh viện trại giam này, bà nói "Chế độ độc tài đã sụp đổ".

Bà Tymoshenko bị kết án bảy năm tù từ năm 2011 vì tội lạm dụng quyền lực và làm thâm hụt ngân sách trong vụ giải quyết tranh chấp khí đốt với Nga.

Quốc hội Ukraine cho bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống Yanukovych và tổ chức bầu cử sớm vào ngày 25/5. Cuộc bỏ phiếu diễn ra chưa đầy một giờ sau khi ông Yanukovych tuyên bố không từ chức.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của ông Viktor Yanukovych nói ông không chấp nhận quyết định trên.

Phóng viên của BBC ở Kiev gọi đây là 'một ngày lịch sử của Ukraine' với các diễn biến nhanh và đầy bất ngờ.

Trước đó ông Yanukovych gọi sự kiện ở Kiev là một cuộc đảo chính.

Trong một tuyên bố được phát trên kênh truyền hình ICTV của Ukraine được ghi hình từ trước, ông Yanukovych nói ông cần phải bảo vệ người dân và sẽ không quản công sức để kết thúc cảnh đẫm máu.

Tổng thống cũng tuyên bố sẽ không rời khỏi Ukraine và ông không từ chức do ông được dân bầu lên một cách hợp pháp.

Người biểu tình nay đã nắm kiểm soát phần lớn Kiev.

Kênh truyền hình của quốc hội cũng cho chiếu cảnh lãnh đạo của Berkut (đội đặc nhiệm cảnh sát của Bộ Nội vụ) và công an nói họ đứng về phía những người biểu tình.

'Ông ấy không ở đây'

image042

Một nhóm người biểu tình diễu hành bằng chiếc xe tải của quân đội Ukraine

Cuộc biểu tình nổ ra từ cuối tháng 11/2013 khi ông Yanukovych từ chối thỏa thuận thương mại quan trọng với khối Liên hiệp châu Âu để chọn lấy quan hệ thân cận hơn với Nga.

Hôm thứ Năm 20/02, cảnh sát đã xả súng vào những người biểu tình đang chiếm cứ quảng trường Độc lập ở trung tâm Kiev. Bộ Y tế nói ít nhất 77 người thiệt mạng - gồm cả cảnh sát và người biểu tình - trong vụ đụng độ kể từ hôm thứ Ba.

Tới nay là ngày thứ hai các đám tang người biểu tình thiệt mạng được tổ chức ở quảng trường.

Phóng viên của chúng tôi nói không có dấu hiệu của lực lượng an ninh bên trong phủ Tổng thống, vốn vẫn được canh gác dày đặc, mặc dù một số nhân viên chính phủ vẫn tới làm việc.

Người biểu tình đang đứng bên ngoài tòa nhà và tỏ ra không tin lắm, ông nói thêm.

"Ông ta [Tổng thống] không có ở đây, không một quan chức nào của ông ta, hay có liên quan trực tiếp tới chính quyền có mặt ở đây," Ostap Kryvdyk, một lãnh đạo biểu tình nói.

Người biểu tình nói họ bảo vệ tòa nhà khỏi bị trộm cắp và phá hoại.

Các phóng viên nói cảnh sát có vẻ đã bỏ các trạm trên khắp thành phố, trong khi đám đông tụ tập ở quảng trường Độc lập - hay còn gọi là khu Maidan - ngày càng đông lên.

Các thỏa thuận chính trị được Tổng thống Yanukovych ký hôm thứ Sáu với các lãnh đạo đảng đối lập sau khi các ngoại trưởng khối châu Âu làm trung gian.

image043

Người biểu tình đứng gác phủ Tổng thống đã bị cảnh sát bỏ mặc

'Thỏa hiệp có lợi'

Thỏa thuận vừa ký kết, được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Đức, bao gồm các điều khoản sau:

  • Hiến pháp năm 2004 sẽ được phục hồi trong 48 tiếng tới, và một chính phủ liên minh sẽ được thiết lập trong vòng 10 ngày.
  • Việc sửa đổi hiến pháp nhằm cân bằng quyền lực giữa tổng thống, chính phủ và quốc hội sẽ bắt đầu ngay lập tức và phải được hoàn thành trước tháng Chín.
  • Một cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tiến hành trước tháng 12/2014, sau khi một hiến pháp mới được thông qua cùng các luật bầu cử mới.
  • Một cuộc điều tra những vụ bạo lực gần đây sẽ được tiến hành dưới sự hợp tác giám sát của nhà chức trách, phe đối lập và Ủy hội châu Âu.
  • Chính quyền sẽ không được phép ban hành trình trạng khẩn cấp, chính phủ và phe đối lập sẽ tránh sử dụng bạo lực.
  • Cả hai bên sẽ phải nỗ lực hết sức để bình thường hóa đời sống ở các thành phố lẫn làng mạc bằng cách rút lực lượng khỏi những tòa nhà chính phủ cũng như công cộng, ngưng phong tỏa đường phố, công viên và các quảng trường.
  • Vũ khí trái phép phải được giao nộp cho các cơ quan thuộc Bộ Nội vụ.

