Đà Nẵng: Nhờ Carl Vinson, Việt-Mỹ sẽ "hòa trộn"

05 Tháng Ba 201812:04 SA(Xem: 13338)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  HAI 05 MAR 2018


Đà Nẵng: Nhờ Carl Vinson, Việt-Mỹ sẽ "hòa trộn"

image002

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

0503/2018


Cái thời mà cách đây 43 năm (1965) khi Lữ đoàn Thủ quân Lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào bãi biển Sơn Trà Đà Năng dường như mờ nhạt trong tâm trí người dân Đà Nẵng trước năm 1975.


Quảng thời gian từ 1965-1973, Đà Nẵng thủ phủ của miền Trung, đô thị sầm uất thứ hai sau Sàigon, nhộn nhịp với phong cách văn hóa lính Mỹ qua hình ảnh những chàng lính viễn chinh, nhưng cũng chính nơi này tháng Tư 1975 diễn ra cảnh di tản tang thương đổ xô về Sàigon.


Người ta ngờ rằng thế hệ già nua ở Đà Nẵng còn hiếm hoi để nhìn thấy lính thủy Mỹ trở lại Tiên Sa bằng chiếc hàng không mẫu hạm khổng lồ. Tất nhiên không phải "lính thủy đánh bộ". Tâm trạng của họ bây giờ ra sao?


Thế hệ trẻ hiện nay gần như mù mờ về cuộc chiến Việt Nam trước năm 1975. Có khi giới trẻ cũng không cần biết vì sao lính Mỹ trở lại Đà Nẵng. Lễ hội cầu tiền tài danh vọng, tranh, cướp nhau "chọi" các trò hấp dẫn nhiều hơn là về chính trị và tình hình đất nước.


Thế nhưng đối với hàng ngàn gia đình ở Đà Nẵng có người thân di tản ra nước ngoài, với hàng tỷ đôla kiều hối rót về hàng chục năm qua, Đà Nẵng vẫn "vấn vương" với nước Mỹ, lính Mỹ.


Điều này có thể nói lên đằng sau sức mạnh hùng cường của nước Mỹ, nói cho thời sự hơn, bên cạnh hạm đội hùng hậu USS Carl Vinson là sự giầu có thịnh vượng của nước Mỹ. Người dân Đà Nẵng đơn giản, câu nói cửa miệng của phó thường dân: Mỹ qua là đôla qua.


Dân chúng - dù già hay trẻ, hy vọng đón người Mỹ trở lại Đà Nẵng là đón nhận sự thịnh vượng, hòa bình. Đôla sẽ "cải tạo" những bãi mìn, chất độc da cam, những vùng đất thiêng liêng bị cày nát trong chiến tranh.


Sự biến thiên của lịch sử nay đã biến địa bàn Đà Nẵng trở thành trung tâm giao dịch kinh tế thương mại, văn hóa chính trị cả nước, kể cả quân sự.


Hà Nội chọn thủ phủ Đà Nẵng, căn cứ quân sự khổng lồ Mỹ thời Việt Nam Cộng Hòa làm nơi "hòa giải" giữa hai cựu thù. Tướng 3 sao hải quân Phó Đô đốc Fuller với hơn 6000 sĩ quan thủy thủ trên soái hạm Vinson dẫn đầu, chưa kể đến các chiến hạm hộ tống tháp tùng. Hạm đội của tướng Fuller được dịp thi triển bộ máy hải quân hùng hậu, diễn hành oai vệ trên biển.


Các nhà phân tích cho rằng đó là một sự kiện lịch sử quan trọng, ngoạn mục, mở ra trang sử mới trong mối quan hệ Việt- Mỹ.


Không thể bỏ sót các hoạt động của người dân và chính quyền ở Đà Nẵng chuẩn bị đón khách mời bằng những sản phẩm nội địa, những món ăn lạ lùng hấp dẫn, những địa danh một thời vang bóng trong lịch sử chống ngoại xâm, và có lẽ không thiếu những nạn nhân chất độc da cam đang chờ con tàu nhân đạo Mercy. 


 image003

Chùa cổ nép mình dưới chân núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng. Ảnh LKT 10/11/2017


image004

Những di sản Văn hóa Phật giáo ngàn năm cực kỳ quý giá trong nhà bảo tàng Ngũ Hành Sơn. Ảnh LKT 10/11/2017

 

Tâm trạng suy nghĩ của người Việt hải ngoại không khác nhau mấy, trả lời phỏng vấn của ký giả Viễn Đông trên VOA hôm 04/3/2018, một sĩ quan người Mỹ gốc Việt phục vụ trên USS Carl Vinson, Trung tá Hiền Trịnh nói: " Tôi muốn ăn, ăn thật nhiều. Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để biết về một nền văn hóa là qua ẩm thực. Tôi thích món ăn Việt Nam vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều nước như Trung Quốc, Thái hay Pháp. Và cũng giống như đồ ăn kiểu Cajun ở Mỹ, món ăn Việt Nam hòa trộn hoàn hảo tất cả những ảnh hưởng đó thành những món độc đáo và ngon".


Hóa ra, món mì Quảng là món mà bất cứ người Việt hải ngoại nào dù không sinh đẻ ở Quảng Nam cũng khoái khẩu.


Ăn món mì Quảng hòa trộn hoàn hảo (*) các thứ, người ta hy vọng Đà Nẵng hôm nay sẽ hòa trộn hoàn hảo tất cả những ảnh hưởng (*), kể cả ảnh hưởng chiến tranh để trở thành một Việt Nam rất riêng trên bàn cờ khu vực Đông Nam Á.


image005

Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc tiếp đãi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bữa tiệc trong một quán ăn ở Hội An hòa trộn phong cách Việt - Nhật hôm 11/7/2017 nhân dịp ông Abe đến Đà Nẵng tham dự  APEC 2017. Photo VNA

 

Đó là dân chúng, thế còn chính phủ Việt Nam-Đả Nẵng "đón" lính thủy Mỹ ra sao?


Xin nhắc lại, vào ngày 17/4/2012, một Thông cáo của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội nói rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ thực hiện các hoạt động trao đổi hải quân “phi tác chiến” trong 5 ngày ở cảng Đà Nẵng. Cuộc thao dượt này “nêu bật mối quan hệ ngày càng gần gũi hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.”

Soái hạm USS Blue Ridge của Đệ Thất Hạm Đội, Khu trục hạm USS Chafee và Tàu cứu hộ USS Safeguard sẽ có mặt ở cảng Đà Nẵng từ ngày 23/4/2012. Thông cáo cho biết chương trình kéo dài 5 ngày “sẽ tập trung vào những sự kiện phi tác chiến và trao đổi kỹ năng trong các lãnh vực như điều khiển và bảo trì tàu.”


image006

Soái hạm USS Blue Ridge chỉ huy Đệ Thất Hạm Đội.


image007

Soái hạm USS Blue Ridge cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng.


 image008

Hôm 23/4/2012, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và các sĩ quan hải quân Việt Nam tại cảng Tiên Sa Đà Nẵng.


Một bản tin sốt dẻo trên tờ VNEpress "mô tả" tình hình an ninh Đà Nẵng hôm 3/3/2018, trích:


Đại tá Tôn Quốc Khánh, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Đà Nẵng cho biết, trong thời gian qua, các đơn vị được giao nhiệm vụ liên quan đến sự kiện này, theo đó, việc thực hiện thủ tục nhập, xuất cảnh; kiểm tra, giám sát, bảo đảm an ninh an toàn cho đoàn tàu Hải quân Mỹ sẽ được thực hiện nhanh, gọn, đúng quy trình của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phải đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu công tác đối ngoại biên phòng, hội nhập quốc tế và phát triển của thành phố", đại tá Khánh nhấn mạnh.


image009

Biên phòng Đà Nẵng tổ chức hội nghị về công tác đón tiếp đoàn Hải quân Mỹ, hôm 28/2/18. Ảnh: T.H.


Bà Lê Thị Thu Hạnh - Phó giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng cho biết, từ khoảng một năm trước đã có thông tin tàu sân bay của Hải quân Mỹ đến Đà Nẵng; "Suốt sáu tháng qua, các cơ quan Trung ương cũng như địa phương đã phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch chi tiết đón tiếp đoàn Hải quân Mỹ", bà Hạnh nói.


Chúng tôi cũng giới thiệu các điểm du lịch ở cố đô Huế, phố cổ Hội An và danh thắng ở Đà Nẵng cho đoàn Hải quân Mỹ. Ẩm thực thì không đưa danh sách nhà hàng nhưng sẽ có một buổi giao lưu ngay trên tàu giữa bếp trưởng các nhà hàng ở Đà Nẵng với phía Hải quân Mỹ. Các món ăn đặc sản của địa phương sẽ được đầu bếp quảng bá", bà Hạnh nói. (theoNguyễn Đông).


Hóa ra, ngoài kế hoặch chuẩn bị cho cái ăn cái ở vui chơi cho lính thủy Mỹ, trọng tâm của Đà Nẵng còn phải đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền!


Theo TTO ngày 04/3/2018, sáng sớm 5-3 đội tàu sẽ di chuyển vào cảng Tiên Sa. Từ sáng 4-3, nhiều bạn trẻ đam mê tàu sân bay đã khảo sát các vị trí tốt có khả năng quan sát được hạm đội tàu sân bay USS Carl Vinson trong hành trình di chuyển vào Đà Nẵng.


image010

Nhà vọng cảnh được giới trẻ háo hức làm điểm quan sát đội tàu sân bay Mỹ. Ảnh: TẤN LỰC


Với vị trí nằm gần cảng Tiên Sa và có độ cao lớn, cung đường lên bán đảo Sơn Trà có nhiều điểm quan sát tốt. 


Bạn Trần Nhật Long (20 tuổi) cùng nhóm bạn quyết định chốt địa điểm đón tàu sân bay tại Nhà vọng cảnh sau một vòng quần đảo bán đảo.


Long cho biết dọc đường lên Sơn Trà có nhiều điểm ngắm đẹp. Trong đó, đỉnh Bàn Cờ có lợi thế độ cao lớn và tầm bao quát rộng nhưng có màn sương dày nên khó quan sát.


image011

Đình Bàn cờ trên bán đảo Sơn Trà cũng là điểm thú vị để ngắm tàu sân bay Mỹ - Ảnh: TẤN LỰC


Những điểm trống dọc đường từ chân đèo lên gần Nhà vọng cảnh thì ít sương, tầm quan sát xa nhưng góc nhìn không rộng. Long hi vọng ngày mai sẽ là ngày nắng đẹp để việc quan sát được rõ ràng nhất.


image001

Soái hạm USS Carl Vinson và các chiến hạm, chiến đấu cơ tháp tùng. Ảnh minh họa. Photo US Navy


image012

Soái hạm USS Carl Vinson, thuộc Hạm đội 3 cùng với nhóm chiến hạm, tầu ngầm tác chiến, được xem là căn cứ nổi di động của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hải quân Mỹ. Vinson trị giá 3,8 tỉ USD có thể mang theo ít nhất 90 máy bay các loại - Ảnh: REUTERS


Dân Việt hay ví von: "càng thương nhau lắm càng đánh nhau đau". Xin đảo ngược: "càng đánh nhau đau càng thương nhau lắm"./


Lý Kiến Trúc


(*) chữ của Trung tá Hiền Trịnh.


tin giờ chót


Nhận lời mời của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, từ ngày 3/3- 4/3, đoàn cán bộ liên ngành của Việt Nam đã thăm tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson khi tàu này đi qua vùng biển quốc tế gần Việt Nam.


Trên tàu sân bay USS Carl Vinson, đoàn cán bộ liên ngành của Việt Nam đã được giới thiệu về hoạt động của tàu; quan sát, tìm hiểu cuộc sống và công việc của các sĩ quan, thủy thủ đoàn và giao lưu nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa hai bên, trên tinh thần quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ và góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.


Từ năm 2009, Việt Nam đã cử đoàn cán bộ ra thăm tàu sân bay của Hoa Kỳ khi các tàu này đi qua vùng biển quốc tế gần Việt nam. (theo Châu Như Quỳnh/ Dân Trí)


++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa

Biển Đông Nam Á: Chiến tranh hay Hòa bình?

Mỹ-Tầu-Nga-Asean đều được đưa lên bàn mổ

Một chuyến thăm Viện Hải Dương học và quân cảng Cam Ranh

Tham luận của Gs Ngô Vĩnh Long và cuộc gặp nguyên Ct Trương Tấn Sang

Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông

Phỏng vấn Ts Phạm Đăng Phước, Ts Trang Sĩ Trung và Ts Trần Công Trục

Nha Trang hội thảo Biển Đông: "Thông cáo chung" / Cần thêm tính "phản biện"

Nha Trang: Hội thảo lớn về Biển Đông sau phán quyết PCA

12 Tháng Tư 2016(Xem: 18182)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15710)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16247)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16258)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17499)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21429)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14859)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13544)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20496)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16639)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13079)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13552)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14081)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14637)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15251)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 17023)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14570)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)