"Hãy thẳng thắn với ông Tập Cận Bình"

27 Tháng Chín 20159:25 CH(Xem: 15443)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 28 SEP 2015

Hãy thẳng thắn với ông Tập Cận Bình

TS. Vũ Cao Phan Gửi cho BBC từ Hà Nội

 

image018

Image copyright AFP Image caption Lãnh đạo Việt Nam nên yêu cầu Trung Quốc đàm phán về Hoàng Sa nhân chuyến thăm dự kiến tới đây của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tới VN, theo tác giả.

Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang có chuyến thăm Hoa Kỳ, nơi mà ông đã được Tổng thống Barack Obama đón tiếp khá thẳng thắn.

Tổng thống Mỹ nói với ông Tập hôm 25/9: "Dù rằng hai quốc gia hợp tác với nhau, song tôi tin và biết rằng ông sẽ đồng ý việc chúng ta cần phải giải quyết các bất đồng giữa đôi bên một cách thẳng thắn" và một trong những bất đồng này được dư luận và các giới hiểu, đó chính là tham vọng và hành xử của Trung Quốc trong suốt thời gian qua cho tới hiện nay, gây quan ngại cho Hoa Kỳ và nhiều nước, trong đó có Việt Nam, trên Biển Đông.

Ông Tập Cận Bình lại sắp có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam, trong bức thư ngỏ với tư cách một kiến nghị gửi tới Ban lãnh đạo mà nhà nước Việt Nam, tôi muốn nhấn mạnh trước hết với các vị điểm sau.

Những dịp như chuyến thăm của ông Tập, nếu diễn ra theo dự kiến, là hiếm và tôi cho rằng đó là cơ hội rất tốt để lãnh đạo cấp cao hai bên có thể trao đổi thẳng thắn, đặt lên bàn những vấn đề vốn đã và vẫn đang là nguyên nhân tạo nên sự căng thẳng giữa hai nước. Khi Việt Nam là chủ nhà, nghị trình và nội dung làm việc chắc chắn sẽ có được sự chủ động, kể cả sự kiên trì cần thiết.

Tôi tin là Ban lãnh đạo nước nhà đã và đang có sự chuẩn bị. Là một công dân, xin được đề xuất với các ông một số ý kiến.

Tất cả những việc làm đó là cần thiết, nhưng thử ngẫm mà xem, chúng ta nói chúng ta nghe, chúng ta làm chúng ta biết như một sự an ủi, không đến được tai của thế giới, không tác động tích cực đến dư luận quốc tế. Nó cũng giống như một phép thắng lợi tinh thầnTS. Vũ Cao Phan

Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.

Ta nói, ta nghe?

Tranh chấp chủ quyền biển đảo có hai tư cách có ý nghĩa quyết định: một, đó là vấn đề khởi nguồn của mọi vấn đề; hai, và do đó nếu giải quyết được (cho dù ở một phạm vi hạn chế và dù chưa thật thỏa mãn cho tất cả các bên), nó sẽ quyết định đến sự yên tĩnh của Biển Đông. Tất cả các nước có tranh chấp trong khu vực đều coi trọng điều này, Trung Quốc càng như vậy.

Khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” thì có nghĩa ông ta bảo với thiên hạ rằng vấn đề chủ quyền đã xong, nó thuộc về Trung Quốc. Gần đây, phát biểu tại Diễn đàn hòa bình thế giới được tổ chức tại Đại học Thanh Hoa, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn đi xa hơn. Ông nói, Trung Quốc không thể nhân nhượng trong vấn đề chủ quyền, chỉ đơn giản là nếu làm khác thì “sẽ không còn mặt mũi nào nhìn ông bà tổ tiên” (!)

Không thể đấu lại Trung Quốc bằng cả mồm miệng lẫn tay chân, Philippines quyết định đưa vấn đề ra Tòa án trọng tài quốc tế. Còn Việt Nam? Nước Việt Nam giải quyết vấn đề chủ quyền bằng sự “đồng lòng một ý chí” hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng ta triển lãm các bản đồ lịch sử khẳng định chủ quyền, chúng ta đặt tên Hoàng Sa, trồng cây Trường Sa ở nơi này nơi khác, hát những bài hát về Biển Đông và: “Đời ta không xong thì đến đời con, đời con không xong thì đến đời cháu, đời cháu không...”, đại loại là như vậy.

image019

Image copyright Getty Image caption Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tỏ ra thẳng thắn trong cuộc tiếp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình ở Nhà trắng hôm 25/9/2015.

Tất cả những việc làm đó là cần thiết, nhưng thử ngẫm mà xem, chúng ta nói chúng ta nghe, chúng ta làm chúng ta biết như một sự an ủi, không đến được tai của thế giới, không tác động tích cực đến dư luận quốc tế. Nó cũng giống như một phép thắng lợi tinh thần.

Không thể không thấy Trung Quốc đã làm được rất nhiều về vấn đề chủ quyền, chẳng những chiếm đoạt nó bằng vũ lực (một việc không được Công ước Luật biển chấp nhận), mà còn ra sức tuyên truyền để quốc tế thấy rằng không hề có vấn đề tranh chấp ở Hoàng Sa, nơi thuộc về Trung Quốc đã cả vài ngàn năm rồi (!)

Những việc mà Trung Quốc làm ở Trường Sa hiện nay càng khiến cho vấn đề Hoàng Sa mờ đi. Có thể vấn đề này sẽ biến mất chăng, một khi các nước lớn ngoài khu vực - như Mỹ chẳng hạn - một mặt khẳng định họ đứng trung lập trong tranh chấp chủ quyền, mặt khác, sự quan tâm “chết người” của họ lại chỉ là ở chỗ quyền thông thương buôn bán, quyền hàng hải hàng không có được tự do hay bị cản trở mà thôi.

Mũi tên nhiều hướng

Và tôi muốn lưu ý việc Trung Quốc đang làm nóng lên ở Trường Sa có thể là một mũi tên bắn đi nhiều hướng. Nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện sách lược của họ, sách lược cho Hoàng Sa nói riêng và cho Biển Đông nói chung. Nhưng xin mở ngoặc trước hết về khái niệm 'sách lược' ở đây, sách lược là một khái niệm gốc Hán, không có từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ Ấn – Âu (Anh, Nga, Pháp, Đức…). Bởi vậy khi dịch khái niệm này người ta thường lúng túng, lúc thì dịch là Strategy (chiến lược), lúc thì dịch là tactics (chiến thuật).

Việt Nam cũng rất cần đặt câu hỏi, vấn đề Hoàng Sa ở Biển Đông và vấn đề quần đảo Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông là hoàn toàn giống nhau ở hình thức tranh chấp, tại sao TQ lại đòi hỏi tiêu chuẩn kép, tùy thuộc sự có lợi cho họ?TS. Vũ Cao Phan

Hiểu đúng nghĩa, đó là việc “căn cứ vào sự phát triển của tình hình (mang tính giai đoạn) mà đề ra phương thức hành động hoặc đấu tranh thích hợp”, theo Từ điển Hán ngữ hiện đại chẳng hạn. Còn Từ điển Hán – Anh, Hán – Nga, (do Trung Quốc xuất bản) thì họ dịch là tact (sự khôn ngoan, mưu lược) và các nước cộng sản châu Á bao gồm Việt Nam rất khoái sử dụng 'sách lược' (Chú thích cho độc giả bản đài - TG).

Trở lại với sách lược Biển Đông và biển đảo của Trung Quốc, họ cũng quan sát rất kỹ các động thái của Việt Nam trong vấn đề này. Tạp chí “Châu Á – Thái Bình Dương đương đại” của Trung Quốc trong tháng năm có bài “Tìm kiếm mô hình giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam” dẫn tuyên bố của các giới chức có thẩm quyền ở Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương - 981 năm 2014 (nhấn mạnh vị trí giàn khoan nằm trong thềm lục địa Việt Nam, mà bỏ qua khoảng cách gần hơn đến quần đảo Hoàng Sa) để cho rằng “Việt Nam đã tự loại mình khỏi việc đòi hỏi chủ quyền Hoàng Sa”.

Việc mất quyền kiểm soát thực tế quần đảo Hoàng Sa không chỉ là một tổn thất lớn của Việt Nam, cả về vật chất lẫn tâm lý. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay, điều không thể chấp nhận được hiện nay khiến nổi sóng dư luận là: Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống của ngư dân Việt, là nơi kiếm sống của rất nhiều hộ gia đình ngư dân dọc một dải Trung Trung Bộ.

Nhưng Trung Quốc, đặc biệt từ 2010 đã gây ra vô vàn thống khổ cho ngư dân vùng này. Những hành động cướp đoạt thành quả lao động, phá hỏng ngư cụ, đánh đập ngư dân, đánh đắm và bắt giữ thuyền bè… ngày càng gia tăng. Thậm chí tướng Hải quân Trung Quốc Doãn Trác còn tuyên bố cần phải mạnh tay hơn nữa với tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam. Sự hỗ trợ về mặt vật chất của nhà nước ta là có hạn, sự can thiệp của lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển nhiều khi là bất khả.

Tiêu chuẩn kép TQ

Image copyright AP Image caption Du khách Trung Quốc trong một chuyến du lịch tới quần đảo Hoàng Sa gần đây.

Trung Quốc hay nói đến lịch sử. Nếu nói về điều đó thì Trung Quốc có lẽ phải thừa nhận rằng, công việc khai thác hải sản, khoáng vật của các đội ngư thuyền Việt Nam trong vùng biển này hầu như là duy nhất và không bị tranh chấp đã hàng ngàn năm nay. Việc mất quyền đánh cá, quyền khai thác hải sản trong một ngư trường vốn là của mình và không có sự tranh chấp nào cho đến khi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa là điều không thể chấp nhận.

Việt Nam cần phải có những hành động chính trị, pháp lý kiên quyết trong vấn đề Hoàng Sa. Điều chúng tôi muốn nói là Việt Nam phải yêu cầu Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán về vấn đề này.

Trên thực tế, Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu phía Trung Quốc cùng ngồi lại, nhưng luôn bị họ khước từ một cách quyết đoán với lý do: Quần đảo Hoàng Sa không có sự tranh chấp.

Sự từ chối có tính áp đặt của Trung Quốc cộng với những căng thẳng ở Trường Sa thu hút nhiều sự quan tâm hơn nên có thể đã là nguyên nhân khiến Việt Nam lâu nay ít đề cập đến vấn đề đàm phán về Hoàng Sa và đó lại là nguyên nhân khiến Trung Quốc cho rằng Việt Nam dường như từ bỏ yêu sách về quần đảo này (đã dẫn ở trên).

Cả hai vấn đề: đàm phán về quần đảo Hoàng Sa và xem xét, kiểm điểm thường kỳ về “ các chữ ”,“ các tốt ” nếu trước đây chúng ta chưa có điều kiện đề cập thì cuộc làm việc với ông Tập Cận Bình là một cơ hội tốtTS. Vũ Cao Phan

Chúng tôi cho rằng, để tiến tới cuộc đàm phán về Hoàng Sa, cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều cần thừa nhận sự tồn tại trên thực tế của vấn đề và vấn đề ấy là nghiêm trọng, không chỉ gây nên thống khổ cho ngư dân Việt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến mối bang giao giữa hai nước, mọi sự bỏ qua sẽ càng làm vấn đề trầm trọng thêm.

Việt Nam cũng rất cần đặt câu hỏi, vấn đề Hoàng Sa ở Biển Đông và vấn đề quần đảo Điếu Ngư ở Hoa Đông là hoàn toàn giống nhau ở hình thức tranh chấp, tại sao Trung Quốc lại đòi hỏi tiêu chuẩn kép, tùy thuộc sự có lợi cho họ? Chẳng lẽ nước lớn thì có quyền như vậy? Và nữa, Trung Quốc từ chối tham vấn đa phương, nhưng cũng lại từ chối đàm phán về Hoàng Sa, một vấn đề chỉ có sự tranh chấp giữa hai quốc gia? Thậm chí gần đây, Trung Quốc còn tự ý đưa các quần đảo ấy của Việt Nam vào quy hoạch biển của mình?

Kiến nghị, hiến kế

Vậy xin kiến nghị: chúng ta trước hết cần phải làm cho Trung Quốc thấy rõ một thực tế là những hành động của họ đã hoàn toàn không còn có cái gọi là “bạn bè tốt”, “láng giềng tốt”, “láng giềng hữu nghị” như những khẩu hiệu hai bên vẫn thường hô lên.

Sau đó cần phải kiên trì và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc ngồi vào đàm phán bằng cách, một mặt trong tất cả các cuộc tiếp xúc từ cấp cao đến cấp chuyên viên, trong tất cả các cơ hội làm việc từ quan hệ chính thức, quan hệ nhà nước đến quan hệ nhân dân, quan hệ học giả… vấn đề này phải được chủ động đề cập, cho dù có khiên cưỡng chăng nữa.

Mặt khác, kiên trì ba tháng hoặc sáu tháng một lần, Chính phủ (Bộ Ngoại giao) gửi công hàm đến phía Trung Quốc yêu cầu đàm phán về vấn đề Hoàng Sa. Công hàm này được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết được quyết tâm của chính phủ và quan trọng hơn, để dư luận quốc tế thấy được đây là vấn đề rõ ràng có sự tranh chấp giữa các bên liên quan.

Image copyright AFP Image caption Chưa rõ nguyên thủ nào trong ban lãnh đạo đảng, hay nhà nước Việt Nam sẽ có thể đề nghi Trung Quốc đàm phán về Hoàng Sa, dù công khai hay không.

Việc đàm phán chắc chắn không dễ dàng dẫn đến kết quả mong muốn cho cả hai bên. Nhưng có đàm phán là có bình yên. Và theo tôi, nếu giành được sự hiểu biết lẫn nhau để tối thiểu ngư dân Việt Nam có quyền đánh cá trên vùng biển truyền thống của mình thì đó cũng đã là một thắng lợi.

Liên quan đến vấn đề này, tôi cũng xin có thêm một kiến nghị. Hai bên Việt Nam và Trung Quốc thường nhắc đến “Mười sáu chữ” và “Bốn tốt”. Tuy không được nêu ra như một quy tắc ứng xử thì nó cũng giống như một sự dẫn đường cho quan hệ giữa hai nước.

Rất nên có sự chỉ đạo từ cấp cao để những cấp làm việc (như Ủy ban Hợp tác Kinh tế giữa hai bên chẳng hạn) đưa vào xem xét, kiểm điểm việc thực hiện tinh thần này trong những phiên họp thường kỳ.

Tóm lại, ý kiến của tôi là cả hai vấn đề: đàm phán về quần đảo Hoàng Sa và xem xét, kiểm điểm thường kỳ về “ các chữ ”,“ các tốt ” nếu trước đây chúng ta chưa có điều kiện đề cập thì cuộc làm việc với ông Tập Cận Bình là một cơ hội tốt để có được sự thống nhất về nguyên tắc ở cấp chỉ đạo, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện.

BBC 26/9/15 40 phút trước

Bài viết, dưới đạng thư ngỏ, kiến nghị, thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu chính trị và bang giao Trung - Việt, nguyên Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung, đang sống ở Hà Nội.

07 Tháng Tư 2015(Xem: 15917)
"Như vậy sách lược của Henry Kissinger với Biển Đông là cứ giữ nguyên hiện trạng đầy xáo trộn như vậy càng lâu càng tốt. Đúng là sách lược ‘đục nước béo cò’. Nhờ vậy mà TQ và Mỹ tha hồ thủ lợi tốt hơn là Mỹ và TQ tranh chấp gây hấn, chiến tranh một mất một còn trên Biển Đông."
05 Tháng Tư 2015(Xem: 17568)
"Nếu kết quả của đại hội 12 được phía Mỹ toại nguyện thì đương nhiên cánh cửa TPP rộng mở đón Việt Nam. Nếu kết quả đại hội 12 không được lòng người Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa TPP khép lại đối với Việt Nam".
31 Tháng Ba 2015(Xem: 18518)
Ts Nguyễn Hưng Quốc: Một chính khách lớn và một người thầy xấu. Huỳnh Ngọc Chênh: Lý Quang Diệu có độc tài gia đình trị?
22 Tháng Ba 2015(Xem: 17534)
"Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 17026)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 16302)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có:
10 Tháng Ba 2015(Xem: 18793)
Phát biểu quan trọng của Đại sứ Mỹ Ted Osious tại Đại học Quốc gia Hà Nội "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 17870)
Rà soát lại hồ sơ cá nhân của ông Kim cho thấy rằng năm 2010 ông Kim đã có một lần tấn công Đại sư Nhật tại Seoul cũng vì chung một chủ đề Thống Nhất Triều Tiên. Ông Kim Young Man, ngưòi phát ngôn của Hội Đồng Hòa Giải và Hợp Tác Thống Nhất Triều Tiên, cũng là đơn vị đã tổ chức mời ông Đại sứ Lippert đến thuyết trình, cũng đã lên tiếng xin lỗi về tình trạng mất an ninh tại sự kiện này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 24375)
Ngày 28/10 năm 2014, trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ ngồi xếp bằng, tay đeo tràng hạt, cung kính chắp tay lạy Phật như một Phật tử thuần thành xuất hiện khắp trên các tờ báo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thấy ai đặt vấn đề liệu hành vi trên của ông có mâu thuẫn với việc ông phủ nhận có theo bất kỳ tôn giáo nào trong các bản khai lý lịch của mình.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21562)
Mở đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng tôi để phản ảnh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 40477)
CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 17807)
Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết ”MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam-ĐCSVN- một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 17312)
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…” Đến ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16477)
Điếu Cày: Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng với thời gian, cả Washington lẫn Hà Nội đều theo đuổi một quan hệ gần gũi nhau hơn trên nhiều phương diện, và dần dần đã chuyển dịch từ thế đối địch sang đối tác.
26 Tháng Giêng 2015(Xem: 17020)
Ngày này, 27/1, cách đây 42 năm, Ngoại-trưởng William P. Rogers của Mỹ và ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ-trưởng Ngoại-giao Hà-nội, đặt bút xuống ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.” Bên cạnh chữ ký của ông Rogers là chữ ký của Tổng-trưởng Ngoại-giao VNCH Trần Văn Lắm và bên cạnh chữ ký của Nguyễn Duy Trinh là chữ ký của bà Nguyễn Thị Bình, Bộ-trưởng Ngoại-giao của cái gọi là “Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.”
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17881)
TT Obama: Qua sự cố 9/11, nước Mỹ bị cuốn hút trong hai cuộc chiến Iraq, Afghanistan lôi theo những năm khủng hoảng suy trầm kinh tế và tư tưởng. Hôm nay bóng đen suy trầm và khủng hoảng ấy không còn nữa. Đêm nay lịch sử Mỹ đã sang trang
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 20086)
TBT Nguyễn Phú Trọng:“Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà Nước ta…” TT Nguyễn Tấn ũng: hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm…Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin…Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí…”