Tổng thống Vladimir Putin nói với ông Barack Obama trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu rằng Nga muốn tham gia vào quá trình thực hiện, một phát ngôn viên chính phủ Hoa Kỳ nói.

Không lâu sau khi thỏa thuận được ký kết, Quốc hội Ukraine thông qua việc phục hồi Hiến pháp 2004, sẽ giảm bớt quyền hành của Tổng thống.

Chỉ có một trong số 387 nghị sỹ có mặt bầu phiếu chống, trong đó có khoảng hơn mười nghị sỹ từ đảng của ông Yanukovych.

Quốc hội cũng thông qua đạo luật ân xá cho những người biểu tình bị buộc tội liên quan tới bạo lực.

Các nghị sỹ bầu cho việc thay đổi luật có thể dẫn tới việc thả bà Yulia Tymoshenko, đối thủ của ông Yanukovych.

Bà Tymoshenko đã bị kết án bảy năm tù vào năm 2011 vì tội lạm quyền. Tuy nhiên những người ủng hộ bà nói đây đơn thuần là cách ông Yanukovych loại bỏ đối thủ chính trị của mình./

Ukraine có tổng thống lâm thời

Cập nhật: 13:09 GMT - chủ nhật, 23 tháng 2, 2014

image044

Ông Oleksander Turchynov là cộng sự thân cận của cựu thủ tướng Tymoshenko

Quốc hội Ukraine vừa chỉ định Chủ tịch Quốc hội làm tổng thống lâm thời.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Ông Oleksandr Turchynov lên nắm quyền sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị bãi nhiệm hôm thứ Bảy.

Ông Turchynov nói với các dân biểu rằng họ có từ nay cho tới thứ Ba để hình thành một chính phủ thống nhất.

Quốc hội cũng đã biểu quyết tịch thu khu Bấm dinh thự xa hoa của ông Yanukovych ở gần Kiev, nơi những người biểu tình đã tràn vào hôm thứ Bảy.

Hiện người ta vẫn chưa biết ông Yanukovych, người gọi việc quốc hội ra quyết định bãi nhiệm ông là cuộc đảo chính, hiện đang ở đâu.

Hàng ngàn người ủng hộ phe đối lập hiện vẫn ở Quảng trường Độc lập, nơi bầu không khí được mô tả là yên tĩnh.

Cuối ngày hôm thứ Bảy, cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko, người được thả khỏi nhà tù ở thành phố Kharkiv ở miền đông sau lần bỏ phiếu của quốc hội, đã thúc giục những người ủng hộ phe đối lập tại Quảng trường Độc lập là hãy tiếp tục biểu tình.

Việc trả tự do cho bà là một trong những điều kiện để ký thỏa thuận thương mại EU-Ukraine mà Tổng thống Yanukovych bác bỏ hổi năm ngoái, sự kiện châm ngòi cho các cuộc biểu tình, dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay.

Bộ Y tế nói có 88 người, hầu hết là những người biểu tình, đến nay được xác định là đã thiệt mạng kể từ 18/2.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Ông Turchynov, một cộng sự gần gũi của bà Tymoshenko, nói việc hình thành một chính phủ thống nhất là "nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu".

"Chúng ta không có nhiều thời gian," một trong các lãnh đạo đối lập, đồng thời là cựu vô địch đấm bốc thế giới Vitaly Klitschko nói khi quốc hội bắt đầu thảo luận.

Nói với BBC, ông cũng nêu ý kiến là nên có bầu cử tổng thống như dự kiến, vào ngày 25/5.

"Tôi muốn xây dựng Ukraine thành một nước châu Âu hiện đại," ông nói. "Nếu tôi có thể làm được điều đó qua việc giữ vị trí tổng thống, thì tôi sẽ nỗ lực hết mình."

Trong một diễn biến khác, quốc hội đã biểu quyết bãi nhiệm Ngoại trưởng Leonid Kozhara, một đồng minh của ông Yanukovych.

Các dân biểu thuộc Đảng Vùng miền của ông Yanukovych nay có vẻ như đang bỏ rơi ông.

"Ukraine đã bị phản bội và nhân dân bị gài bẫy để chống lại nhau. Tất cả là do Yanukovych và đám tùy tùng của ông ta," các dân biểu thuộc đảng này nói trong một tuyên bố được hãng tin Interfax-Ukraine đăng tải.

Ông Yanukovych hiện đang khước từ việc chính thức từ chức. Ông được cho là đã có mặt tại Kharkiv sau khi rời Kiev tới đây từ đêm thứ Sáu.

Tin tức trên truyền thông dẫn lời các quan chức Ukraine nói ông đã bị cảnh sát biên phòng chặn lại khi tìm cách bay sang Nga bằng một máy bay riêng./

28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20148)
Điều này chỉ cho thấy rằng: Phục hưng con đường tơ lụa có nghĩa là các nhà lãnh đạo kinh tế Bắc Kinh đang triển khai một phương án mới trong chính sách tiếp cận thị trường từ Á sang Âu và Phi, đẩy lùi hoặc tước đoạt ảnh hưởng cố cựu của các quốc gia tư bản cũ như Pháp, Anh, Bỉ, Ý, Nhật và Mỹ…
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19795)
Tại Little Havana ở Florida, nơi tập trung đông cư dân gốc Cuba kiên trì chống chế độ của Fidel Castro từ nửa thế kỉ qua, nhiều người lớn tuổi cho rằng Tổng thống Obama phản bội họ và bày tỏ sự bực tức cao độ. Còn người trẻ cho rằng đã đến lúc cần có quan hệ hai nước. Nhớ lại thời điểm tháng 7-1995, khi Hoa Kỳ quyết định nối lại bang giao với Việt Nam, Little Saigon ở California cũng ồn ào chống đối như thế.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20788)
Báo Anh tuần qua viết về Cuba và ba nhân vật liên quan đến dòng Tên (Jesuits). Ông Fidel Castro và người bạn lớn của Cuba, nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez đều từng học trong trường do các giáo sỹ Jesuits dạy...Thậm chí, không phải tình cờ mà cả hai ông Barack Obama và Raul Castro đều chọn ngày sinh nhật 78 của Giáo hoàng đầu tiên người Nam Mỹ để công bố tin thay đổi ngoại giao.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19053)
Tổng thống Obama nói: “Sau hơn 50 năm chính sách cô lập đã chứng tỏ rằng không có hiệu quả, đã đến lúc bây giờ chúng ta phải thay đổi đường lối bang giao mới ”. Cùng lúc ấy, Chủ tịch Raul Castro cho dân chúng Cuba hay: “Dù còn khác biệt trên nhiều quan điểm giữa Hoa Kỳ và Cuba, bây giờ chúng ta cần phải theo đường lối mới tiến bộ hơn”.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21001)
Nếu Ngài TT Jimmy Carter có đủ can can đảm vì danh dự của nước Mỹ mà phơi bày chuyện ấy ra cộng đống quốc tế, trước lương tri của mọi tầng lớp người Mỹ thì sẽ không phải chỉ hai dân tộc Việt và Mỹ mà cả thế giới tri ân Ngài. Ngài sẽ là nhân vật lịch sử không những của riêng Việt Nam và Hoa Kỳ mà của cả nhân loại.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19934)
Lời Phi Lộ- Trong cuốn sách mới nhất vừa xuất bản gần đây vào năm 2014, có tựa đề “Trật Tự Thế Giới-World Order”, Tiến sỹ Henri Kissinger tố cáo Trung Quốc chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi đứng chung với các nước khác trên toàn cầu với vị trí đồng đẳng. Trung Quốc tự coi mình là chính quyền duy nhất cai trị thế giới…Nếu TQ cố bám lấy tư tưởng và theo đuổi kế hoạch thống trị này bằng cách yêu cầu các nước phải chọn hoặc chấp nhận trật tự mới của thế giới do TQ đề xuất hay chấp nhận trật tự thế giới hiện nay. Để làm áp lực cho việc thực thi này nghiêng về TQ, chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ tạo ra chiến tranh lạnh tại châu Á với chiêu bài‘Châu Á của người Á Châu’, hầu để triệt tiêu trật tự thế giới hiện nay.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17332)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25619)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20397)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20824)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19383)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20111)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19751)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19056)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18374)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18844)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17828)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18313)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18891)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21867)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."