Đã tới lúc "tu sửa" hay "xóa sạch" mọi dấu vết miền Nam - Sàigon?

19 Tháng Hai 20198:26 CH(Xem: 12581)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ TƯ 20 FEB 2019


Đã đến lúc phải tu sửa tượng đài Trần Hưng Đạo tại Q.1, TP.HCM


Trải qua hơn 50 năm tồn tại, bức tượng vị tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam đã có những dấu hiệu xuống cấp. Điều này đặt ra yêu cầu thành phố cần phải tu sửa kịp thời, tránh trường hợp hư hại như tượng vị tướng Trần Nguyên Hãn trước đó.


image002


Tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo nằm tại công trường Mê Linh, quận 1, TP.HCM. Đây là đầu mối giao thông tại khu vực "lõi" của trung tâm thành phố, nơi tập trung những khách sạn, văn phòng các công ty lớn.


image003


Tượng đài Trần Hưng Đạo cao 4m, đặt trên bệ cao 12m, ốp đá màu nâu, 3 mặt đế tượng có 6 mảng phù điêu diễn tả các trận đánh tiêu diệt giặc ngoại xâm. Tượng có dáng đứng uy nghiêm, thể hiện Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đang chỉ tay về hướng Sông Sài Gòn.


image001


Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết, bức tượng được đúc bằng bê-tông cốt thép - là chất liệu không bền vững. Tượng được thiết kế và hoàn thành năm 1967 - cùng thời với những tượng đài khác như "Phù Đổng Thiên Vương (ngã 6 - dựng năm 1966), Trần Nguyên Hãn (vòng xoay Quách Thị Trang, dựng năm 1965)...


image004


Thực tế ghi nhận cho thấy hiện nay tượng đã xuống cấp, bị rêu mốc bám nhiều nơi, một số chỗ bắt đầu bong tróc. Mặc dù tượng đài có quá trình lịch sử hình thành gắn bó với người dân thành phố nhưng chưa được xếp hạng di tích nên Sở Văn hóa - Thể thao không quản lý - vì vậy cuối tháng 10/2018 Sở đã có văn bản báo cáo thành phố và xin ý kiến chỉ đạo về việc tu sửa.


image005


Đến giữa tháng 1/2019 UBND TP đã đồng ý với đề xuất này và giao UBND quận 1 thực hiện. Ngoài ra thành phố cũng giao các quận, huyện khác kiểm định vào tôn tạo các tượng đài khác trên địa bàn. 


image006


Trước đó, vào trưa ngày 27/7/2013, phần "chân phải" của tượng đài Trần Nguyên Hãn bất ngờ gãy rời và rơi xuống phía dưới. Khi đó nhiều người đã bày tỏ lo ngại những miếng bê-tông cốt thép sẽ tiếp tục rơi ở nơi thường xuyên có đông khách du lịch. Cuối năm 2014 bức tượng này được di dời để xây dựng nhà ga trung tâm của hệ thống metro.


image007


Hai trong sáu miếng phù điêu ốp quanh 3 mặt của tượng đài.


image008


Vào thời Pháp thuộc, vị trí này từng đặt tượng Rigault de Genouilly, tên của Đô đốc thủy quân người Pháp từng là Thống đốc Nam Kỳ. Năm 1962 chính quyền VNCH đã thay thế bằng tượng Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, một số người cho rằng tượng có nét giống mẹ con bà Trần Lệ Xuân nên đã kéo tới giật đổ. Đến năm 1967 tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo được thiết kế và dựng thay thế.


image009


Trước thắc mắc của nhiều người khi lư hương trước tượng đài bị dời đi, ngày 18/2 bà Trần Kim Yến – Bí thư quận ủy Quận 1 cho biết, có thể một số người cho rằng việc này nhạy cảm nhưng quận nhận định là bình thường, và việc thắp hương nên để ở đền, chùa sẽ thích hợp hơn. 


image010


Vì vậy theo bà Yến bí thư Q 1, việc thờ cúng, dâng hương, theo chủ trương sẽ được chuyển về đền thờ Đức Thánh Trần (đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1). Bà cho hay việc di chuyển đã hoàn thành, dự kiến ngày 16 tháng Giêng sẽ đặt vào đúng vị trí.


image011


Tấm bảng báo thi công đặt dưới chân tượng đài.


image012


Vị trí đặt tượng đài (vòng tròn đỏ). Ảnh: Google Maps. (Infonet 19/02/2019)


Đã tới lúc "tu sửa" hay "xóa sạch" mọi dấu vết miền Nam - Sàigon?


Thay tượng trước 1975 ‘là để xóa ký ức Sài Gòn’?

image013

Bản quyền hình ảnh Chau Doan/LightRocket via Getty Images Image caption Tượng Trần Hưng Đạo là nơi người dân Sài Gòn thường đến thắp hương tượng niệm ngày 17/2


Một họa sĩ kỳ cựu nói với BBC rằng việc TP HCM dự định tu sửa, thay tượng Trần Hưng Đạo cũng như các tượng khác được dựng trước 1975 “là để xóa ký ức Sài Gòn”.


Dư luận hôm 19/2 tiếp tục xôn xao chuyện chiếc lư hương dưới chân tượng Trần Hưng Đạo bị cẩu và việc TP HCM loan báo sắp tu sửa tượng Trần Hưng Đạo và tượng Thánh Gióng.


“Hai tượng đài này được xây dựng từ trước năm 1975 bằng bê tông cốt thép là chất liệu không bền vững, đến nay đã xuống cấp, Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố tu sửa, tôn tạo và đã được chấp thuận,” báo Tuổi Trẻ viết.


Hôm 19/2, từ Sài Gòn, họa sĩ Đỗ Duy Ngọc nói với BBC: “Theo như tôi hiểu, trong tương lai, các tượng đài có từ 1975 sẽ lần lượt bị hạ bệ bởi một vài lý do bâng quơ hay vì các dự án nào đó. Dường như người ta đang muốn xóa ký ức Sài Gòn. Có thể người dân Sài Gòn đang bị đánh cắp ký ức nhưng họ mãi mãi sẽ không quên một thời tuy ngắn ngủi trong lịch sử của mảnh đất này.”


BBC: Ông đánh giá thế nào về chất lượng mỹ thuật và tạo hình tượng trước và sau 1975 ở Sài Gòn?


Họa sĩ Đỗ Duy Ngọc: Thật ra những tượng đài trước 1975 cũng chưa đạt đến trình độ mỹ thuật cao, nhưng đó chỉ là những tượng các anh hùng gắn với các binh chủng quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên so với các tượng đài xơ cứng, phản mỹ thuật và nặng tuyên truyền bạo lực và căm thù sau 1975 thì các tượng trước 1975 mang tính nhân văn hơn nhiều.


Sau 1975, người ta thấy gần như tượng nào cũng giương súng chĩa vào người xem. Tượng nào cũng căm thù và dạy giết người. Chỉ có một khuôn. Ngay tượng của ông Hồ Chí Minh tạo dáng không khác gì tượng của ông Mao Trạch Đông và ông Kim Nhật Thành.


Tôi có cảm tượng bây giờ người ta xây tượng đài cũng như xây chùa vậy. Tất cả chỉ vì đồng tiền thôi. Toàn kinh doanh cả. Một hợp đồng xây di tích hay tượng đài đều là những văn bản ăn chia. Chỉ cần có tiền bỏ túi, còn hậu quả thế nào hậu xét. Có cáo buộc các chùa mới được xây dựng là do doanh nghiệp cấu kết với quan chức để thu lợi. Người ta dẫn cả một đám dân cuồng tín, u mê, mê muội vào một thứ đạo lạ đời để dễ bề cai trị.


Điều đáng nói nhất là những tượng đài xây sau 1975 trên khắp cả nước không chỉ thiếu tính mỹ thuật mà còn thiếu hẳn nhân căn và nhân đạo. Đó chỉ là những minh hoạ thô thiển kể cả ăn cắp hay bê nguyên ý tưởng của Trung Quốc, Nga một cách vụng về. Những tượng đó vô hồn, không gợi chút cảm xúc nào cho người chiêm bái.


BBC: Ông có lo ngại chỗ đặt tượng Trần Hưng Đạo rồi đây sẽ bị thay thế bằng tượng khác?


Họa sĩ Đỗ Duy Ngọc: Tôi nghĩ chính quyền chưa đến nỗi để hạ tượng Trần Hưng Đạo. Nhưng tượng các danh nhân khác thì có thể. Họ nghĩ bởi ngày xưa mỗi binh chủng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đều gắn với một vị tướng trong lịch sử. Nhưng họ quên rằng đó là danh tướng của cả dân tộc, đất nước. Tuy thắng trong chiến tranh, nhưng dường như người Cộng sản vẫn biết rằng khó lấy được lòng dân vì nhiều lí do và họ sợ hãi quá khứ sẽ âm ỉ và lớn mãi trong lòng dân. Do thế họ muốn xoá ký ức Sài Gòn. Nhưng đó là một việc bất khả thi.


image014


Image caption Tấm bảng báo thi công đặt dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo hôm 19/2


BBC: Trong số các tượng trước 75 bị thay thế hoặc dẹp bỏ ở Sài Gòn, ông tiếc nhất là tượng nào? Vì sao?


Họa sĩ Đỗ Duy Ngọc: Tượng Petrus Ký. Ông là người trí tuệ thông thái, là bác học lớn của miền Nam. Có vẻ như giới lãnh đạo hôm nay trong lòng vẫn nghi kỵ và nơm nớp lo sợ người miền Nam. Việt Nam dù thống nhất đã 44 năm, nhưng đất nước thực sự vẫn cắt chia vì hai miền không phù hợp với nhau về lối sống, tư duy, quan niệm.


Ngoài chuyện tượng đài, theo như tôi biết, sách viết về ông Petrus Ký đã in xong nhưng bị cấm phát hành. Người ta vẫn sợ những danh nhân sẽ làm lu mờ những lãnh tụ khác.


BBC: Có tranh luận trên mạng xã hội rằng tượng đài có nhất thiết phải kèm lư hương? Ý kiến của ông về chuyện này?


Họa sĩ Đỗ Duy Ngọc: Đã đặt tượng thì phải có lư để người ta đến thắp nén nhang tưởng niệm chứ. Ngay tượng ông Hồ Chí Minh chỗ nào cũng có lư hương mà.


Khi dựng tượng Trần Hưng Đạo, người ta đã dựng kèm một lư hương, và lư hương này đã có mặt ở đó từ thập niên 1960. Vậy sao sau 1975, nếu muốn mang lư hương về đền thờ cho phù hợp, chính quyền không di dời ngay, lại chờ cho đến ngày có người muốn thắp nén nhang tưởng niệm ngày 17/2 mới cuống cuồng lo sợ dời đi với những lời thanh minh chẳng ai thuận nhĩ?/(theo Ben Ngô BBC Tiếng Việt 19/2/2019)
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15697)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16231)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16233)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17484)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21398)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14837)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13529)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20480)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16624)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13050)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13539)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14069)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14622)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15234)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16985)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14551)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15443)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".