Các nơi Nhật Hoàng và Hoàng hậu đi thăm / Ts Nguyễn Nhã đề thơ

05 Tháng Ba 201710:05 CH(Xem: 7200)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  06  MAR  2017


Các nơi Nhật Hoàng và Hoàng hậu đi thăm / Ts Nguyễn Nhã đề thơ


Nhà vua Nhật thăm nơi lưu giữ món quà đã tặng Việt Nam


02/03/2017


TTO - Chiều 2-3, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đã đến thăm Bảo tàng sinh học thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). 


 image028


Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản vẫy chào người dân Hà Nội sau khi tham quan Bảo tàng sinh học - Ảnh: VIỆT DŨNG


Đây là nơi lưu trữ và trưng bày mẫu cá bống trắng do đích thân Nhà vua phát hiện và đã trao tặng cho Việt Nam từ năm 1974, sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ.


Là một người say mê nghiên cứu về cá bống, nhiều năm qua Nhà vua đã nghiên cứu phân loại các loại cá bống. 


Là thành viên của Hội Ngư học Nhật Bản, Nhà vua đã cho xuất bản nhiều bài báo và một số cuốn sách nghiên cứu về cá. 


Nhà vua Akihito phát hiện ra giống cá bống trắng mới trên thế giới tại một nhánh sông Cần Thơ khi đang làm luận án tiến sĩ nghiên cứu về cá ở miền Nam Việt Nam từ những năm 1970.


Đến năm 1974, Nhà vua đã trao tặng tiêu bản mẫu cá bống này cho Bảo tàng Động vật thuộc trường Đại học tổng hợp Hà Nội (nay là Bảo tàng Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).


Cũng trong ngày 2-3, Nhà vua và Hoàng hậu đã có cuộc gặp mặt đầy xúc động với gia đình các cựu binh Nhật sinh sống tại Việt Nam. 


16 thân nhân các cựu binh Nhật đã tham dự cuộc gặp với Nhà vua và Hoàng hậu tại khách sạn Sheraton, Hà Nội. Trong đó, người lớn tuổi nhất là cụ bà Nguyễn Thị Xuân, vợ một cựu binh Nhật, đã bước sang tuổi 92.


Trong số quân nhân Nhật Bản được điều động đến Đông Dương, khoảng 600 người đã ở lại sau khi Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh tháng 8-1945. Nhiều người tham gia Việt Minh chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 -1954.  


Ước tính có khoảng vài trăm người là vợ, con các cựu quân nhân Nhật Bản hiện đang sống tại nhiều địa phương khác nhau ở Việt Nam.


THANH HÀ


Vì sao Nhật hoàng muốn thăm Huế?

24/02/2017


TTO - Trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên này, Nhật hoàng cùng Hoàng hậu sẽ đến Hà Nội và thành phố Huế. Sự lựa chọn Huế có một ý nghĩa khác biệt.


image029

Nhật hoàng Akihito (trái) và Hoàng hậu Michiko trong một chuyến thăm ở Manila (Philippines) ngày 30-1-2016 - Ảnh: Reuters

Nhân dịp Nhà Vua và Hoàng Hậu Nhật Bản thực hiện chuyến thăm Việt Nam từ ngày 28-2, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường đã giải thích về ý nghĩa của chuyến thăm này đối với quan hệ hai nước.   


Đại sứ Nguyễn Quốc Cường cho biết, trong một dịp yết kiến tại Hoàng cung, Nhà Vua và Hoàng hậu Nhật Bản đều bày tỏ mong đợi chuyến thăm lần này. 


Đề cập đến lịch trình thăm Huế trong chuyến thăm, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường cho rằng lịch sử và văn hóa là hai lý do chính để cả Việt Nam và Nhật Bản đồng tình chọn Huế là một điểm đến.


Theo Đại sứ, Huế là địa phương đã có giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với Nhật Bản từ những ngày đầu tiên. Nhã nhạc Việt Nam được du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ VIII. Từ đó đến nay, trải qua 1.300 năm, nhã nhạc Việt Nam đã được tiếp thu, kế thừa, phát triển và hiện nay vẫn được biểu diễn tại Hoàng Cung Nhật Bản.


Nhà Vua và Hoàng hậu Nhật Bản rất yêu thích nhã nhạc. Bên cạnh đó, Huế là nơi có nhiều di tích lịch sử của Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của Nhật Bản trong vấn đề bảo tồn và duy tu.


TTXVN


Nhật Hoàng hiểu khó khăn của gia đình cựu binh Nhật

3 tháng 3 2017

image030

2/3 Nhật Hoàng đã gặp 15 người là vợ, con cháu của cựu lính Nhật tại Việt Nam.

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đã gặp gia đình cựu lính Nhật tham gia hàng ngũ Việt Minh trong cuộc chiến chống Pháp tại Việt Nam.


Sự kiện có tính biểu tượng hàn gắn vết thương chiến tranh diễn ra vào trưa hôm 02/03 tại khách sạn Sheraton ở Hà Nội nơi Nhật Hoàng và Hoàng hậu gặp 15 người là vợ, con, cháu của cựu lính Nhật.


Được biết cuộc gặp dự kiến 15 phút đã kéo dài khoảng 40 phút với bầu không khí được mô tả là rất ấm cúng.


Ông Trần Đức Hiếu, có cha là một lính Nhật, tham dự sự kiện này nói với BBC rằng mọi người nhìn nhau với “ánh mắt rất thân tình và nắm tay rất thân mật”.


“Nhà vua nói một câu rất hay rằng giá trị của hòa bình là rất lớn. Nếu không có hòa bình thì không có ngày hôm nay”.


Sau thất bại của Thế chiến Hai, khoảng 700 lính Nhật đã ở lại Việt nam và kết hôn với phụ nữ Việt Nam và tham gia giúp Việt Nam giao tranh với lính Pháp, để lại trang sử ít được nói đến.


Nhật Hoàng thăm khu lưu niệm Phan Bội Châu

BBC 2/3/17

image031


Vào chiều hôm nay 04/3, Nhật Hoàng và Hoàng hậu Nhật Bản sẽ đến thăm Khu lưu niệm Nhà yêu nước Phan Bội Châu ở Huế.


Ông Dương Phước Thu từ Hội nhà báo Thừa Thiên Huế nói với BBC rằng nhiều người tại các vùng miền khác nhau ở trong nước và khách quốc tế cũng như những nhà nghiên cứu đã đến đây tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu.


Nhật Hoàng và Hoàng hậu thăm Hoàng cung Huế

BBC 2/3/174


image027


Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chia sẻ về lộ trình Nhật hoàng và Hoàng hậu thăm Hoàng cung Huế.


"Sau khi đi vào cổng chính Ngọ Môn và thăm Điện Thái Hòa nơi có ngai vàng của Chúa Nguyễn và nghe giới thiệu tổng thể về Hoàng cung Huế, Nhà vua và Hoàng hậu sẽ tới Nhà hát Duyệt Thị Đường để thưởng thức Nhã nhạc Cung đình Huế.


"Chúng tôi hy vọng Nhật hoàng và Hoàng hậu sẽ hiểu biết và yêu quý Huế hơn và sẽ là hạt nhân xây dựng mối đoàn kết và quan hệ giữa hai dân tộc," ông Phan Thanh Hải, một trong những người trong ban tổ chức, nói với với BBC hôm 04/03.


Hoàng gia Nhật họp báo ở Huế

  • BBC 02/3/17

Thư ký báo chí và là người phát ngôn của Nhật Hoàng đã tổ chức họp báo ở Huế vào tối 03/3.


Tại cuộc họp báo, ông Hatsuhisa Takashima, Thư ký Báo chí và là Người Phát ngôn của Nhật hoàng trả lời câu hỏi của phóng viên từ một báo tại Việt Nam rằng vì sao Nhật hoàng và Hoàng hậu Nhật Bản chỉ chọn Hà Nội và Huế là hai nơi thăm trong chuyến thăm lần này.


image032


Thư Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã gởi cho VĂN HÓA:


Tôi được mời sang Tokyo tham dự Hội thảo do Viện Nghiên Cứu Chính Trị Kinh Tế Thế Giới tổ chức ở Tokyo. Nhân dịp Nhật Hòang và Hoàng Hậu thăm Huế , tôi sáng tác một bài thơ Chào mừng Nhật Hoàng.


 Mong có ý kiến và quảng bá.


 Tôi đang có ý định  làm sao có sự kiên giao lưu ẩm thực Việt Nhật tại Tokyo như Báo Tuổi Trẻ đã tổ chức và mời tôi tham gia ở TP. HCM.


 Thân mến,


 Nguyễn Nhã


 CHÀO MỪNG NHẬT HOÀNG VÀ HOÀNG HẬU THĂM VIỄT NAM , TỚI CỐ ĐÔ HUẾ


Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học


(Sáng lập Quỹ Văn Hóa Giáo Dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Chủ nhiệm CLB Âm Nhạc Dân Tộc Hương Sắc Ba Miền -TTVH.TP.HCM)


 


1.      Chào mừng Hoàng Hậu, Nhật Hoàng


Đến thăm Đất Việt không gian tuyệt vời


Đến thăm Xứ Huế Cố Đô


Tôi bèn gửi “ Ảnh Ước Mơ Hòa  Bình”


 


2.      Nhờ nhà sử học Đỗ Bang


“Chuyển qua hệ thống” Nhật Hoàng nhận sau


 Thế rồi theo dõi ra sao


 Tại sao thăm Huế  thế nào biết chăng


 


3.      Tượng trưng nước Nhật: Nhật Hoàng


Đại Hòa nước Nhật vẻ vang hùng cường


 Nhật Hoàng Hoàng Hậu thân thương


 Triều đại dài nhất viết chương sử vàng


 


4.      Nhật Bản giao hảo Việt Nam


Thế kỷ thứ Tám thật là quý ghê


Văn hóa kinh tế diệu kỳ


Cùng nhau phát triển thế thì phải thôi


 


5.      “Cầu Nhật Bản” đã có rồi


Thế kỷ Mười Bảy vào thời “Đàng Trong” ( Thời Trịnh Nguyễn phân tranh ở  phía Nam)


 Hội An du lịch cần mong


 lên “cầu Nhật Bản” thật lòng thích ghê


 


6.      Việt Nam Nhật Bản diệu kỳ


Nhật giúp đuổi Pháp ra gì phải không


“ Trần Trọng Kim” thủ tướng mong


Dựng nền dộc lập cùng chung một lòng


 


7.      Tiếp tục truyền thống phải không


Giống như Nhật Bản Á  Đông tương đồng


Nhật Hoàng thăm Huế biết không


Giao lưu lịch sử để cùng phát huy


 


8.      Nền tảng hợp tác diệu kỳ


Việt Nam Nhật Bản cần chi tiến hành


Hợp tác chiến lược đã đành


liên minh quân sự tiến hành tương lai


 


9.      Biển Đông sóng dậy có ngày


 Việt Nam chẳng sợ bị ai ép mình


Nhật Hoàng thăm Huế chân tình


Khiến người dân Việt chân thành biết ơn


 


10.  Cung đình nhã nhạc biết không


“ Quỹ Nhật”hỗ trợ UNESCO phải rồi


 Vua nghe nhã nhạc hai nơi


Liệu có gì khác, thế thời biết chăng


 


11.   Nhật Hòang là “đấng quí nhân”


 Hòang đế duy nhất viếng thăm “ Thái Hòa” ( cung điện)


Thật là hãnh diện cho ta


Ngàn năm mới thấy Huế ra thế nào


 


12.  Nghi thức trang trọng ra sao


 Đón tiếp “Hoàng Đế” thế nào biết chăng ( Hoàng Đế Nhật Bản)


 Ngọ môn nghi thức Việt Nam


 Lọng,tán cờ quạt rước “Hòang Đế” vô


 


13.  “Hoàng Đế” thăm điện Thái Hòa


 “ Duyệt Thị Đường” để nghe ba nhạc nào ( múa lân, lục cúng hoa đăng, nhã nhạc cung đình Hu


 Lịch sử văn hóa ra sao


Giá trị quí giá thế nào biết chăng


 


14.“Onuki (Hiroo)” đã nói rất cần  (đầu bếp người Nhật”  giao lưu ẩm thực Việt Nhật tại nhà tôi)


Thanh niên nước Việt chăm chăm kiếm tiền


 Tự hào dân tộc : nhiều tiền


 Kỹ năng yêu nước thì liền phất lên


 


15.  thành cường quốc (biển) thiếu gì tiền


Nhât Hoàng Hoàng Đế ưu tiên Huế nè


Trân trọng Hoàng Đế của ta


Nơi ở hoàng đế (Việt)  thật là ra sao


 


16.  đâu từng thuộc quốc rõ sao


cầu phong nộp cống ngoại giao đấy mà ( ngoại giao thời phong kến giữa Việt Trung Hoa)


vậy mà lầm tưởng rõ ra


Thật là tai hại chẳng ra thế nào


 


17.     “Gia Long” thống nhất nước sao ( Hoàng Đế Gia Long Triều Nguyễn)


 Việt Nam quốc hiệu thế nào biết chăng


Một tám mười sáu (1816) rõ ràng


Thủy quân cắm mốc  Hoàng Sa chủ quyền


18.  Nhật Hoàng thăm Huế biết liền


Nhật Việt tự chủ viết nên sử vàng


 Thông điệp đã thật rõ ràng


Đừng ai coi nhẹ để mà làm sai


 


Chú ý : Bài thơ này sẽ được các nghệ sĩ của CLB Âm Nhạc Dân Tộc Hương Sắc Ba Miền của Trung Tâm Văn Hóa TP.HCM  hát dân ca Huế và cả nhã nhạc cung đình Huế.

28 Tháng Tư 2021(Xem: 4698)