Diễn biến Scarborough, Ajungin Shoal; Phi, Mỹ, Nhật, Úc ‘hành quân tập trận’

12 Tháng Hai 20245:51 SA(Xem: 692)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG - THỨ HAI 12 FEB 2024


Biển Tây Philippines xung đột


Diễn biến Scarborough, Ajungin Shoal; Phi, Mỹ, Nhật, Úc ‘hành quân tập trận’

image001

Bãi Scarborough: Manila tố cáo hải cảnh TQ chặn đầu tuần duyên Philippines


image004Vị trí và khoảng cách bãi cạn Scarborough đến các nơi. Google images


image006Bãi cạn vòng Scarborough.


Hải cảnh Trung Quốc đã nhiều lần áp sát ‘‘nguy hiểm’’ với tàu tuần duyên Philippines trong một đợt tuần tra 9 ngày tại khu vực xung quanh bãi cạn Scarborough nằm trong EEZ của Philippines. Thông báo Manila đưa ra hôm 11/02/2024.


11/02/2024


image008Người dân Philippines biểu tình bên ngoài lãnh sứ quán Trung Quốc tại Makati, Philippines hôm 06/02/2024 nhằm yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấm dứt các hành động quấy phá ngư dân và tàu thuyền Philippines tại Biển Đông. AP - Aaron Favila.


Trọng Thành


Hãng tin Anh Reuters dẫn lại thông báo của Tuần duyên Phililippines cho biết con tàu BRP Teresa Magbanua của lực lượng này có mặt tại khu vực, từ đầu tháng, để bảo vệ ngư dân Philippines “khỏi bị quấy rối hơn nữa” tại ngư trường truyền thống của Phililippines.


Tuần duyên Philippines nhấn mạnh là các tàu Trung Quốc đã “liều lĩnh” vi phạm các quy tắc quốc tế về ngăn ngừa va chạm, khi bốn lần có các tiếp cận nguy hiểm với con tàu BRP Teresa Magbanua, trong đó có hai lần tàu Hải cảnh Trung Quốc vượt ngang qua mũi tàu Tuần duyên Philippnes.


Video do Tuần duyên Philippines cho thấy một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc áp sát mạn trái của tàu BRP Teresa Magbanua chỉ vài mét trước khi cắt ngang mũi con tàu. Tuần duyên Philippines cũng cho biết thêm là con tàu tuần tra nói trên bị 4 tàu Hải cảnh Trung Quốc ‘‘theo sát’’ tổng cộng hơn 40 lần. 


Rạn san hô Scarborough đã trở thành điểm nóng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila kể từ khi Trung Quốc bắt đầu kiểm soát khu vực này vào năm 2012. Kể từ đó, Bắc Kinh đã liên tục triển khai tàu Hải cảnh và tàu thuộc lực lượng dân quân biển nhằm ‘‘quấy rối’’ các tàu Philippines và ngăn cản ngư dân Philippines tiếp cận các đầm phá của bãi cạn, nơi có nhiều hải sản.


Bãi cạn Scarborough cách đảo chính Luzon của Philippines 240km về phía tây và cách đảo Hải Nam, vùng lãnh thổ gần nhất của Trung Quốc, tới gần 900km. Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc ký kết, các quốc gia chỉ có quyền tài phán đối với phạm vi khoảng 200 hải lý (tương đương 370 km) tính từ đường bờ biển.


Quảng cáo


Hiện tại sứ quán Trung Quốc tại Manila chưa đưa ra bình luận về việc này. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như đối với toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả vùng biển và các đảo gần bờ biển của các nước láng giềng, và phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016, bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. (theo RFI)


Bãi Cỏ Mây: TQ tố cáo tuần duyên Philippines đáp 'trái phép' lên bãi Cỏ Mây


image010image012Bản đồ vị trí và khoảng cách bãi Cỏ Mây (Ajungin Shoal). VHO


image014Bản đồ vị trí bãi Cỏ Mây (Ajungin) nằm ở trung tậm Trường Sa. Tài liệu VHO


03/02/2024 Reuters


image016The BRP Sierra Madre near Ayungin Shoal on May 11, 2015. AP FILE PHOTO


Trung Quốc ngày thứ Bảy nói một tàu dân sự nhỏ của Philippines đã “đáp trái phép trên bãi biển” của một đảo đá ở Biển Đông mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.


Con tàu, tấp vào quần đảo Trường Sa vào thứ Sáu, đến đó với mục đích tiếp tế, Hải cảnh Trung Quốc nói trên nền tảng Weixin.


Lực lượng bảo vệ bờ biển, hội đồng an ninh quốc gia và bộ ngoại giao của Philippines không trả lời yêu cầu bình luận vào thứ Bảy.


Philippines đã cho một số lượng nhỏ binh sĩ đồn trú trên một con tàu thời Thế chiến thứ hai mà nước này cho mắc cạn vào năm 1999 để sử dụng như một tiền đồn nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của mình đối với Bãi cạn Second Thomas, được gọi là Ayungin ở Philippines và Đá san hô Nhân Ái ở Trung Quốc.


Manila vào năm ngoái đã khước từ yêu cầu của Bắc Kinh kéo tàu đi trong vụ tranh chấp đã làm xấu đi mối quan hệ giữa hai nước.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm các khu vực mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia tuyên bố chủ quyền. Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 phán quyết tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. (theo VOA)

Philippines tập trận với Mỹ ở Biển Tây

09/02/2024 Reuters


image018Một hải quân Philippines đứng trước trực thăng AgustaWestland AW109 trong cuộc tập trận giữa hải quân Philippines và Mỹ ở Biển Đông ngày 28/6/2014. Philippines và Hoa Kỳ hôm 8/2/2024 tiến hành các cuộc tập trận hàng hải chung ở Biển Đông, lần thứ 3 kể từ tháng 11/2023.


Philippines và Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 8/2 tiến hành các cuộc tập trận hàng hải chung ở Biển Đông, quân đội Philippines cho biết, là đợt tập trận mới nhất nhấn mạnh việc hai nước tiếp tục mở rộng quan hệ quốc phòng.


Cam kết an ninh giữa hai nước đồng minh theo hiệp ước đã tăng vọt trong năm qua, vào thời điểm căng thẳng ở Biển Đông, nơi Philippines và Trung Quốc đổ lỗi cho nhau về một loạt vụ việc liên quan đến tranh chấp lãnh thổ.


Đây là lần thứ ba Philippines và Hoa Kỳ tổ chức tập trận chung ở Biển Đông kể từ tháng 11 năm ngoái, những động thái khiến Bắc Kinh tức giận và phản đối hoạt động mà họ coi là sự can thiệp của Mỹ vào sân sau của mình.


“Hoạt động này thể hiện cam kết của chúng tôi đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ nhằm nâng cao hơn nữa khả năng hàng hải của chúng tôi”, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Philippines, Romeo Brawner, nói trong một tuyên bố.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, tuyến thủy lộ có lượng thương mại trị giá hơn 3 nghìn tỷ USD đi qua hàng năm, bao gồm các phần trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei.


Trung Quốc khẳng định yêu sách chủ quyền bằng sự hiện diện của một đội tàu hải cảnh đông đảo mà Philippines cáo buộc là có ý định và hành động thù địch trái với luật pháp quốc tế. Trung Quốc nói rằng họ đang bảo vệ lãnh thổ của mình. (theo VOA)


Chiến hạm Mỹ, Úc, Nhật tập trận ở Biển Tây Philippines


09/02/2024 AP

image020

Tàu khu trục mang phi đạn dẫn đường USS John Finn và tàu chiến USS Gabrielle Giffords đã thực hiện các hoạt động với các tàu hải quân từ Nhật Bản và Úc hôm 7/2 và 8/2/2024


Các tàu chiến của Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản đã tổ chức các cuộc tập trận chung ở Biển Đông bất chấp Bắc Kinh, nước tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ tuyến đường thủy chiến lược này.


Hạm đội 7 của Hoa Kỳ giám sát hầu hết các hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực cho biết tàu khu trục mang phi đạn dẫn đường USS John Finn và tàu chiến USS Gabrielle Giffords đã thực hiện các hoạt động với các tàu hải quân từ Nhật Bản và Úc hôm 7/2 và 8/2.


Không có thông tin nào về việc liệu các cuộc tập trận có được tiến hành gần các đảo và bãi cạn mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hay không. Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự trên ít nhất bảy hòn đảo bằng cách đổ bê tông và cát lên trên các đảo san hô. Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ các hoạt động hải quân nước ngoài trong khu vực, nói rằng các ghi chép lịch sử chứng minh khu vực này thuộc về Trung Quốc.


Mỗi năm, ước tính có khoảng 5 nghìn tỷ đô la thương mại quốc tế đi qua Biển Đông, nơi cũng chứa trữ lượng cá và tài nguyên khoáng sản dưới nước quan trọng.


Hoa Kỳ không có quan điểm chính thức về chủ quyền trong khu vực nhưng bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc, một phần dựa trên phán quyết năm 2016 của tòa án do Liên hiệp quốc hậu thuẫn ở The Hague. Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa lên tiếng bình luận về cuộc tập trận vừa kể.


Trung Tá Hải quân Earvin Taylor, sĩ quan chỉ huy của chiếc John Finn, nói trong một tuyên bố từ Hạm đội 7: “Cuộc hải hành này củng cố mối quan hệ của chúng tôi giữa các đồng minh Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc”. Ông nói thêm “Chúng tôi thúc đẩy tính minh bạch, pháp quyền, tự do hàng hải và tất cả các nguyên tắc nhấn mạnh an ninh và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.”


Phó đề đốc Úc Jonathan Ley cho biết trong tuyên bố rằng việc triển khai như vậy là “rất quan trọng để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và khả năng hoạt động cùng nhau của chúng tôi”.


Mỹ, Úc và Nhật Bản cũng hoạt động cùng nhau trong một liên minh chiến lược được gọi là Bộ tứ, bao gồm cả Ấn Độ, một đối thủ của Trung Quốc ở châu Á.


Bộ Tứ thường xuyên cáo buộc Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông và thúc đẩy mạnh mẽ các yêu sách lãnh thổ trên biển.


Bắc Kinh khẳng định rằng quân đội của họ hoàn toàn mang tính phòng thủ và bảo vệ quyền chủ quyền của mình, đồng thời gọi Bộ tứ là nỗ lực nhằm kiềm chế sự tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng của Bắc Kinh.


Hải quân của bốn nước thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận được coi là một phần trong sáng kiến nhằm chống lại sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và các vùng biển xung quanh Đài Loan. Trung Quốc và Nhật Bản cũng tuyên bố quyền sở hữu độc quyền đối với một nhóm đảo không có người ở trên Biển Hoa Đông do Tokyo kiểm soát, với việc Trung Quốc thường xuyên cử tàu và máy bay đến khu vực này.


Trung Quốc áp dụng chiến thuật tương tự với Đài Loan, một đảo tự trị theo chế độ cộng hòa với 23 triệu dân mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của mình. Bắc Kinh nói sẽ chinh phục Đài Loan bằng vũ lực nếu cần thiết. Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 8/2 cho biết họ đã phát hiện 4 tàu Trung Quốc hoạt động trong khu vực, và như thường lệ, họ đã nâng cấp an ninh trước Tết Nguyên đán. (theo VOA)
12 Tháng Tư 2024(Xem: 343)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA