Nhạc sỹ Phạm Duy, người viết quốc ca cho thế hệ mai sau

19 Tháng Mười 20216:24 SA(Xem: 3489)

VĂN HÓA ONLINE – VĂN HÓA LỊCH SỬ - THỨ HAI 18 OCT 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


image021Phạm Duy: Ảnh Lý Kiến Trúc


image022Phạm Duy hành trang ở thành phố giữa đàng (Midway City, S. California). Ảnh Lý Kiến Trúc


image023Phạm Duy - kiêu ngạo, khinh đời, yêu đời, “tôi còn yêu tôi cứ yêu”. Ảnh Lý Kiến Trúc


image024Phạm Duy và bà Vô Thượng Sư Thanh Hải. Ảnh Lý Kiến Trúc 1997.


image025Tượng Phạm Duy tại nghĩa trang Bình Dương (Ảnh VCH)


Nhạc sỹ Phạm Duy, người viết quốc ca cho thế hệ mai sau


  • Luật sư Đặng Đình Mạnh
  • Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn


18/10/2021


Ngày 05/10/2021 là dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sỹ Phạm Duy, người mà khi qua đời vào năm 2013, đã để lại khối di sản âm nhạc đồ sộ bậc nhất trong số các nhạc sỹ mà xứ sở này đã từng có.


Đánh giá về sự nghiệp của ông, một nhà văn đã thốt: "Một trăm năm sau cũng không có một Phạm Duy thứ hai ở xứ sở này".


Dịp này, các trang âm nhạc hay người mộ điệu yêu quý ông đã tưởng niệm theo nhiều cách. Riêng tôi, tôi hy vọng công chúng yêu "tự do, công bình, bác ái" tưởng niệm ông như người viết quốc ca cho xứ sở này trong mai hậu.


Có phi lý chăng nếu kỳ vọng về một nhạc phẩm gánh vác sứ mệnh quốc ca từ một nhạc sỹ đã là người thiên cổ ! Thưa, không phi lý chút nào khi trong khối di sản âm nhạc để lại của ông ấy đã từng có nhạc phẩm mang tầm vóc xứng đáng như vậy. Nhạc phẩm "Việt Nam, Việt Nam".


"Việt Nam, Việt Nam" được ông sáng tác từ năm 1966. Năm 1967, khi chính quyền miền Nam tu chính Hiến pháp, thì "Việt Nam, Việt Nam" đã là ứng viên sáng giá cho quốc ca Việt Nam. Thế nhưng, chung cuộc thì quốc hội lúc ấy đã giữ lại bài quốc ca sử dụng từ năm 1948, là "Tiếng gọi thanh niên" (hay "Công dân hành khúc") của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước để làm quốc ca. Vì lẽ, những ca từ sắt máu trong nhạc phẩm này phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh và tâm thế chiến tranh vào thời điểm ấy hơn.


Thật tiếc khi giai điệu hành khúc, trầm hùng, thôi thúc, giục giã những con dân Việt cùng chung sức tranh đấu cho những giá trị nhân bản : Tự do, công bằng, bác ái, tình yêu thương đồng loại, niềm tự hào, tự tôn dân tộc … đã chưa được chọn làm quốc ca !


image026Nguồn hình ảnh, Tư liệu. Nhạc sĩ Phạm Duy, tên thật Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam


Việt Nam! Việt Nam!


Tác giả : Phạm Duy


Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời


Việt Nam hai câu nói bên vành nôi


Việt Nam nước tôi.


Việt Nam Việt Nam tên gọi là người


Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời


Việt Nam đây miền xinh tươi


Việt Nam đem vào sông núi


Tự do công bình bác ái muôn đời


Việt Nam không đòi xương máu


Việt Nam kêu gọi thương nhau


Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu


Việt Nam trên đường tương lai,


Lửa thiêng soi toàn thế giới


Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời


Tình yêu đây là khí giới,


Tình thương đem về muôn nơi


Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người


Việt Nam! Việt Nam!


Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời


Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời


Tôi đã xét nét, cố soi trong 20 câu hát trong "Việt Nam, Việt Nam" để thấy rằng không có một câu nào không xứng đáng làm một phần của quốc ca.


Hồi ký Phạm Duy 1


Hồi ký Phạm Duy 2


Chọn chiến tranh hay là hòa bình và tình người?


Nhân dịp này, hãy nhìn lại, đánh giá và so sánh với quốc ca hiện nay: Bản "Tiến quân ca".


Tiến Quân Ca của tác giả Văn Cao có lời như sau:


Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc


Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa


Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước


Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca


Đường vinh quang xây xác quân thù


Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu


Vì nhân dân chiến đấu không ngừng


Tiến mau ra sa trường


Tiến lên, cùng tiến lên


Nước non Việt Nam ta vững bền


Bài "Tiến Quân Ca" có giai điệu trầm hùng, bi tráng, thể hiện thái độ sắt máu, quyết liệt đối với quân thù, tạo cảm xúc giục giã, thôi thúc mọi người vươn lên, xốc đến … chiến tranh.


"Tiến Quân Ca" có 10 câu hát, thì trong đó, đã có đến 8 câu hát đều mang nội dung, ý nghĩa cổ võ cho những cuộc chiến đẫm máu trong thế kỷ 20 mà người Việt đã phải gánh chịu.


Rõ ràng, đấy là một quốc ca sắt máu thoát thai từ chiến tranh đang được hát giữa thời bình. Thời mà chiến tranh đã trở thành lịch sử từ nhiều thập kỷ qua. Trong thời bình, ngẫm xem, chúng ta còn cần một quốc ca chiến tranh như thế nữa hay không?


Chiến tranh đã lùi xa, thay vào đó, chiến trường bây giờ đã là thương trường. Cũng thế, những ca từ "Máu", "Súng", "Đường vinh quang xây xác quân thù":


"Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước


Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca


Đường vinh quang xây xác quân thù"


image027Nguồn hình ảnh, Tư liệu


Đoạn sau này, nếu dùng, hoàn toàn có thể thay thế bằng :


"Tự do, công bình, bác ái


Việt Nam không đòi xương máu


Việt Nam kêu gọi thương nhau


Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu"


Hơn nữa, quốc ca không chỉ dành riêng cho cán bộ, công chức của chính quyền hát khi suy tôn quốc kỳ, mà là toàn thể dân chúng, bắt đầu từ các cháu học sinh ở lứa tuổi nhi đồng.


Một quốc ca sắt máu của chiến tranh sẽ chuyển thông điệp gì cho các em? Sẽ giáo dục điều gì cho chúng ngoài thù hận, bạo lực, khát máu, hung tàn?


Hát đến câu "Đường vinh quang xây xác quân thù", chúng có thắc mắc cha anh mình đang định chọn ai làm quân thù để lấy xác làm "đường vinh quang" nữa chăng ?


Trong khi đó, "Việt Nam, Việt Nam" chỉ có một câu nhắc đến "xương máu" nhưng với ý nghĩa hết sức nhân từ, cao thượng và bao dung : "Việt Nam không đòi xương máu".


"Tiến Quân Ca" thích hợp với giai đoạn chiến tranh và đã thực hiện xong sứ mệnh lịch sử của mình.


"Tiến Quân Ca" nay không còn thích hợp trong bối cảnh kiến quốc thời bình của xứ sở.


Nhưng những giá trị : Tự do, công bằng, bác ái, tình yêu thương đồng loại, niềm tự hào, tự tôn dân tộc được nêu trong "Việt Nam, Việt Nam" thì lại bất biến, lúc nào cũng thích hợp cho một dân tộc hướng thiện, kêu gọi yêu thương nhau, sống có trách nhiệm với chính mình, với xứ sở, với cộng đồng quốc tế văn minh…


Tôi tin lắm, sớm muộn gì thì những giá trị đích thực sẽ được trả lại cho dân mình. Khi ấy, có lẽ dân ta sẽ chọn lại một quốc ca mới thích hợp với những giá trị nhân bản và "Việt Nam, Việt Nam" lại là ứng viên sáng giá. Để người VIệt, những đứa trẻ có thể hát :


"Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời


Việt Nam hai câu nói bên vành nôi"


và người đi xa :


"Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời".


Lời ca như một định mệnh, "Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời". Tác giả, nhạc sỹ Phạm Duy đã mất tại Việt Nam vào tháng 01/2013.


Tưởng niệm ông nhân ngày sinh thứ 100, người nhạc sỹ tài hoa, đa tài, lắm tật và là người viết quốc ca cho xứ sở này trong mai hậu.


++++++++++++++++++++++++++++++++


Phạm Duy: 100 khẩu đại bác tình ca mở đường … về Tự Do!


Tháng Giêng, giỗ Phạm Duy, nhớ Suma Ching Hai đi tìm Những Vết Tiền Thân, Nghệ thuật Thiên đường


Suma Ching Hai - Phạm Duy: Đi Tìm Vết Tiền Thân!


Nàng Kiều, Nhân Chứng Hữu Tình Bên Cạnh Cuộc Tao Ngộ Chiến Giữa Phạm Duy Và Lê Hữu Mục


image028Phạm Duy và Lý Kiến Trúc ở tư gia của nhạc sĩ - Midway City, S. Califofnia 2005. Ảnh tài liệu của VH

01 Tháng Ba 2015(Xem: 10767)
Làng Mai là một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế, mặc dù chưa được hoàn toàn thừa nhận ở Việt Nam do các lý do khác nhau, theo một nhà nghiên cứu sử học đương đại và văn hóa tôn giáo tại Pháp.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 11163)
Có những điều không thể ngờ, hay không thể tin mà có thể xảy ra. Ví dụ chúng tôi có tạp chí Vấn Đề số 52 – số bị tịch thu - ở xứ Mỹ này khi mà 43 năm về trước trên số 53 đăng lời cáo lỗi cùa Ban Chủ trương nguyệt san Vấn Đề như sau:
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11871)
Điều làm du khách không khỏi ngạc nhiên là nhiều hạng mục cổ của các di tích này bị phá đi và xây mới lại. Không gian đỉnh Yên Tử những ngày này trở nên ồn ào bởi hàng loạt công trình dở dang cùng tiếng máy xây dựng vang vọng khắp vùng núi.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12443)
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11088)
Xuân Tân Mùi-791-Phùng Hưng (người Đường Lâm-Sơn Tây) dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, nhân dân tôn là bố cái đại vương Kỷ Mùi-889-Năm sinh Ngô Quyền , anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nam Hán năm 938, lập nhà Ngô mở đầu giai đoạn quốc gia độc lập
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20208)
Hồ Trường là một thi phẩm nổi tiếng của nhà cách mạng Nguyễn Bá Trác vào đầu thập niên hai mươi. Tác giả người làng Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từng theo Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du và hưởng ứng phong trào Đông Kinh của Cụ Phan Chau Trinh. Từng làm quan dưới triều Nguyễn, Ông cũng là nhà biên khảo cho Phủ Toàn Quyền Đông Dương và là chủ bút ( phần Hán Văn) của tờ Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh sáng lập.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16126)
Hát Quan Họ là một lối Hát Thơ rất đặc thù nổi tiếng vùng Kinh Bắc ( gồm Bắc Ninh và Bắc Giang). hay còn gọi là Dân Ca Quan Họ. Hằng năm cứ dip Xuân về vào tháng Giêng Âm Lịch là Hội Làng mở các Lễ Hội đầy mầu sắc văn hóa dân gian, trong đó Lễ Hội Lim làng Tiên Du là lễ hội lớn và hoành tráng nhất.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 10486)
Chiều 27-9, ông Nguyễn Đức Kiếm - phó giám đốc bảo tàng tỉnh Nghệ An cho biết, bảo tàng đã tổ chức trao thưởng của UBND tỉnh cho ông Nguyễn Văn Bình (ngụ ở xóm 9, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - người đã có công phát hiện và giao nộp 2 khẩu súng thần công cho bảo tàng.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 10672)
(Dân trí) - Ngày 6/10, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) cho biết chiếc xe kéo của vua Thành Thái đang làm một số thủ tục, chuẩn bị được đưa về cố hương.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 11831)
Dân ca Ví, Giặm là “thổ sản” độc đáo trong kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện đậm nét bản sắc riêng của con người xứ Nghệ. Hát Ví, hát Giặm đã tồn tại hàng trăm năm nay trong đời sống nhân dân xứ Nghệ, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 14766)
Doãn Quốc Sỹ là một nhà văn, nhà giáo nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam từ trước 1975. Ông đã dậy học tại các trường Trung học như Nguyễn Khuyến (Nam Định) Chu Văn An (Hà Nội) Trần Lục (Sài Gòn). Làm Hiệu trưởng trường Trung học Hà Tiên, Giáo sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, Giáo sư trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đại học Sư phạm Sài Gòn Giữa thập niên 60, ông du học tại Hoa Kỳ về ngành Giáo dục và trở về nước dậy học cho tới 1975.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 10743)
Một giá hầu bóng đang cử hành giá “Quan lớn Tuần Tranh” tại đền ngã Năm Sàigon. Khởi động cho giá hầu là ban nhạc Cung Văn gồm đàn nguyệt, đàn đáy, phách, trống chầu, trống con, sáo, ngâm hát những bài ca vinh danh vị tướng “Trấn thủ Lưu đồn” trong lịch sử Việt Nam.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12553)
Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 11279)
Nhân câu chuyện bầu chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội Đảng Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của dư luận, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch sử liên quan đến chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến để bạn đọc tham khảo:
20 Tháng Ba 2014(Xem: 11868)
Kể từ ngày 20 tháng Ba cho đến 20 tháng Năm năm 2014, Viện Lưu trữ Quốc Gia (Archives Nationales) tổ chức cuộc triển lãm với tựa đề ‘‘Quan hệ Việt-Pháp qua bốn thế kỷ’’. Sau khi được trưng bày ở Hà Nội và Sài Gòn, nay cuộc triển lãm được đưa sang Paris, trong khuôn khổ chương trình Năm Việt Nam tại Pháp.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 12368)
Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng.