Chiến tranh VN và ngày 30 tháng 4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

01 Tháng Tư 20259:02 SA(Xem: 1111)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN ĐA NGUYÊN 3 - THỨ BA 01 APRIL 2025


Chiến tranh VN và ngày 30 tháng 4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ


Tòa soạn Văn Hóa Online nhận được bài dưới đây do Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ gởi đến cùng với Lời giới thiệu.


Theo Ts Cù Huy Hà Vũ, nội dung cuộc phỏng vấn của đài VOA với ông ngày 29/4/2010, nhưng cho đến năm nay, 15 năm sau, nhìn lại, nhận thấy vấn đề vẫn còn ‘nóng hổi’ theo dòng thời sự.


Nhân dịp 50 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam (30/4/1975 30/4/2025), nước Việt vẫn còn cai trị dưới cái dù của đảng CsVN, Văn Hóa Online trân trng gii thiu đến quý độc gi bài phng vn “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 dưới mắt Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ”, như một ghi nhớ về những bài học ác nghiệt oan khiên trong quá khứ, những trăn trở trong hiện tại, và những định hướng cần thiết cho tương lai dân tộc Việt Nam mở ra chương sử mới cho đất nước.


Kính mời bạn đọc theo dõi. (VHO)


LỜI GIỚI THIỆU:


Bài trả lời phỏng vấn “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ”, do Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) thực hiện ngày 29/4/2010, là một phát biểu hiếm hoi và can đảm và giàu chiều sâu lý luận của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ – một trí thức tiêu biểu thuộc giới tinh hoa chính trị – văn hóa Việt Nam. Trong cuộc trao đổi này, ông không chỉ đặt lại vấn đề về bản chất của Chiến tranh Việt Nam, mà còn kiến tạo nền móng tư tưởng cho tiến trình hòa giải dân tộc trên cơ sở tôn trọng lịch sử và tinh thần bao dung chính trị.


Trong bài phỏng vấn, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ – một học giả luật học, con trai nhà thơ Huy Cận, và là người từng giữ vị trí đặc biệt trong giới nghiên cứu và hoạch định chính sách ở Việt Nam – đã trình bày hai luận điểm trung tâm, đầy táo bạo và mang tính khai phóng.


Th nht, về bản chất của Chiến tranh Việt Nam, ông cho rằng đó là một cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ phát động nhằm ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, sự can dự sâu rộng của Mỹ đã dẫn đến một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa người Việt, biến Chiến tranh Việt Nam thành “một cuộc nội chiến nằm trong một cuộc chiến tranh lớn hơn của Hoa Kỳ.” Từ góc nhìn này, ông kết luận rằng ngày 30/4/1975 vừa là ngày kết thúc sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ, vừa là ngày khép lại cuộc nội chiến giữa những người Việt – một cách nhìn vượt khỏi lối diễn giải tuyên truyền thiên lệch về bên thng bên thua.


Thứ hai, về hòa hợp – hòa giải dân tộc, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nhấn mạnh rằng hòa giải không thể là sự ban phát hay tha thứ từ phía bên thắng cuộc, mà phải dựa trên sự tôn trọng và chấp nhận các quan điểm chính trị khác biệt, cũng như sự công nhận sự hy sinh của mọi người Việt vì tổ quốc, bất kể chiến tuyến. Từ nền tảng đó, ông đưa ra những đề xuất cụ thể, có tầm chiến lược và mang tính nhân văn sâu sắc. Trước hết, ông đề nghị loại bỏ cách gọi ngày 30/4 là “Giải phóng Miền Nam”, vì cách diễn đạt này dễ bị hiểu là “Miền Bắc thôn tính Miền Nam” – một hình dung đi ngược lại tinh thần hòa giải và dễ khơi lại chia rẽ. Thay vào đó, ông đề xuất gọi ngày này là “Ngày thống nhất đất nước”, một cách gọi phản ánh đúng sự kiện lịch sử và đồng thời thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc – điều được ông khái quát thành hệ tư tưởng “Chủ nghĩa Nhất thể Việt” (Vietnamunism), nhấn mạnh tính thống nhất, toàn vẹn và không phân chia của quốc gia Việt Nam.


Bên cạnh đó, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đề xuất công nhận các tử sĩ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh chống Trung Quốc xâm lược tại Hoàng Sa là liệt sĩ, như một bước đi cần thiết hướng tới sự hòa giải thực chất. Đồng thời, ông cho rằng việc thực hiện chế độ đa đảng là điều kiện tiên quyết để đoàn kết dân tộc, xây dựng một thể chế dân chủ lành mạnh, và đối phó hữu hiệu với các nguy cơ ngoại xâm đến từ Trung Quốc. Ông kết luận rằng người Việt cần vượt qua tư duy thắng – thua, từ bỏ lối suy nghĩ ý thức hệ lỗi thời, để cùng nhau xây dựng một quốc gia dân chủ, thịnh vượng và thực sự độc lập. Ông cnh báo rng nếu tiếp tc duy trì chế độ độc đảng và s dng li din ngôn mang tính áp đặt, thì hòa gii dân tc s ch là mt s di trá, vi nhng h qu nghiêm trng có th đoán trước.


Chỉ năm tháng sau cuộc phỏng vấn này, ngày 5/11/2010, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bị bắt giam, và sau đó bị kết án 7 năm tù giam, 3 năm quản chế với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Đáng chú ý, chính bài phỏng vấn này đã bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội viện dẫn trong Cáo trạng ngày 17/12/2010 là một trong 10 bằng chứng phạm tội, Cáo trạng nêu:


“Bài: ‘Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ’. Vũ trả lời phỏng vấn Đài VOA ngày 29/4/2010 với nội dung xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược bằng lời lẽ: ‘...Tóm lại, việc duy trì cho Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo đất nước không khác hơn là để phục vụ lợi ích phi pháp một nhóm nhỏ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích của đại đa số nhân dân trong đó có hàng triệu đảng viên cộng sản và vì vậy quyết không thể kéo dài hơn được nữa.’ [...] ‘Nhân đây, một lần nữa tôi kêu gọi Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mau chóng thực hiện chế độ đa đảng ở Việt Nam bởi nếu không, hòa hợp, hòa giải dân tộc sẽ trở thành lừa dối dân tộc với hậu họa đã có thể nhìn thấy trước.’” (Cáo trạng, các bút lục từ BL 140, 141, 170174, 238242, 260269, 909915, 11441147).


XEM THÊM CÙNG TÁC GIẢ:


Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ‘Bàn về Lãnh đạo Quốc gia’


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12803/tien-si-luat-cu-huy-ha-vu-ban-ve-lanh-dao-quoc-gia-