Bãi Cỏ Mây Ayungin: “Cái cầy đặt trước con trâu đá”

15 Tháng Tám 20238:52 SA(Xem: 1883)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY- HOA ĐÔNG – THỨ BA 15 AUG 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Bãi Cỏ Mây Ayungin: “Cái cầy đặt trước con trâu đá”


Philippine quyết tâm “cắm dùi” Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây tạo ra ván cờ tranh chấp mới một nước cờ quá ngoạn mục trong cuộc xác định quyền và chủ quyền biển đảo ở Trường Sa/Biển Tây với Trung Quốc.


Bãi Cỏ Mây đứng về phương diện pháp lý, EEZ độc đáo của Philippines ở South China Sea/Biển Tây trước khi các bên bắt tay đàm phán COC thực chất và hiệu quả.


Thượng nghị sĩ Francis Escudero mở đường cho hình dáng một bãi Cỏ Mây mới?

image001image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

15/8/2023 – Kỳ 1


Ai là tác giả “cắm dùi”?


Ai là tác giả gài độ con tàu nát BRP Sierra Madre dài 100 mét “cắm dùi” vào bãi Cỏ Mây, bãi mìn chiến lược ở Trường Sa?


Tác giả chiến lược này chắc học được bài học xương máu của ông Đại tá cộng sản Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng vận tải hạm HQ-505 đánh nhau với chiến hạm vũ trang Trung cộng nhằm tranh giành “quyền và chủ quyền” ở đá Gạc Ma (Johnson South Reef) ngày 14/3/1988.


Nguyên gốc HQ-505 là một vận tải hạm của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa do Mỹ viện trợ. Ngày 30 tháng Tư, con tàu này “chạy di tản” không kịp nên phải bỏ lại. Bên thắng cuộc tiếp thu, Thuyền trưởng đầu tiên là thượng tá Nguyễn Xuân Lương.


Thuyền trưởng kế đến là đại tá hải quân cộng sản Vũ Hữu Lễ. Người viết bài này có dịp phỏng vấn ông Vũ Hữu Lễ về trận Gạc Ma 1988 trên con tàu HQ-571 trong chuyến đi “quan sát” biển-đảo Trường Sa tháng Tư năm 2014.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a1163/vu-huu-le-toi-du-tran-gacma-1988


Ông Lễ trả lời phỏng vấn có đoạn: “Trong trận Gạc Ma, tàu của tôi là HQ-505 được lệnh giữ đảo Cô Lin, còn tàu HQ-604 thuyền trưởng là Vũ Huy Trừ được lệnh giữ đảo Gạc Ma bị “2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi, cho nên là chỉ 5-6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm; Vũ Huy Trừ chết trong trận này;


“Khi HQ-505 trúng đạn pháo của Trung Quốc có nguy cơ chìm, tôi (Vũ Huy Lễ) đã cho tàu lao lên đảo chìm Cô Lin, con tàu mắc cạn ở đó, bốc cháy nhưng vẫn trở thành công sự thép trên đảo.”


Một thời gian sau, hải quân CsVN cứu hộ và lai dắt tàu HQ 505 về bờ nhưng gặp sự cố, HQ-505 đã bị chìm.


Đề nghị nhà nước nên trao huy chương “đỉnh cao” cho ông tư lệnh hải quân nào đó không muốn HQ-505 trở thành công sự thép “cắm dùi” chủ quyền ở đảo-đá Cô Lin mà mang về sửa chữa đề xài!!!


image007Vận tải hạm HQ-505 nguyên gốc là của hải quân VNCH do Mỹ viện trợ đã được Thuyền trưởng đại tá CsVN Vũ Hữu Lễ “cắm dùi” ở đảo Cô Lin năm 1988 khẳng định chủ quyền VN. Công lao của HQ-505 một nửa của ông Vũ Hữu Lễ và đoàn thủy thủ, một nửa của VNCH.  Ảnh tài liệu.


Tác giả Philippines gài độ con tàu nát BRP Sierra Madre – gài mìn chiến lược “cắm dùi” ở bãi Cỏ Mây chẳng khác gì ông đại tá Vũ Hữu Lễ Việt Nam “cắm dùi” ở đảo Cô Lin; cả hai xứng đáng là “anh hùng cắm dùi” đi vào lịch sử thủy lợi hàng hải quốc tế.


Giải thích về kỹ thuật nghệ thuật “ủi bãi cắm dùi”, chuyên gia hàng hải nói rằng "Ủi bãi là kỹ thuật không khó lắm nhưng để tàu ủi bãi đòi hỏi phải có bãi cát rộng, độ dốc vừa phải để tàu cập vào, há mồm ra mà không bị hư hỏng."


Cái cầy đặt trước con trâu đá


Tục ngữ Việt Nam có câu “Cái cầy đặt trước con trâu”. Thế nhưng con trâu ở bãi Cỏ Mây (Ayungin Shoal) – một con trâu đá khổng lồ; Vì vậy cho nên nó mới có cái cầy rỉ sét Sierra Madre.  


Về hình thể, bãi Cỏ Mây (Ayungin Shoal/Second Thomas Shoal) từ trên cao nhìn xuống tựa như giọt nước khổng lồ từ trời rơi xuống đại dương Trường Sa – đẹp lung linh.


Về địa lý, bãi Cỏ Mây nằm ở tọa độ 9049’N 1150 52’E trung tâm quần đảo Trường Sa.


“Bãi Cỏ Mây nằm ở phía đông nam của Đá Vành Khăn (09°55′B 115°32′E), gần trung tâm của Vùng đất Nguy hiểm ở phía đông bắc quần đảo Trường Sa; không có khu định cư nào ở phía bắc hoặc phía đông của nó. Nó là một đảo san hô hình giọt nước, dài 11 hải lý (20 km; 13 mi) theo hướng bắc-nam, chiều rộng tối đa là 3 hải lý (5,6 km) ở gần đầu mút phía bắc, chung quanh có các rạn san hô. Vành san hô bao quanh một đầm phá có độ sâu lên tới 27 mét (89 ft) và có thể tiếp cận bằng thuyền nhỏ từ phía đông. Các mảng khô được tìm thấy ở phía đông và phía tây của vành đá ngầm.


“Rạn san hô Bãi Cỏ Mây có hình dạng giống củ cà rốt với chiều dài tính theo trục chính bắc-nam. Diện tích của rạn vòng này vào khoảng 60 km2.” (theo Wikipedia)


image009Giọt nước Ayungin Shoal. NASA. Bãi Cỏ Mây là bãi ngầm có hình giọt nước nằm trong quần đảo Trường Sa. Philippines chiếm hữu thực thể này lần đầu tiên vào năm 1999. Tiền đồn của Philippines trên Bãi Cỏ Mây là BRP Sierra Madre, một tàu vận tải cũ nát của Hải quân Philippines cố ý “cắm dùi” trên bãi đá ngầm và được duy trì bởi một tiểu đội cảm tử  Thủy quân Lục chiến Phi. Theo https://amti.csis.org/second-thomas-shoal/


Theo một số tài liệu, khoảng cách từ bãi Cỏ Mây tới đảo lớn Palawan Philippines khác nhau; có tài liệu nói khoảng 105 hải lý (194 km) về phía tây, có tài liệu nói khoảng 150 hải lý (279km).


Bãi Cỏ Mây cách căn cứ Vành Khăn khoảng 20 hải lý (37km) (Trung Quốc chiếm đoạt vào tháng 2 năm 1995) (1), cách Cam Ranh khoảng 415 hải lý (770km), cách đảo Hải Nam khoảng 800 hải lý (1500 km).


Bãi Cỏ Mây là một rạn san hô vòng ở quần đảo Trường Sa, lúc chìm lúc nổi theo thủy triều. Xét về khoảng cách EEZ-UNCLOS 1982, dù có xê dịch theo một số tài liệu, nó cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Palawan, Philippines.


Tuy nhiên, vùng đặc quyền kinh tế đối với một quốc gia có quyền chủ quyền đối với nghề cá và tài nguyên thiên nhiên, nhưng điều đó không biểu thị quyền chủ quyền đối với khu vực trong đó bao gồm cả đảo, đá, bãi cạn, rạn san hô.


Về vị trí con tàu nát Sierra Madre được Philippines ‘cắm dùi” ở một tọa độ hiểm nào?


Không có tài liệu truyền thông nào nói nó chốt ở tọa độ nào trên bãi Cỏ Mây, ở chỗ rộng nhất, chỗ hẹp nhất, hay ở giữa giọt nước mênh mông.


image011Vận tải hạm cũ nát BRP Sierra Madre 57, dài 100 mét là loại tàu đổ bộ của Mỹ được đóng năm 1944; năm 1976 Philippines mua lại; năm 1999 hải quân Phi “cắm dùi” ở bãi Cỏ Mây.


image013Ảnh CSIS chụp ngày 28/9/2017. https://amti.csis.org/second-thomas-shoal/


Bãi Cỏ Mây nằm theo trục bắc-nam, phía bắc to nhất gần căn cứ Vành Khăn (Mischief Reef), phía đuôi gần với căn cứ Princesa/Palawan Philippines.


Theo như bức hình dưới đây, con tàu BRP Sierra Madre dài 100 mét được Philippines kéo tới “cắm dùi” ở phía đuôi, tức là phía nam giọt nước.


image015Cảnh sát biển Philippines đã bay qua biển South China Sea/Biển Tây chụp cảnh chiếc tàu nát BRP Sierra Madre dài 100 mét “cắm dùi” ở bãi Cỏ Mây. © Thomson Reuters


image017Vị trí chiến lược bãi Cỏ Mây (Ayungin Shoal) phía bắc gần căn cứ Vành Khăn (Mischief Reef) cách khoảng 40km; phía nam gần căn cứ Princesa khoảng 150 hải lý (279km). Khoảng cách này còn nghi ngờ. Bản đồ minh họa của Việt Nam.


Năm 1999, Sierra Madre có thể được kéo từ Princesa ra Ayungin Shoal. Một kỳ tích của Philippines.


image019Năm 1999, Sierra Madre có thể được kéo từ căn cứ Thủy quân Lục chiến Mỹ-Phi Princesa ra Ayungin Shoal. Khoảng cách từ bãi Cỏ Mây (Ayungin Shoal) đến Cam Ranh, đến Hải Nam.

Hải đồ minh họa của VHO.


Lý Kiến Trúc

California 15/8/2023

(xem tiếp Kỳ 2)


(1) Nguồn tin của Philippines cho rằng một cơn bão vào năm 1994 đã khiến Hải quân Philippines phải rời đá Vành Khăn, và sau khi trở lại thì họ phát hiện Trung Quốc đã chiếm đá. Xem Rodis, Rodel (28 tháng 6 năm 2012). “Pushing the Shoal to the brink” (bằng tiếng Anh). INQUIRER.net. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2012.
12 Tháng Tư 2024(Xem: 343)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA