Việt Nam: Triển vọng “từ vùng Xám biến thành vùng Xanh”

27 Tháng Mười 20239:37 SA(Xem: 1448)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY- HOA ĐÔNG – THỨ SÁU 27 OCT 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Việt Nam: Triển vọng “từ vùng Xám biến thành vùng Xanh” (*)


Hai ngày hội thảo 25-26/10/2023 với các Phiên tham luận


image037 


Khai mạc: 50 diễn giả 20 nước tham gia Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông tại TP.HCM


NGHI VŨ


https://tuoitre.vn/50-dien-gia-20-nuoc-tham-gia-hoi-thao-khoa-hoc-quoc-te-ve-bien-dong-tai-tp-hcm-2023102518043118.htm


Sáng 25/10/2023, tại TP.HCM khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 với chủ đề "Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh".


image040Hội thảo quy tụ gần 50 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ gần 20 quốc gia và gần 70 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam - Ảnh: HỮU HẠNH


Phát biểu trong phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết trong 15 năm qua, chuỗi hội thảo BiỂn Đông đã và đang tạo ra môi trường rộng mở, thẳng thắn, hữu nghị cho các chuyên gia khu vực và quốc tế hội tụ để tăng cường hiểu biết chung và thu hẹp khác biệt.


Hợp tác để mở rộng "vùng xanh"


image042Các chuyên gia trong phiên thảo luận sáng ngày 25-10 tại hội thảo - Ảnh: HỮU HẠNH


Đại diện đơn vị tổ chức, quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung cho biết ban tổ chức mong muốn các chuyên gia sẽ cùng nhau phân tích về thực trạng Biển Đông và khu vực, làm rõ các quy tắc điều chỉnh chung, xác định các chính sách thúc đẩy lòng tin và hợp tác, làm sáng tỏ những hành vi có tác động tiêu cực tới trật tự dựa trên luật lệ và gia tăng căng thẳng.


Theo chủ đề của buổi hội thảo, "thu hẹp vùng biển xám" hướng tới mục tiêu khiến không gian biển trở nên minh bạch và hòa bình hơn, "mở rộng vùng biển xanh" nhằm xác định những tiềm năng của biển và tương lai.


Hội thảo sẽ tập trung trao đổi, thảo luận về cách thức các lực lượng trên biển và các cơ chế khu vực có thể đóng góp một cách xây dựng vì mục tiêu hướng tới một Biển Đông "xanh hơn," "hòa bình hơn".


Hội thảo đặt mục tiêu "mở rộng vùng biển xanh" nhằm xác định những tiềm năng của biển và tương lai, thông qua việc thúc đẩy những thực tiễn tốt trong những lĩnh vực quan trọng như chuyển đổi xanh, các công nghệ, nghiên cứu và đầu tư liên quan đến năng lượng điện gió, chuyển đổi năng lượng biển…


Trọng tâm của toàn cầu đang chuyển dịch về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương


image044Ông Ngô Sĩ Tồn, viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc, trình bày tham luận tại hội thảo - Ảnh: HỮU HẠNH


Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã và đang trở thành "trung tâm" của tăng trưởng toàn cầu và là đầu tàu quan trọng cho phục hồi toàn cầu và thịnh vượng tương lai.


So với 15 năm trước, tình hình Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp hơn, nhiều "vùng xám" mới nảy sinh cần phải được làm sáng tỏ, nhưng Biển Đông vẫn là khu vực mang lại nhiều cơ hội hợp tác tiềm năng.


Hiện nay xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới, trên không gian biển tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chắc chắn không tránh khỏi nguy cơ đối đầu và xung đột.


Trong bối cảnh đó, ông Việt nhấn mạnh rằng chỉ thông qua hợp tác, chúng ta mới có thể giúp Biển Đông chuyển màu sắc từ "xám" sang "xanh", hướng tới hòa bình và phát triển bền vững.


Để làm được điều đó, điều quan trọng là phải tôn trọng và tuân thủ Luật biển quốc tế, được thể hiện trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).


Trong thời gian qua, Việt Nam và các quốc gia ASEAN luôn nỗ lực hướng tới một trật tự khu vực, bao gồm không gian biển ổn định, dựa trên luật lệ.


Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc hiện thực hóa và triển khai hiệu quả Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Tầm nhìn hợp tác biển vừa mới được ASEAN thông qua.


Đồng thời, Việt Nam luôn luôn ủng hộ những sáng kiến mới vì mục tiêu chung, thông qua các cơ chế song phương, đa phương và mới.


Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 diễn ra trong hai ngày 25 và 26-10/2023 với 8 phiên.


Năm nay, hội thảo đánh dấu nhiều điểm mới về ý tưởng và tổ chức, dành riêng một phiên thảo luận giữa đại diện từ lực lượng cảnh sát biển của một số nước ven Biển Đông.


Bên cạnh đó, hội thảo cũng đã nâng cấp một phiên riêng của các nhà lãnh đạo trẻ tại khu vực trở thành phiên toàn thể trong chương trình nghị sự.


Trong các năm trước, chương trình lãnh đạo trẻ ở khu vực được thiết kế là phiên thảo luận bên lề hội thảo Biển Đông. Năm nay, việc nâng cấp phiên lãnh đạo trẻ vào chương trình nghị sự chính để hướng tới mục tiêu tạo nhận thức cho thế hệ kế cận về tầm quan trọng của hòa bình, hợp tác, thượng tôn pháp luật và tìm kiếm những góc nhìn mới về giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.


(*) Tựa do VHO đặt


XEM THÊM:


‘Lưỡi bò 10 đoạn’ sẽ củng cố hay xóa sổ 54 vị trí đóng quân của VN


https://www.nhatbaovanhoa.com/p192a11928/luoi-bo-10-doan-se-cung-co-hay-xoa-so-54-vi-tri-dong-quan-cua-vn


Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông như nào?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11995/viet-nam-


“Xôi đậu Da beo” ở Trường Sa


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11579/xoi-dau-da-beo-o-truong-sa


Ai cấm CsVN bồi đắp đảo đá ở vùng biển “Xôi đậu Da beo”?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11555/ai-cam-csvn-boi-dap-dao-da-o-vung-bien-xoi-dau-da-beo-


Nha Trang 2016: Hội thảo Quốc tế về Biển Đông


https://www.nhatbaovanhoa.com/a4487/nha-trang-2016-hoi-thao-quoc-te-ve-bien-dong


Nha Trang: Hội thảo lớn về Biển Đông sau phán quyết PCA


https://www.nhatbaovanhoa.com/a4448/nha-trang-hoi-thao-lon-ve-bien-dong-sau-phan-quyet-pca


Một chuyến thăm Viện Hải Dương học và quân cảng Cam Ranh


https://www.nhatbaovanhoa.com/a4632/mot-chuyen-tham-vien-hai-duong-hoc-va-quan-cang-cam-ranh


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông


 Thứ Năm, 26/10/2023 9:21'(GMT+7)


https://tuyengiao.vn/thoi-su/ngay-lam-viec-dau-tien-cua-hoi-thao-khoa-hoc-quoc-te-ve-bien-dong-146955


Ngày 25/10/2023, ngày đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 “Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng biển xanh” do Học viện Ngoại giao tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã có nhiều bài phát biểu quan trọng trong 4 phiên thảo luận chính.


image046Ông Đỗ Hùng Việt, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, phát biểu tại phiên khai mạc.


Trong bài phát biểu của mình, bà Anne-Marie Trevelyan, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh phụ trách các vấn đề Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cho biết: Việt Nam và Vương quốc Anh là đối tác gần gũi trong các vấn đề an ninh biển; việc tham dự Hội thảo này vì những gì đang diễn ra tại Biển Đông là mối quan tâm toàn cầu, nhất là trong bối cảnh xung đột làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Anh luôn mong muốn tăng cường quan hệ với các đối tác và ủng hộ phát triển bền vững, cùng ứng phó với những thách thức chung để bảo vệ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở. 


Theo bà Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh, Anh quốc luôn tôn trọng và đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN trong duy trì hòa bình và thịnh vượng tại khu vực; khẳng định tăng cường cam kết với ASEAN và các quốc gia thành viên thông qua các dự án cụ thể như Quỹ Hành tinh Xanh (Blue Planet Fund), thỏa thuận thành lập Đối tác Chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership); khẳng định Anh sẽ tiếp tục duy trì cam kết tại khu vực vì hòa bình và sự ổn định tại Biển Đông là ưu tiên của tất cả các quốc gia.


Ông Martin Thümmel, Ủy viên phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Liên bang Đức đã bày tỏ quan ngại về tình trạng leo thang căng thẳng ở Biển Đông gần đây, đặc biệt vụ việc tàu cảnh sát biển và tàu dân quân biển Trung Quốc đâm va các tàu của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines ngày 22/10/2023. 


Ông Thümmel nhắc lại sự cần thiết của việc tuân thủ đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS về Vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.


Để bảo đảm sự thịnh vượng và định hình trật tự khu vực dựa trên luật pháp quốc tế, cần đến sự hợp tác của các nước ở khu vực. Hai năm trước, Đức đã đưa ra Bản hướng dẫn chính sách về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó một khía cạnh quan trọng là triển khai hiệu quả luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. ASEAN đóng vai trò chính trong việc bảo vệ luật pháp quốc tế và cách tiếp cận xây dựng ở khu vực. Phân định vùng biển giữa Indonesia, Malaysia, Việt Nam và các cuộc đàm phán đang diễn ra có tác dụng thúc đẩy hợp tác ở khu vực. 


Đức nhấn mạnh việc xác định các vùng biển phải tuân theo quy định của luật pháp quốc tế, UNCLOS.


Chỉ từ cấu trúc đất liền mới có thể xác định các vùng biển, lãnh hải và Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý.


Phán quyết Tòa Trọng tài năm 2016 đã bác bỏ yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc, theo đó không có cấu trúc nào ở Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.


Tuyên bố chung Đức - Pháp - Anh về tình hình Biển Đông nhấn mạnh tôn trọng luật pháp quốc tế. Đức tăng cường hợp tác xây dựng năng lực an ninh biển cho các nước ở khu vực như Cảnh sát biển của Philippines và Malaysia. Đức đã điều động tàu hải quân đến Biển Đông vào năm 2021, năm 2022 và sẽ tiếp tục duy trì hiện diện để ủng hộ sự ổn định của an ninh khu vực trong thời gian tới.


image047Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Australia, phát biểu tham luận tại Hội thảo.


Trong Phiên 1 “Biển Đông:


Chặng đường 15 năm qua”, các đại biểu cho rằng, cách đây 15 năm không có nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, Biển Đông được cho là vấn đề tranh chấp song phương của các nước trong khu vực và các nước không quan tâm nhiều đến các biện pháp quản lý xung đột. 


Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề Biển Đông đã xuất hiện nhiều yếu tố, khía cạnh mới như: đa phương hóa, quốc tế hóa; quân sự hóa các vùng biển và khu vực chiếm đóng; luật pháp quốc tế được đề cập trong quản lý tranh chấp.


Phán quyết của Tòa trọng tài 2016 đã vẽ ra một bức tranh pháp lý rõ ràng cho Biển Đông khi quy định rõ quy chế pháp lý của các thực thể ở Biển Đông như đảo đá, bãi chìm, bãi nửa nổi nửa chìm và bác yêu sách lịch sử của đường 9 đoạn của Trung Quốc.


Tuy nhiên, tranh chấp vẫn còn tiếp tục kéo dài căng thẳng do Trung Quốc không công nhận Phán quyết, tiếp tục thực thi yêu sách đường 9 đoạn và gần đây mới công bố thành đường đứt đoạn.


Theo các đại biểu, có nhiều hoạt động “vùng xám” ở trên biển bao gồm sự tham gia chuẩn bị kỹ lưỡng của các bên, sử dụng các trang thiết bị tiên tiến như tàu thuyền hiện đại, vệ tinh, thiết bị bay không người lái để ghi hình và công bố các thông tin có lợi cho mình.


Biển Đông hiện nay được đánh giá là vấn đề quốc tế, có nhiều rủi ro xung đột hơn và nếu có xảy ra xung đột sẽ dễ bị leo thang mở rộng.


Đồng thời, các nước quan tâm hơn đến thúc đẩy các biện pháp quản lý tranh chấp như tiến trình xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) đang có một số tiến triển tích cực. 


Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại một số nội dung gây tranh cãi trong đàm phán COC như: phạm vi áp dụng, hiệu lực pháp lý, cơ chế thực thi, vai trò của bên thứ ba...


Những khía cạnh, yếu tố mới nói trên khiến vấn đề Biển Đông ngày càng nhận được sự quan tâm chú ý của cả cộng đồng quốc tế và khu vực, trong bối cảnh vai trò đó, vị trí của Biển Đông trong cuộc cạnh tranh kinh tế và chiến lược toàn cầu và ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng gia tăng.


Trong Phiên 2:


 “Các nước lớn và Những trách nhiệm lớn: Hợp tác và cùng chung sống trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng?”, các học giả đã đánh giá về quan hệ nước lớn nói chung và trong vấn đề Biển Đông nói riêng, trong đó đề cập đến lợi ích, quan điểm của các nước lớn cũng như ảnh hưởng của cuộc cạnh tranh công nghệ đến tình hình Biển Đông.


Đa số các học giả đồng tình rằng, vấn đề hòa bình, ổn định ở Biển Đông là quan trọng, ưu tiên của mọi quốc gia và mong muốn tránh xảy ra đụng độ, đối đầu tại khu vực. Tuy nhiên, trái với mong muốn trên, tình hình Biển Đông hiện nay đang trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang có nhiều biến chuyển, năng lực tổng hợp của một số quốc gia thay đổi, đi kèm với đó là mong muốn xây dựng luật chơi mới phù hợp với vị thế nước lớn của mình.


Các học giả cho rằng, quan điểm của các nước lớn về vấn đề Biển Đông có sự bất đồng, khác biệt cơ bản.


Một số quan điểm nhìn nhận vấn đề tranh chấp Biển Đông là vấn đề đa phương có ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng quốc tế và khu vực.


Trong khi đó, một số quan điểm khác lại nhìn nhận vấn đề Biển Đông qua lăng kính cạnh tranh nước lớn. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt lòng tin giữa các nước và do đó khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng thêm. 


Có ý kiến chia sẻ, hành động xây dựng mạng lưới các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phép kiểm soát khu vực Biển Đông cũng là nhân tố tác động tiêu cực tới hòa bình khu vực trong tương lai.


Bên cạnh đó, một số học giả cho biết, các quốc gia vẫn có thể chia sẻ kinh nghiệm và cùng thúc đẩy hợp tác minh bạch trong lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật ở khu vực Biển Đông.


image048Phiên làm việc đầu tiên của Hội thảo.


Trong Phiên 3:


“Cách tiếp cận đa phương về Biển Đông: Một xu hướng mới?”, các chuyên gia tập trung thảo luận về xu hướng và vai trò của cách tiếp cận đa phương trong vấn đề Biển Đông. Từ góc độ ASEAN, chủ nghĩa đa phương có vai trò quan trọng đối với các nước nhỏ, góp phần giảm thiểu các rủi ro, nhất là khi đối phó với hành động gây hấn của các nước lớn. 


Có ý kiến cho rằng, trong bối cảnh thách thức như hiện nay, ASEAN vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng không phải là duy nhất trong vấn đề Biển Đông. Nhưng đa số ý kiến khẳng định cho đến nay, ASEAN vẫn tiếp tục thể hiện vai trò trung tâm, đã xây dựng và vận hành nhiều cơ chế dẫn dắt các nước khu vực và các nhóm đa phương khác. ASEAN cần tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt trong những vấn đề đòi hỏi có hành động và nỗ lực tập thể, trong đó có an ninh trên không gian biển. 
 
Có chuyên gia gợi ý hợp tác kinh tế biển xanh (blue economy) là một hướng đi để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và quản lý bền vững biển và đại dương, trong đó, quốc gia là chủ thể quan trọng, lực lượng hải quân có thể đóng vai trò trong đảm bảo sử dụng biển bền vững.


Trong Phiên 4:


Cần một khuôn khổ pháp lý cho đấu tranh pháp lý?”, các học giả chia sẻ cách tiếp cận đa dạng về “chiến tranh pháp lý”; đồng tình rằng hiện nay, nhiều quốc gia sử dụng luật pháp như một công cụ để đạt được các mục tiêu chiến lược.


Có ý kiến cho rằng “chiến tranh pháp lý” chỉ là một trong nhiều công cụ trong hoạt động "vùng xám"; không chỉ được hiểu là diễn giải và áp dụng sai lệch các nguyên tắc, quy định quốc tế hiện hành, mà còn tận dụng lỗ hổng mà luật pháp quốc tế chưa kịp điều chỉnh đối với những vấn đề mới. 


Cũng có ý kiến chỉ ra, tại Biển Đông, một số chủ thể đã sử dụng luật pháp, ban hành nội luật, diễn giải luật sai lệch theo cách thức “lựa chọn có lợi cho mình” để củng cố các yêu sách vùng biển không phù hợp với luật pháp quốc tế, làm xói mòn trật tự pháp lý trên biển.


Đa số vẫn tiếp tục khẳng định luật pháp quốc tế, trong đó Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là xương sống, khuôn khổ cho hành vi ứng xử của các quốc gia trên biển.


Cũng có ý kiến đề xuất các quốc gia nhỏ có yêu sách tại Biển Đông cần tập hợp để cùng đấu tranh chống lại xu hướng sử dụng luật pháp sai lệch.


Ngày 26/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 sẽ tiếp tục 4 phiên thảo luận chính về các chủ đề:


- Vai trò của Cảnh sát biển trong tăng cường hợp tác ở Biển Đông;


- Thời điểm quyết định: Năng lượng truyền thống hay năng lượng tái tạo?;


- Cơ sở hạ tầng thiết yếu: Ý nghĩa chiến lược mới của công nghệ;


- Tiếng nói của thế hệ kế cận.


Bài và ảnh: Xuân Khu/TTXVN (Tổng hợp)


+++++++++++++++++++++++++++++++++


Ngày làm việc thứ hai của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông


Thứ Sáu, 27/10/2023


https://tuyengiao.vn/thoi-su/de-xuat-nhieu-co-che-hop-tac-de-hien-thuc-hoa-tiem-nang-cua-bien-146976


Đề xuất nhiều cơ chế hợp tác để hiện thực hóa tiềm năng của biển


Hội thảo Quốc tế về Biển Đông đã chỉ ra những tiềm năng to lớn của biển và đại dương, đã đề xuất nhiều cơ chế và ý tưởng hợp tác sáng tạo để hiện thực hóa tiềm năng của biển.


image049Quang cảnh phiên làm việc ngày thứ 2 của Hội thảo. (Ảnh: TTXVN)


Trong ngày thứ hai của Hội thảo Quốc tế về Biển Đông (ngày 26/10) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu dự 4 phiên thảo luận chính.


ĐOÀN KẾT ĐỂ TẠO SỨC MẠNH TẬP THỂ


Trong Phiên 5:


“Vai trò của Cảnh sát Biển trong tăng cường hợp tác ở Biển Đông”, các học giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các lực lượng Cảnh sát Biển ở khu vực.


Hầu hết các đại biểu bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hoạt động “vùng xám,” một số hoạt động đơn phương của tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông thời gian gần đây.


Các ý kiến đều nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao Cảnh sát Biển; cho rằng các nước nhỏ và vừa nên đẩy mạnh hợp tác, tương tác với nhau, hành động nhất quán, đoàn kết dựa trên luật pháp quốc tế để tạo sức mạnh tập thể, trong đó có khuyến nghị thể chế hóa Diễn đàn Cảnh sát Biển ASEAN.


Một số ý kiến cho rằng các nước trong khu vực cần thống nhất chuẩn mực của tàu Cảnh sát Biển, hợp tác chia sẻ chuyên môn về thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ an toàn, môi trường biển và duy trì trật tự trên biển, nâng cao kỹ năng và sự chuyên nghiệp của Cảnh sát Biển.


Có ý kiến cho rằng Cảnh sát Biển khu vực hợp tác xây dựng năng lực an ninh biển với các nước lớn ở trong và ngoài khu vực, xây dựng các bộ quy tắc kiểm soát hành vi của lực lượng Cảnh sát Biển.


CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRUYỀN THỐNG THÀNH NĂNG LƯỢNG XANH


Trong Phiên 6:


“Thời điểm quyết định: Năng lượng truyền thống hay năng lượng tái tạo?” các học giả đã trình bày về việc phát triển điện gió ngoài khơi, chuyển đổi năng lượng và khai thác tài nguyên đất hiếm.


Các học giả cho rằng chuyển đổi xanh và bền vững trong việc khai thác, sản xuất và sử dụng năng lượng, tài nguyên biển là xu hướng không thể đảo ngược.


Các nước phải cân bằng giữa khai thác và bảo tồn hệ sinh thái biển, góp phần đạt được mục tiêu thứ 7 của các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) vào năm 2030 và mục tiêu của COP26 về phát thải ròng bằng không (net-zero) vào năm 2050.


Hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao tiềm năng điện gió của Việt Nam với vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, và tài nguyên đất hiếm rất lớn - đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.


Có ý kiến khuyến nghị về việc khai thác đồng bộ năng lượng truyền thống và năng lượng tái tạo và chuyển đổi năng lượng truyền thống thành năng lượng xanh thông qua sử dụng công nghệ và khả năng tích trữ CO2.


Có đại biểu chia sẻ bài học kinh nghiệm thu hút đầu tư điện gió ngoài khơi, cho rằng cần phải có khuôn khổ thể chế nhất quán, đáng tin cậy, giảm bớt thủ tục hành chính, rõ ràng và đơn giản, cập nhật thông tin và sự tham gia của người dân.


Bên cạnh đó, việc khai thác điện gió ngoài khơi cần chú ý quy định của UNCLOS 1982 liên quan đến khu vực an toàn 500 mét và các “biện pháp phù hợp” để bảo đảm an toàn giao thông hàng hải.


Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng thách thức của điện gió ngoài khơi không chỉ là về vấn đề an toàn giao thông hàng hải. Thế giới vẫn chưa đánh giá toàn diện và đầy đủ về các thách thức do các trạm điện gió ngoài khơi tạo ra với môi trường sinh thái và sự sống của động vật trên biển và dựa vào biển.


Có ý kiến cho rằng tài nguyên biển sâu ở khu vực ngoài vùng tài phán quốc gia là tài sản chung của nhân loại. Khai thác tài nguyên biển sâu không chỉ là vấn đề môi trường mà còn đang trở thành vấn đề địa chính trị trong cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn.


HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH, HỢP TÁC TRÊN BIỂN ĐÔNG ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG THIẾT YẾU VỚI EU


Bà Paola Pampaloni, Quyền Vụ trưởng Vụ Châu Á và Thái Bình Dương, Cơ quan Đối ngoại EU (EEAS) đã tham gia Hội thảo trực tuyến và có bài phát biểu quan trọng.


image050Đại diện thế hệ Trẻ Việt Nam phát biểu tại Phiên "Tiếng nói của thế hệ kế cận" tại Hội thảo. (Ảnh: TTXVN)


Đối với EU, chủ nghĩa đa phương có ý nghĩa quan trọng, đặt trong bối cảnh chủ nghĩa đơn phương và cạnh tranh nước lớn có xu hướng ngày càng gia tăng.


Bà Pampaloni nhấn mạnh chủ nghĩa đa phương vẫn tiếp tục là công cụ hiệu quả nhất trong quan hệ quốc tế, có lợi cho tất cả, để các nước có thể hợp tác với nhau để giải quyết tranh chấp và đạt được các mục tiêu chung. Chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế không thể bị tách rời; tham gia chủ nghĩa đa phương không thể là tiến trình có "lựa chọn".


EU có lợi ích chiến lược và kinh tế sống còn gắn liền với an ninh trên không gian biển và sự thịnh vượng của các quốc gia ven biển Đông.


Hòa bình, ổn định, hợp tác trên Biển Đông đóng vai trò quan trọng thiết yếu với EU. EU phản đối mạnh mẽ bất cứ hành vi nào làm gia tăng căng thẳng và làm suy yếu trật tự dựa trên luật lệ.


Bà Pampaloni khẳng định Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là “ngọn đèn dẫn đường,” “kim chỉ nam” định hướng cho giải quyết hòa bình các tranh chấp tại khu vực.


Bên cạnh đó, EU ủng hộ tiến trình đàm phán do ASEAN dẫn dắt nhằm hướng tới một bộ quy tắc ứng xử COC hiệu quả, thực chất và ràng buộc pháp lý, trong đó COC phải tôn trọng lợi ích của bên thứ ba, phù hợp với luật pháp quốc tế.


Bà tái khẳng định EU luôn ủng hộ chủ nghĩa đa phương hiệu quả và ủng hộ nguyên tắc vai trò trung tâm của ASEAN. EU đã và đang tăng cường hợp tác với ASEAN và các nước thành viên của ASEAN trong đó có Việt Nam, trong các lĩnh vực như nâng cao năng lực, tăng cường nhận thức không gian biển và tăng cường hiện diện trên biển; thông qua các chương trình, dự án cụ thể như CRIMARIO, ESIWA...


CẦN CÓ KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VỀ BẢO VỆ, XÂY DỰNG, DUY TRÌ CƠ SỞ HẠ TẦNG THIẾT YẾU


Trong phiên 07:


về “Cơ sở hạ tầng thiết yếu: Ý nghĩa chiến lược mới của công nghệ” tập trung vào đánh giá tầm quan trọng và tính chống chịu của cơ sở hạ tầng dưới biển, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường an ninh các cơ sở hạ tầng này.


image051Đại diện thế hệ Trẻ Đông Nam Á có ý kiến tại Hội thảo. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)


Nhiều ý kiến cho rằng mọi quốc gia dù có hay không có biển thì đều phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng dưới đáy biển, trong đó có hệ thống cáp ngầm để kết nối và truyền tải thông tin, dữ liệu.


Sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng ngoài khơi càng gia tăng trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc chuyển dịch sang năng lượng xanh.


Tuy nhiên, các vùng biển thuộc khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Á, bao gồm Biển Đông, đều từng xảy ra các vụ việc mà cáp ngầm hoặc hệ thống đường ống dẫn dầu bị gián đoạn.


Hai nhân tố chính tác động đến tính dễ bị tổn thương của hệ thống cáp ngầm là căng thẳng địa chính trị và việc một số tập đoàn công nghệ lớn nắm vai trò chủ đạo trong việc lắp đặt và điều hành hệ thống đường cáp biển.


Ngoài ra, có một số ý kiến bổ sung rằng tính dễ bị tổn thương của mạng lưới cáp ngầm xuất phát từ thực tế đây là hạ tầng cứng, không thể di chuyển, cùng với vị trí nằm dưới đáy biển dẫn đến việc khó giám sát và mất thời gian xử lý sự cố.


Điều này khiến cơ sở hạ tầng đáy biển dễ trở thành mục tiêu tấn công và bị phá hoại. Để giải quyết vấn đề này, các học giả cho rằng các quốc gia cần đặt an ninh cơ sở hạ tầng đáy biển là cơ sở hạ tầng thiết yếu, ở mức ưu tiên tương đương với an ninh kinh tế, quốc phòng.


Ngoài ra, tính phụ thuộc và vị trí trải rộng trên toàn cầu, rằng cần có khuôn khổ hợp tác ở cấp khu vực và quốc tế để bảo vệ việc xây dựng, duy trì và bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu.


Trong Phiên 8:


“Tiếng nói của thế hệ kế cận,” 5 diễn giả trong chương trình Lãnh đạo trẻ của Hội thảo từ Australia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Tổ chức quốc tế Quản lý Tổng hợp Bền vững Biển Đông Á (PEMSEA) đã thảo luận về những lo ngại của thế hệ trẻ trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông; đồng thời chia sẻ một số ý tưởng, đề xuất để đạt được một Biển Đông hòa bình, ổn định và thịnh vượng.


Các diễn giả trẻ khẳng định bên cạnh những mối lo ngại của khu vực từ trước đến nay liên quan đến các tranh chấp biển giữa các quốc gia, đặc biệt là những hành vi thực hiện yêu sách gây mất an ninh, an toàn hàng hải thì khu vực Đông Nam Á nói chung và Biển Đông nói riêng đang phải đối mặt với rất các mối đe dọa mang tính phi truyền thống khác như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cạn kiệt tài nguyên biển, thiếu năng lượng sạch...


Các diễn giả trẻ cho rằng, để cùng đạt được hòa bình và ổn định trên Biển Đông, các quốc gia trong khu vực phải tăng cường tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982 và Phán quyết của Tòa Trọng tài Phụ lục VII trong vụ kiện Biển Đông; sớm hoàn thành COC và đặc biệt tăng cường hợp tác với nhau cũng như với các quốc gia ngoài khu vực để cùng giải quyết các vấn đề quan ngại chung như phát triển năng lượng sạch, thúc đẩy nghiên cứu khoa học biển, phòng chống nước biển dâng, bảo vệ hệ sinh thái biển.


Phát biểu bế mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao đánh giá Hội thảo đã chỉ ra những tiềm năng to lớn của biển và đại dương, đã đề xuất nhiều cơ chế và ý tưởng hợp tác sáng tạo để hiện thực hóa tiềm năng của biển.


TS. Nguyễn Hùng Sơn nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì môi trường hòa bình, tăng cường đối thoại, hợp tác để tăng cường hiệu lực của luật pháp quốc tế, các cơ chế hợp tác đa phương, giảm bớt các hành động đơn phương, qua đó “thu hẹp vùng xám”.


Đặc biệt, TS. Nguyễn Hùng Sơn nhấn mạnh cần hướng tới tương lai, xây dựng đội ngũ chuyên gia, nhà lãnh đạo trẻ khu vực quan tâm, hiểu biết và có thói quen đối thoại và hợp tác./.


TTXVN


* Chú thích của VHO:


“Danh từ Biển Đông trong bài viết được dịch từ tiếng Anh South China Sea;


“Trong bài viết của các học giả ngoại quốc và báo chí quốc tế đều dùng danh từ tiếng Anh là South China Sea. Danh từ này xuất hiện rất lâu trên Google Map nhưng cho đến nay chưa có hội thảo khoa học nào nêu lên bản chất và danh xưng bất hợp lý danh từ South China Sea; Việt Nam thường gọi là Biển Đông; về phía biển South China Sea tiếp bận lãnh thổ Philippines, Manila gọi là Biển Tây Philippines và đã lập ra các điểm phao cắm mốc ranh giới trên biển. Ngoài ra còn có các vùng biển của Brunei, Malaysia, Indonesia.
12 Tháng Tư 2024(Xem: 343)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA