Biển Đông sắp đánh nhau to? Đánh ở đâu?

28 Tháng Sáu 20237:33 SA(Xem: 2002)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY- HOA ĐÔNG – THỨ TƯ 28 JUNE 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Biển Đông sắp đánh nhau to? Đánh ở đâu?


Bắc Kinh: Thủ tướng CsVN Phạm Minh Chính diện kiến Chủ tịch TQ Tập Cận Bình, Quốc phòng Lý Thượng Phúc gặp Quốc phòng Phan Văn Giang 27/6/2023.


Mẫu hạm Isumo và Khu trục hạm Samidare “hành quân vùng biển 4 chiến thuật”, bám trụ Cam Ranh từ 20/6/ - 23/6/2023.


USS Ronald Reagan “hành quân Biển Đông” bám trụ Đà Nẵng từ 25/6/- 30/6/2023.


Mẫu hạm Sơn Đông (Shandong) vượt eo bể Đài Loan tiến xuống Nam.

image008image011

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

28/6/2023


Diễn tiến


Thủ tướng CsVN Phạm Minh Chính diện kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình


Ngày 27/6/2023, tại Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng CsVN Phạm Minh Chính đã diện kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.


image012Thủ tướng CsVN Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 27/6/2023.


Ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh, “phát triển quan hệ ổn định, lành mạnh, bền vững, lâu dài với Trung Quốc luôn là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam; khẳng định Việt Nam kiên trì chính sách “một Trung Quốc”, quan tâm các sáng kiến toàn cầu của Trung Quốc và sẵn sàng trao đổi, thảo luận về các sáng kiến này; (theo TTXVN 28/6/2023)


“Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Trung Quốc coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc; đây là lựa chọn chiến lược của Trung Quốc trên sự phát triển lâu dài của quan hệ Trung – Việt; mong muốn và sẵn sàng thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, thực chất;


“Trên cơ sở nhận thức chung cấp cao giữa hai Tổng Bí thư trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc (năm 2022), Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tăng cường tiếp xúc cấp cao và các cấp, nâng cao chất lượng hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại và đầu tư;


“Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình hoan nghênh Việt Nam tham gia các sáng kiến toàn cầu của Trung Quốc, cùng thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới;


“Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, nhất trí cùng kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển, củng cố môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nước.” (Theo TTXVN 28/6/2023)


https://baohaiquanvietnam.vn/tin-tuc/thu-tuong-pham-minh-chinh-hoi-kien-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-trung-quoc-tap-can-binh


image014Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường trọng thể đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. NHẬT BẮC. Nguồng TNO


image016Hàng nữ quân danh dự thực hiện nghi lễ đón Tt CsVN Phạm Minh Chính. MAI HÀ. Nguồn TNO


Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang ngày 27/6/2023


Theo BBC ngày 28/6/2023,


“Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để tăng cường truyền thông và hợp tác cấp cao giữa quân đội hai nước, Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc nói hôm thứ Ba 27/6 khi ông này gặp Phan Văn Giang; theo Reuters.


“Trong cuộc họp giữa hai bên tại Bắc Kinh, ông Lý nói rằng tình hình quốc tế hỗn loạn và rối bời, và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương gặp thách thức;


"Trung Quốc và Việt Nam nên tiếp tục hợp tác chặt chẽ và gắn kết hơn trong hành trình mới tiến lên chủ nghĩa xã hội, đảm bảo mối quan tâm chiến lược của cả hai bên, và đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định trong khu vực," ông Lý nói với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang;


“Ông Lý Thượng Phúc nói với ông Giang rằng mối quan hệ giữa quân đội hai nước đã phát triển tốt, và rằng quân đội Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy mối quan hệ này lên một tầm cao mới.”


Mẫu hạm Isumo và Khu trục hạm Samidare “hành quân 4 chiến thuật Hải quân VN”, bám trụ Cam Ranh từ 20/6/ - 23/6/2023


Sáng 20/6/2023, Mẫu hạm trực thăng Izumo (JDS Izumo (DDH-183) vàKhu trục hạm Samidare thuộc Lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản do Thiếu tướng Nishiyama Takahiro, Tư lệnh Hạm đội tàu Hộ vệ số 1 làm trưởng đoàn cùng 599 sĩ quan và thủy thủ đã cập cảng quốc tế Cam Ranh (TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) từ ngày 20 đến 23/6/2023 trước khi Mẫu hạm USS Ronald Reagan đến Đà Nẵng dự trù từ ngày 25/6 đến 30/6/2023.


image018Mẫu hạm trực thăng (bên phải) Izumo và Khu trục hạm Samidare lớn nhất của Nhật cập cảng Cam Ranh từ ngày 20 đến 23/6/2023.


image020Đại tá Nguyễn Thái Học Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân Nhân dân Việt Nam (bên trái) tặng hoa chúc mừng đoàn Hải quân Nhật Bản ở cảng Cam Ranh.


Theo https://baohaiquanvietnam.vn/tin-tuc/tau-hai-quan-nhat-ban-cap-cang-quoc-te-cam-ranh-tham-xa-giao-viet-nam


USS Ronald Reagan “hành quân Biển Đông” bám trụ Đà Nẵng từ 25/6/- 30/6/2023


Năm nay, Washington đang tìm cách nâng cấp quan hệ chính thức với Việt Nam, trong bối cảnh Biển Đông ngày càng gay gắt ‘nóng’ thế và lực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã hiện diện và đang  ảnh hưởng ở South China Sea và các nước ven biển.


Một trong các động thái của Hoa Kỳ và đồng minh là điều động các Mẫu hạm và Chiến hạm đến “hành quân thường xuyên” ở vùng biển South China Sea và bám trụ ở hai hải cảng quan trọng của Việt Nam là Đà Nẵng và Cam Ranh.


Các đại công ty khai thác dầu khí của Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đang làm ăn ở Vịnh Bắc Việt và Biển Đông.


Các hãng vận tải của Hoa Kỳ và đồng minh thường xuyên đi qua vùng biển giàu năng lượng, Biển Đ8ông nơi có các tuyến thông thủy quan trọng cho thương mại toàn cầu.


Vào tháng 4, 2023, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã đến Hà Nội và nói rõ rằng ông muốn nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt lên tầm “đối tác chiến lược”, nhưng Hà Nội “lờ” không có dấu hiệu về phát biểu của ông Blinken.


image022Ảnh trên: Sỹ quan chỉ huy Mẫu hạm USS Ronald Reagan bắt tay các sỹ quan Hải quân VN tại cảng Tiên Sa Đà Năng ngày 25/6/2033. Ảnh dưới: Siêu Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan quay đuôi cập sát cảng Tiên Sa đón khách Việt vào thăm bên trong Mẫu hạm. Đây là lần đầu tiên một Hàng không Mẫu hạm Hoa Kỳ khổng lổ cập sát vào cảng Tiên Sa trong một tư thế khác thường, cứ như “chổng mông” vào mảnh đất trọng yếu miền Trung VN mũi nhìn về quần đảo Hoàng Sa.  Hai lần trước, Mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN-70) năm 2018 và USS Theodore Roosevelt (CVN-71) năm 2020 chỉ neo đậu ở ngoài vịnh Đà Nẵng. Ảnh TTO.


Mẫu hạm USS Ronald Reagan lấy tên của Tổng thống Ronald Wilson Reagan cựu Thống đốc California từ năm 1967-1975, Tổng thống thứ 40 của Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ chấp chính từ năm 1981 đến năm 1989. Ông đã thách thức Tổng bí thứ đảng Cs Nga Xô Mikhail Gorbachev: “hãy phá đổ bức tường này” và cuối cùng bức tường ô nhục Bá Linh đã bị nhân dân phá sập vào tháng 11 năm 1989, chiến tranh lạnh kết thúc.


Ông tuyên bố: "Chủ nghĩa cộng sản là một chương khác dị thường và đáng buồn trong lịch sử nhân loại mà những trang cuối của nó thậm chí hiện nay vẫn còn đang được viết." Trong một bài diễn văn trước Hội Evangelical Quốc gia ngày 8 tháng 3 năm 1983, Reagan gọi Liên Xô là "một đế quốc ma quỷ"….


image024Ronald Wilson Regan: “Tương lai không thuộc về những người yếu tim; nó thuộc về những người can đảm...”


Mẫu hạm Sơn Đông (Shandong) vượt eo bể Đài Loan tiến xuống Nam


Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết hôm thứ Tư 21/6/2023, Mẫu hạm Sơn Đông của Trung Quốc và một nhóm tàu hộ tống đã đi về phía nam qua eo biển Đài Loan.


Nhóm tác chiến của Hàng không Mẫu hạm Trung Quốc do Sơn Đông (Shandong) dẫn đầu đã đi qua eo biển Đài Loan theo hướng Nam phần phía tây của eo biển Đài Loan.


Hiện chưa biết rõ hành trình và tọa độ hành quân của Sơn Đông đang ở đâu.


Giới quan sát nghi ngờ rằng điểm các dấu hiệu dồn dập về chính trị và quân sự của ba bên Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay – khả năng dẫn đến bùng nổ chiến tranh ở South China Sea là có thể, nhưng không thể đoan chắc nó sẽ nổ ra ở tọa độ nào.


Lý Kiến Trúc

California 28/6/2023
12 Tháng Tư 2024(Xem: 343)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA