Binh Pháp Tôn Tử và cuộc đọ sức Mỹ - Trung

05 Tháng Bảy 20191:04 SA(Xem: 9898)
VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ SÁU 05 JULY 2019

Binh Pháp Tôn Tử và cuộc đọ sức Mỹ - Trung

RFI 04-07-2019

Tượng chiến lược gia Tôn Tử tại Nhật Bản. Phải chăng Trung Quốc đang áp dụng sách lược Tôn Tử trong cuộc đọ sức với Mỹ?Wikimedia Commons
Tượng chiến lược gia Tôn Tử tại Nhật Bản. Phải chăng Trung Quốc đang áp dụng sách lược Tôn Tử trong cuộc đọ sức với Mỹ?Wikimedia Commons

Cuộc chiến thương mại đang đẩy Hoa Kỳ và Trung Quốc vào một cuộc đối đầu chưa từng có, dù đó là một cuộc đối đầu không vũ trang. Theo nhận định của chuyên gia quân sự Jean-Vincent Brisset, thuộc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS trên tờ Atlantico, « Nếu các nhà lãnh đạo phương Tây muốn hiểu hành động của Bắc Kinh thì điều mà họ lẽ ra phải học trước tiên chính là binh pháp Trung Quốc ».

Binh pháp Trung Quốc là một bộ binh thư rất đặc biệt. Liệu rằng các định hướng chiến lược mà quân đội Trung Quốc đang sử dụng kể từ ngày thành lập đến nay có thể giải thích phần nào cách thức mà Trung Quốc đang tiến hành trong cuộc xung đột thương mại hiện nay ?

Nói về « binh pháp Trung Quốc » rất là khó. Nếu như đế chế Trung Hoa trong lịch sử trải qua biết bao cuộc xung đột, thì phần lớn đó đều là nội chiến. Nhưng người ta cũng hay quên là chỉ có hai triều đại duy nhất từng chiếm đóng một vùng lãnh thổ lớn hơn cả vùng lãnh thổ của Trung Quốc truyền thống đều là hai triều đại ngoại bang và thực dân : Triều đại Nguyên Mông và Nhà Thanh (Mãn Châu).

Khi Mao Trạch Đông lên cầm quyền, Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc chiến bên ngoài lãnh thổ. Tại Triều Tiên, Trung Quốc huy động những quân đoàn hùng hậu, gây ấn tượng bởi các đợt tấn công trực diện ồ ạt, không có một tầm nhìn chiến lược nào, khiến quân lính chết như rạ. Điều ngạc nhiên là không quân Trung Quốc tham gia cuộc chiến này đã chứng tỏ những năng lực tuyệt vời trong các cuộc không chiến, ở đó các năng lực cá nhân là điều cốt lõi. Còn trong chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, sự tham gia của Trung Quốc không rõ ràng và không đáng kể.

Năm 1962, xung đột Trung - Ấn lại rất khác lạ. Bởi vì, lần đầu tiên Trung Quốc « chuẩn bị » tham chiến bằng một loạt các hành động và biểu dương sức mạnh cực kỳ hiệu quả, đến mức quân đội Ấn Độ chưa ra trận mà đã mẩm chắc là sẽ thua. Năm 1979, « cuộc viễn chinh trừng phạt » Việt Nam lại kết thúc bằng một thất bại ê chề.

Còn cuộc xung đột Trung Quốc – Liên Xô chỉ tóm gọn trong vài trận giao tranh nhỏ, không có quân sự hóa vùng biên giới. Đối với Đài Loan, hòn đảo này trong một thời gian dài, đã tìm cách tiến hành nhiều chiến dịch nhỏ nhắm vào Hoa Lục ; các cuộc va chạm xảy ra nhiều hơn và kéo dài hơn nhưng chưa bao giờ trên quy mô lớn.

Các « định hướng chiến lược » đã có những tiến triển nhiều kể từ năm 1949. Ban đầu, Mao Trạch Đông huy động người dân được trang bị vũ khí – mà thực ra đó là lực lượng bộ binh, trang bị yếu kém và có sự hỗ trợ của lực lượng pháo binh kém cơ động, để đối phó với khả năng quân Mỹ từ biển tấn công vào.

Việc khẳng định một « cuộc chiến tranh nhân dân », đi kèm với những tuyên truyền về « con hổ giấy » nguyên tử (Mỹ), không ngăn cản Người Cầm Lái Vĩ Đại sớm khởi động chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Thậm chí, những ai tham gia vào chương trình này, nhắm đối phó với cả Liên Xô cũng như Mỹ, đều « được tha » trong suốt thời kỳ Đại Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa.

Trên thực tế, Trung Quốc tiến hành song song hai hướng chiến lược. Đối với Liên Xô, Trung Quốc từ chối giao chiến và lập « tuyến phòng thủ thứ ba », nằm sâu trong lãnh thổ nước này. Trái lại, Trung Quốc cho rằng nếu có một cuộc đổ bộ, quân Mỹ và đồng minh có thể không chịu nổi những tổn thất nhân mạng to lớn. Do đó, có chiến lược phòng thủ rõ ràng hướng về phía đông, tập trung bảo vệ Bắc Kinh, và Thượng Hải.

Đa phần các lập luận trên hiện nay của chính phủ Trung Quốc là dựa trên khái niệm phòng thủ này : Giáng cho đối thủ những thiệt hại đến mức cho dù họ có tuyên bố chiến thắng thì « thắng lợi » này cũng đẩy đối thủ vào vị thế bất lợi hơn so với lúc trước khi xảy ra xung đột. Đây chính là kiểu chiến lược răn đe của kẻ yếu đối với kẻ mạnh, giống như chiến lược của nước Pháp.

Đâu là những nguyên tắc chủ chốt của binh pháp Trung Quốc ?

Từ nhiều năm nay, việc tán tụng « binh pháp Trung Quốc », được tóm gọn với cái tên « binh pháp Tôn Tử » rất thịnh hành. Cách nay rất lâu, Tôn Tử có viết một tiểu luận vài trang, và là nguồn gốc của hàng chục ngàn trang luận bàn sau này.

Tiểu phẩm này bao gồm hai lời dạy. Lời thứ nhất đề cập đến những tri thức thông thường về chiến thuật không có gì độc đáo lắm. Lời thứ hai mới thật hấp dẫn và vẫn luôn mang tính thời sự. Xuất phát từ nguyên tắc nên tránh giao chiến và chỉ tiến hành khi nào cầm chắc phần thắng, Tôn Tử chú trọng nhiều vào vai trò của việc thu thập thông tin và phân tích khả năng của đối thủ.

Trên cơ sở này, ông nhấn mạnh đến sự cần thiết « tác động trước » vào đối thủ, dùng mọi cách để làm suy yếu đối phương, nhất là bằng các đòn tâm lý. Giới quân sự Trung Quốc không phải lúc nào cũng áp dụng những lời dạy này, nhất là trong lịch sử, họ phải đối đầu với các cuộc nội chiến nhiều hơn là các cuộc xung đột ở bên ngoài lãnh thổ. Thế nhưng, trong cuộc xung đột Trung - Ấn năm 1962, những điều dạy này lại được thực hiện một cách tuyệt vời.

Tuy nhiên, nền văn hóa rất cổ xưa của Trung Quốc, không chỉ có Tôn Tử. « Ba mươi sáu kế sách » cũng quan trọng không kém. Đó chính là những kinh nghiệm khôn ngoan của nhà nông, dạy cách tay không chống trả một lãnh chúa hùng mạnh. Điều này làm chúng ta nghĩ ngay đến Robin – Thủ lãnh Rừng Xanh trong cuộc đối đầu với lãnh chúa Nottingham. Hơn nữa, ngày nay, ước mong phát triển một loại vũ khí « thần kỳ » vẫn tồn tại. Chính vì thế mà người ta nghĩ đến chiến tranh mạng, các vật thể bay siêu thanh hay nhiều thứ khác nữa.

Vậy thì chúng ta có thể dự đoán thế nào phần tiếp theo của cuộc đối đầu hiện nay giữa Trung Quốc với Mỹ ?

Như chúng ta vừa thấy, các định hướng chiến lược lớn của Trung Quốc dường như chủ yếu dẫn đến thế phòng thủ khi đối mặt với Hoa Kỳ, theo chiến lược răn đe thông thường của kẻ yếu trước kẻ mạnh. Trong một thời gian dài, quả thật đúng như vậy.

Đã có nhiều thay đổi và những thay đổi đó còn đi xa hơn những phát biểu về « tin học hóa » hay cuộc chiến hiện đại. Người ta hay quên, ông Đặng Tiểu Bình, một cựu chỉ huy quân đội, từng xếp quân đội thuộc diện ưu tiên cuối cùng của Nhà nước. Trong cuộc chiến vùng Vịnh, Saddam Hussein từng được trang bị một phần vũ khí của Trung Quốc, nhưng hoàn toàn cổ lỗ, thật sự thua xa các trang thiết bị của liên quân. Giới quân sự Trung Quốc, khi ấy đã lờ mờ ý thức được sự lạc hậu, bắt đầu nói lên những chính sách của của họ, đòi hiện đại hóa quân đội.

Cùng thời điểm đó, đô đốc Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), một chiến lược gia, đã thực hiện chính sách phát triển hải quân đầy tham vọng và hoàn toàn khác biệt với tất cả những gì Trung Quốc từng làm trước đó trong lĩnh vực này. Dự trù kéo dài trong nhiều thập niên, ông chủ trương – thông qua chiến lược chống tiếp cận, thâm nhập - thiết lập một sự kiểm soát toàn diện đối với các vùng biển rộng lớn, đến tận những vùng lãnh thổ tiền đồn của Mỹ tại Thái Bình Dương.

Thế rồi dần dần người ta mới thấy rõ chiến lược phòng thủ của Trung Quốc ngày càng chuyển sang thế tấn công. Nhất là, sau nhiều thập niên luôn khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên, giờ người ta bắt đầu nghe thấy Trung Quốc nói là rất có thể sử dụng loại vũ khí này trước trong trường hợp các lợi ích sống còn của họ bị tổn hại.

Những biến động tại Biển Đông, việc phát triển dự án « chuỗi ngọc » thành « Con đường tơ lụa hàng hải », việc thành lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài chứng tỏ Trung Quốc đang từ bỏ chiến lược thuần túy phòng thủ.

Tuy nhiên, trở lại với cuộc đối đầu Mỹ - Trung, nhìn từ phía Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn còn trong trạng thái răn đe của kẻ yếu trước kẻ mạnh. Và như mọi chiến lược răn đe khác, chiến lược này chỉ sẽ thành công nếu như không xẩy ra xung đột.

25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19796)
Tại Little Havana ở Florida, nơi tập trung đông cư dân gốc Cuba kiên trì chống chế độ của Fidel Castro từ nửa thế kỉ qua, nhiều người lớn tuổi cho rằng Tổng thống Obama phản bội họ và bày tỏ sự bực tức cao độ. Còn người trẻ cho rằng đã đến lúc cần có quan hệ hai nước. Nhớ lại thời điểm tháng 7-1995, khi Hoa Kỳ quyết định nối lại bang giao với Việt Nam, Little Saigon ở California cũng ồn ào chống đối như thế.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20789)
Báo Anh tuần qua viết về Cuba và ba nhân vật liên quan đến dòng Tên (Jesuits). Ông Fidel Castro và người bạn lớn của Cuba, nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marquez đều từng học trong trường do các giáo sỹ Jesuits dạy...Thậm chí, không phải tình cờ mà cả hai ông Barack Obama và Raul Castro đều chọn ngày sinh nhật 78 của Giáo hoàng đầu tiên người Nam Mỹ để công bố tin thay đổi ngoại giao.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19058)
Tổng thống Obama nói: “Sau hơn 50 năm chính sách cô lập đã chứng tỏ rằng không có hiệu quả, đã đến lúc bây giờ chúng ta phải thay đổi đường lối bang giao mới ”. Cùng lúc ấy, Chủ tịch Raul Castro cho dân chúng Cuba hay: “Dù còn khác biệt trên nhiều quan điểm giữa Hoa Kỳ và Cuba, bây giờ chúng ta cần phải theo đường lối mới tiến bộ hơn”.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21001)
Nếu Ngài TT Jimmy Carter có đủ can can đảm vì danh dự của nước Mỹ mà phơi bày chuyện ấy ra cộng đống quốc tế, trước lương tri của mọi tầng lớp người Mỹ thì sẽ không phải chỉ hai dân tộc Việt và Mỹ mà cả thế giới tri ân Ngài. Ngài sẽ là nhân vật lịch sử không những của riêng Việt Nam và Hoa Kỳ mà của cả nhân loại.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19935)
Lời Phi Lộ- Trong cuốn sách mới nhất vừa xuất bản gần đây vào năm 2014, có tựa đề “Trật Tự Thế Giới-World Order”, Tiến sỹ Henri Kissinger tố cáo Trung Quốc chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi đứng chung với các nước khác trên toàn cầu với vị trí đồng đẳng. Trung Quốc tự coi mình là chính quyền duy nhất cai trị thế giới…Nếu TQ cố bám lấy tư tưởng và theo đuổi kế hoạch thống trị này bằng cách yêu cầu các nước phải chọn hoặc chấp nhận trật tự mới của thế giới do TQ đề xuất hay chấp nhận trật tự thế giới hiện nay. Để làm áp lực cho việc thực thi này nghiêng về TQ, chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ tạo ra chiến tranh lạnh tại châu Á với chiêu bài‘Châu Á của người Á Châu’, hầu để triệt tiêu trật tự thế giới hiện nay.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17338)
‘Xoay Trục Về Châu Á Thái Bình Dương’, một trong những chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama được coi là thích đáng nhất trong việc đương đầu với sự vươn lên của Trung Quốc trong chiều hướng bành trướng và khống chế quân sự và kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25621)
Đôi lời giới thiệu về tác giả Trần Văn Thưởng: Sau khi tham gia trận đánh Snoul với tư cách Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8, tác giả được bổ nhiệm về trường Võ Bị Đà Lạt. Đến năm 1974, tác giả được đề cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Leavenworth, và đến ngày mất nước tháng 5/1975 thì bị kẹt lại bên Mỹ. Hiện giờ tác giả là giáo sư toán tại một viện đại học Hoa Kỳ.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20399)
Chính quyền Việt nam vẫn tự cho họ là Đảng Cộng sản, nhưng tôi thấy ở Việt nam có tính thị trường tư bản hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, kể cả ở Mỹ nơi mà nền kinh tế đưc quy định rất chặt chẽ. Điều này thật là khó hiểu.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20826)
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ Công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay từ người dân hay ngoại quốc để tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách hằng năm.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19383)
Trả lời tại Quốc hội Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2014, về quan hệ Việt - Trung, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra sáu chữ là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Trước một kẻ thù luôn có âm mưu độc chiếm Biển Đông và thôn tính Việt Nam như Trung Quốc thì chủ trương "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" có khả thi hay không?
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20115)
Ngày 21.10.2014, khi Điếu Cày đến phi trường Los Angeles, người Việt tại vùng Nam Cali đã đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhưng chuyệnĐiếu Cày đột nhiên được nhà cầm quyền CSVN phóng thích và cho đi Mỹ đã gây khá nhiều thắc mắc đối với dư luận trong cũng như ngoài nước.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19752)
Đúng một phần tư thế kỷ đã trôi qua từ ngày Bức tường Berlin sụp đổ, một khoảng thời gian đủ dài – một phần ba cuộc đời, năm nhiệm kỳ tổng thống, tổng bí thư – để so sánh Việt Nam và Đông Âu.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19058)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18375)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18846)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17828)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18313)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18892)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21869)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21470)
Một câu thành ngữ rất phổ thông tại Hoa Kỳ là “All politics are local”, có thể tạm dịch là mọi chuyện chính trị đều ở địa phương. Thế nhưng người ta có thể hiểu nghĩa của câu nói một cách rộng hơn: chuyện chính trị cũng có thể là chuyện “chính chị chính em”, tức là những chuyện tranh giành, đấu đá, gấu ó lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên và cũng khiến nhiều người phải nhức đầu và tò mò tìm hiểu.