Các lò nguyên tử ở ven Biển Đông

23 Tháng Mười Một 20227:03 SA(Xem: 2477)

VĂN HÓA ONLINE –CHÂU Á THÁI B DƯƠNG – THỨ TƯ 23 NOV 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com

Các lò nguyên tử ở ven Biển Đông

Lò nguyên tử ở Philippines?


image007CUỘC HỌP CÁC ĐỒNG MINH MỸ | Phó Tổng thống Kamala Harris gặp Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. tại Cung điện Malacañang vào Thứ Hai, ngày 21 tháng 11 năm 2022, để thảo luận về việc tăng cường liên minh an ninh và tình hữu nghị kinh tế giữa Hoa Kỳ và Philippines.

MEETING OF ALLIES US | Vice President Kamala Harris meets with President Ferdinand Marcos Jr. in Malacañang Palace on Monday, Nov. 21, 2022, to discuss the strengthening of the security alliance and economic friendship between the United States and the Philippines. (Photo by MARIANNE BERMUDEZ / Philippine Daily Inquirer)

 

 https://newsinfo.inquirer.net/1696112/harris-reiterates-us-commitment-to-defend-ph


Manila: Cuộc họp lịch sủ Mỹ-Phi


“Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris chuẩn bị khởi động một loạt sáng kiến ​​nhằm tăng cường quan hệ song phương giữa Washington và Manila, bao gồm đàm phán "thỏa thuận 123" về hợp tác năng lượng hạt nhân dân sự ở Philippines.


Một viên chức chính quyền cấp cao của Bạch Ốc, trong một cuộc họp ngắn, cho biết Harris sẽ có các cuộc gặp song phương riêng với Tổng thống Ferdinand "Bongbong" Marcos Jr. và Phó Tổng thống Sara Duterte-Carpio hôm thứ Hai 21/11/2022.


Viên chức này lưu ý rằng Philippines "quan tâm đến việc hợp tác với chúng tôi về các lò phản ứng mô-đun nhỏ và công nghệ tiên tiến khác." "Vì vậy, Phó Tổng thống sẽ thông báo rằng các quốc gia của chúng ta đang bắt đầu đàm phán về 'Thỏa thuận 123', một thỏa thuận cho phép hợp tác hạt nhân dân sự," ông nói. Một khi thỏa thuận có hiệu lực, "sẽ cho phép các công ty Mỹ xuất khẩu thiết bị hạt nhân, tạo ra những cơ hội thương mại mới đáng kể cho khu vực tư nhân của chúng tôi", quan chức này nói. "Điều này cũng sẽ giúp Philippines phát triển an ninh năng lượng và chuyển đổi sang năng lượng sạch."


Viên chức này cho biết, Harris sẽ “tái khẳng định sức mạnh của liên minh và cam kết của chúng tôi trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ ở Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn hơn”. “Bà ấy sẽ tái khẳng định các cam kết quốc phòng của chúng tôi theo hiệp ước phòng thủ chung với Philippines và sự ủng hộ của chúng tôi đối với phán quyết của tòa trọng tài Liên Hợp Quốc năm 2016 bác bỏ các yêu sách biển rộng lớn của Trung Quốc,” ông nói.


"Bà Harris  sẽ có nhiều điều để nói về điều này khi đến thăm Palawan, nhưng Phó Tổng thống sẽ nhấn mạnh cam kết của chúng tôi trong việc ủng hộ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế vì chúng tôi nhận ra tác động đối với cuộc sống và sinh kế của người Philippines. Ngoài ra, như Theo kết quả của chuyến thăm Manila của Phó Tổng thống, chúng tôi đang tăng cường hợp tác an ninh liên quan đến Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao, hay còn gọi là Edca," ông nói thêm.


https://www.manilatimes.net/2022/11/21/news/us-vp-harris-to-launch-civil-nuclear-deal-with-manila/1867183 / By Bernadette E. Tamayo November 21, 2022


+++++++++++++++++++++++++++++


Lò nguyên tử ở Phan Rang VN


Có nên làm điện hạt nhân ở Việt Nam?


31-05-2022 2:35 PM |


https://suckhoedoisong.vn/chua-nen-lam-dien-hat-nhan-o-viet-nam-16922053110131729.htm


SKĐS - Theo các chuyên gia, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng điện gió, điện mặt trời chưa được phát huy hết, do vậy chưa cần thiết phải đầu tư vào điện hạt nhân với chi phí rất cao.


image010Mô hình dự án Lò nguyên tử (lò phản ứng hạt nhân / nhà máy điện hạt nhân) ở Phan Rang tỉnh Ninh Thuận miền Trung VN. Ảnh tài liệu Google images.


Đầu tư lớn, nhiều rủi ro


Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mới đây vừa đề xuất xem xét phát triển điện hạt nhân để giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, ở giai đoạn phát triển năng lượng tiếp theo. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được dừng theo quyết định tại Nghị quyết 31 năm 2016 của Quốc hội.


Trong báo cáo giám sát về việc thực hiện nghị quyết này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá điện hạt nhân được các quốc gia công nhận là điện sạch, phát thải khí nhà kính rất thấp sau Hội nghị COP 26. 


Việt Nam xem xét phát triển điện hạt nhân trong giai đoạn tiếp theo sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế độc lập, tự chủ và bảo đảm an ninh hệ thống điện với nhu cầu đa dạng nguồn phát.


TS. Ngô Đức Lâm, chuyên gia về năng lượng, nguyên cán bộ Bộ Công thương cho rằng, để đưa ra chủ trương về điện hạt nhân, cần trả lời thấu đáo 2 câu hỏi: Nếu làm, chúng ta có gì? Nếu không làm, chúng ta còn lựa chọn khác không? Điện hạt nhân được coi là sạch, không phát thải CO2. Phát triển điện hạt nhân sẽ tránh phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu và khí, cung cấp điện năng ổn định công suất lớn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


Tuy vậy, nhược điểm của điện hạt nhân vẫn là chủ đạo. Trước hết, chi phí rất đắt. Đó không chỉ là chi phí đầu tư (nếu làm, chúng ta hoàn toàn phải nhập khẩu công nghệ), mà sau đó chi phí xử lý môi trường đối với chất thải và đối với nhà máy đã hết hạn cũng cực lớn, không thua kém gì việc xây dựng nhà máy mới. Có ý kiến cho rằng, trong trường hợp nhà máy hết hạn, chúng ta có thể chở thanh nhiên liệu cho bên sản xuất (bên bán) để họ xử lý, tuy nhiên, kể cả có vậy thì chi phí, cách thức vận chuyển cũng không đơn giản và rất tốn kém. 


Những điều này, nếu làm điện hạt nhân, cần phải tính đến ngay từ đầu, tức cộng cả chi phí xử lý môi trường vào chi phí đầu tư nhà máy, để tính toán giá điện hạt nhân có hợp lý không, có rẻ hơn so với các nguồn năng lượng sơ cấp khác không?


Về tính an toàn của nhà máy điện hạt nhân, dù công nghệ hiện nay bảo đảm an toàn cao song vẫn có rủi ro sự cố. Nếu sự cố xảy ra, không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nhà máy mà là cả một vùng rộng lớn và tác động trong nhiều năm, lên nhiều thế hệ.


"Xét tổng thể, tôi cho rằng, chúng ta không nên tính đến phát triển điện hạt nhân, ít nhất là từ nay đến năm 2035. Điều này dựa trên xu thế thời đại và tiềm năng sẵn có của Việt Nam. Về xu thế thời đại, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xu thế của thời đại là phát triển năng lượng mới - năng lượng tái tạo", TS Ngô Đức Lâm nói.

Tận dụng tiềm năng sẵn có về gió và nắng

Theo TS. Ngô Đức Lâm, nước ta có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo. Cụ thể, với điện mặt trời, tiềm năng khai thác ở Việt Nam khá lớn, nhất là ở khu vực duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long với năng lượng bức xạ mặt trời trong năm tương đối ổn định là 4 - 5kWh/m2/ngày. 


Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài hơn 3.200km với 28 tỉnh, thành phố ven biển, vì vậy tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam cũng vô cùng lớn.


image012Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng sạch như điện gió và điện mặt trời.


Theo ông Lâm, sở dĩ nhiều nước chọn làm điện hạt nhân còn bởi họ không có tiềm năng để phát triển các nguồn năng lượng khác. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều loại tài nguyên để phát điện hơn hẳn nhiều nước. 


Theo tính toán, đến năm 2050, nếu như hoàn toàn không dùng năng lượng khác, thì riêng tiềm năng gió, mặt trời đã đủ phát điện cho toàn quốc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ phát triển một loại các nhà máy điện gió, điện mặt trời, mà nên phát triển đa dạng, hài hòa giữa các nguồn năng lượng sơ cấp, bao gồm cả năng lượng gió, mặt trời, thủy điện, khí, dầu, than…


Cùng quan điểm, GS. Phạm Duy Hiển, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết, Việt Nam nên phát triển năng lượng khác dựa trên tiềm năng và lợi thế của mình. Nhờ dừng dự án điện hạt nhân, tỉnh Ninh Thuận (Phan Rang) đã bứt phá lên trở thành một trung tâm năng lượng tái tạo hàng đầu của cả nước. Đến nay, nhờ lợi thế có nguồn ánh sáng mặt trời rất ưu việt, Ninh Thuận đã đưa vào vận hành nhiều trang trại điện mặt trời với tổng công suất hàng nghìn MW, và con số này còn lớn hơn nữa trong những năm tới. Những trang trại năng lượng gió cũng đang tiến đến công suất nghìn MW. Như vây, chỉ vài năm sau khi dừng dự án điện hạt nhân, năng lượng tái tạo của Ninh Thuận đang tiến rất gần đến mục tiêu 4000 MW điện hạt nhân vốn được dự kiến cho năm 2030.

Chuẩn bị kỹ trước khi khởi động lại

GS. Phạm Duy Hiển cho hay, trước 2016, Việt Nam đã có một kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận với bốn lò phản ứng công suất 4000MW và đưa vào vận hành trước năm 2030.


"Tôi đã nhiều lần nêu quan điểm không đồng tình với việc làm quá vội vàng này, lại không lường hết những rủi ro có thể xảy ra do trình độ phát triển của ta còn quá thấp so với yêu cầu của một công nghệ rất phức tạp như điện hạt nhân. Bảo đảm an toàn cho các lò phản ứng công suất lớn là việc không hề dễ dàng đối với các nước chưa phát triển. Về lâu dài, phóng xạ rất cao trong bã thải hạt nhân vẫn luôn là mối đe dọa", GS Hiển nói.


Điện hạt nhân với mức phát thải cacbon rất thấp, có thể xem là một trong số các giải pháp cho mục tiêu này, như một số nước tiên tiến đang xem xét. Nhưng mỗi nước một khác. Đối với Việt Nam, điện hạt nhân chưa thể xem là giải pháp cấp bách.


PGS.TS Vương Hữu Tấn, Chủ tịch Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho rằng xu thế phát triển điện hạt nhân là tất yếu, quan trọng là cân nhắc thời điểm hợp lý. Vấn đề hiện nay là phải xem xét các cơ sở hạ tầng cần thiết, trong đó có hạ tầng về an toàn, an ninh và bồi thường hạt nhân của chúng ta như thế nào và kế hoạch hoàn thiện ra sao thì mới biết khi nào mới nên tái khởi động dự án điện hạt nhân. Đặc biệt, phải có nhóm chuyên gia giỏi trong và ngoài nước để phân tích, đánh giá đầy đủ.


Theo các chuyên gia, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng điện năng, chí ít ngang bằng với các nước ASEAN, chẳng những là giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính cơ bản nhất, mà còn góp phần làm lành mạnh nền công nghiệp theo hướng hiện đại.


Tại phiên thảo luận hội trường ngày 30/5/2022 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật quy hoạch có hiệu lực thi hành, nhiều đại biểu Quốc hội nêu quan điểm liên quan đến triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Phan Rang). Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, nhắc lại năm 2016, Quốc hội khóa XIV đã có chủ trương dừng đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Việc kéo dài dự án đã gây nên những bất cập ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế, gây bức xúc cho người dân, ảnh hưởng tới thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.


Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng Quốc hội cần giải quyết dứt điểm việc này, xóa bỏ quy hoạch dự án phát triển nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Theo ông, Quốc hội nhiệm kỳ trước, Đảng, Nhà nước đã cân nhắc rất kỹ việc dừng dự án này. Vì vậy, bước tiếp theo phải tập trung giải quyết quyền lợi của người dân, cán bộ, kỹ sư đã được đào tạo, tạo quy hoạch mới cho Ninh Thuận (Phan Rang), giúp chuyển động kinh tế địa phương.


Giải trình những vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định đây là dự án tạm dừng chứ không phải là hủy bỏ, nên sẽ không có cơ sở bỏ địa điểm xây dựng điện hạt nhân.


+++++++++++++++++++++++++++++


Lò nguyên tử ở Tứ Xuyên TQ


Nhiều câu hỏi xoay quanh hai lò phản ứng hạt nhân mới của Trung Quốc ở Tứ Xuyên


Thứ Sáu, 21/05/2021 10:57 | 


https://baotintuc.vn/the-gioi/nhieu-cau-hoi-xoay-quanh-hai-lo-phan-ung-hat-nhan-moi-cua-trung-quoc-20210520144531313.htm


Nhiều chuyên gia quốc tế quan ngại rằng hai lò phản ứng hạt nhân mới Trung Quốc đang xây dựng sẽ sản xuất plutoni sử dụng cho mục đích kép dân sự và quân sự.


image013Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào năng lượng hạt nhân để đáp ứng nhu cầu trong nước. Ảnh: Reuters


Giống như nhiều đảo nhỏ khác quanh bờ biển Trung Quốc, Changbiao không gây nhiều ấn tượng về lịch sử và địa lý. Changbiao chỉ là “một chấm nhỏ” ở ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến nhưng gần đây lại trở thành cái tên gây chú ý bởi được lựa chọn làm địa điểm lắp đặt 2 lò phản ứng hạt nhân neutron nhanh CFR-600.


Lò phản ứng đầu tiên đang được xây dựng và dự kiến kết nối với đường dây tải điện từ năm 2023, lò phản ứng thứ hai dự kiến "hòa vào mạng lưới điện" từ năm 2026. Hai lò phản ứng phối hợp sẽ sản xuất năng lượng có thể hỗ trợ Trung Quốc đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết, đồng thời hướng tới mục tiêu đến năm 2060 cân bằng carbon.


Hai lò phản ứng được xây tại Changbiao sản xuất plutoni vốn có thể tái xử lý và dùng làm nguồn nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân khác. Ngoài ra, plutoni còn có thể được trưng dụng để sản xuất đầu đạn hạt nhân.


Kênh Al Jazeera đánh giá điều này khiến giới quan sát quốc tế đặt nhiều câu hỏi về mục đích sử dụng của hai lò phản ứng hạt nhân CFR-600 tại Trung Quốc. Ngày 18/5/2021, Đại sứ Mỹ về giải trừ quân bị Robert Wood còn lên tiếng cáo buộc Trung Quốc chần chừ trong đàm phán song phương về giảm thiểu rủi ro hạt nhân.


Điều càng gây chú ý là việc Trung Quốc ngừng báo cáo tự nguyện thường niên với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về lượng plutonium dân sự năm 2017. Trung Quốc đồng thời không bổ sung hai lò phản ứng mới trên đảo Changbiao vào cơ sở dữ liệu của IAEA. Trước đây, Trung Quốc thường minh bạch về chương trình plutoni dân sự.


Do đó, nhà nghiên cứu Frank von Hippel tại Chương trình Khoa học và An ninh toàn cầu thuộc Đại học Princeton (Mỹ) đánh giá việc Trung Quốc thiếu minh bạch ngay từ đầu khiến các chuyên gia và nhiều nước khác quan ngại.


Ông Hippel và một số chuyên gia khác đã viết báo cáo nhận định đến năm 2030 Trung Quốc “có thể sản xuất 1.270 vũ khí hạt nhân bằng số plutoni khai thác từ chương trình lò phản ứng này”.


Ông Nickolas Roth tại Trung tâm Stimson ở Washington, DC đánh giá: “Các biện pháp xây dựng tin tưởng như công khai lượng plutoni với IAEA thực sự quan trọng. Khi các quốc gia không có thông báo, đặc biệt ở thời điểm họ đi theo con đường sản xuất thêm nguyên liệu thì đó là lý do chính đáng để lo ngại”.


image015Công nhân đi qua một nhà máy năng lượng tại tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh: CNN


Mục tiêu của Trung Quốc là đến giai đoạn cuối của "Kế hoạch 5 năm lần thứ 14" cho 2021-2025, 20% năng lượng của nước này bắt nguồn từ thủy điện, năng lượng Mặt Trời, năng lượng Gió và năng lượng hạt nhân để giảm phụ thuộc và năng lượng than đá.


Hiện nay chỉ có khoảng 4,9% năng lượng của Trung Quốc bắt nguồn từ năng lượng hạt nhân. Nếu được “chăm sóc đúng mức” thì ước tính đến năm 2070 năng lượng hạt nhân có thể cung cấp 13% nhu cầu năng lượng Trung Quốc.


Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2025 các nhà máy hạt nhân tại nước này sản xuất được 70 gigawatt, tăng so với mức 51 51 gigawatt hiện nay và đến năm 2035 là 180 gigawatt. Theo dữ liệu của IAEA, Trung Quốc hiện có 50 lò phản ứng hạt nhân đang vận hành và 14 lò phản ứng khác đang được xây dựng, chưa tính đến 2 lò tại đảo Changbiao.


Nhưng ông Roth và ông Hippel đều nhận định rằng dựa trên kinh nghiệm từ các quốc gia khác từng thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân neutron nhanh tương tự loại tại Changbiao thì đây là hình thức kém hiệu quả nhất để chuyển hóa năng lượng từ hạt nhân.


Ông Roth nói: “Thực tế là việc không tái sử dụng nhiên liệu sẽ tiết kiệm hơn. Nhiên liệu sử dụng lần đầu với urani làm giàu thấp sẽ kinh tế hơn”. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc phát triển lò phản ứng hạt nhân neutron nhanh cho mục đích năng lượng là không hợp lý về kinh tế.


Bộ Ngoại giao, Cơ quan Năng lượng Quốc gia cùng Bộ Kỹ thuật Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc đều chưa phản hồi câu hỏi Al Jazeera đưa ra liên quan đến diễn biến này. Hà Linh/Báo Tin tức