Gs Nguyễn Mạnh Hùng phỏng vấn ông Nguyễn Phương Minh về Đảng Duy Dân

01 Tháng Tư 20258:46 SA(Xem: 942)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN ĐA NGUYÊN 1 - THỨ BA 01 APRIL 2025


Gs Nguyễn Mạnh Hùng phỏng vấn ông Nguyễn Phương Minh về Đảng Duy Dân

image025

Gs Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng


Trên trang US Vietnam Research Center của Đại học Oregon, ngày 20-7-2024 có bài phỏng

vấn ông Nguyễn Phương Minh, bút hiệu Đỗ Thái Nhiên. Nhận thấy người đánh máy lại cuộc

phỏng vấn được thâu bằng tape này không quen với từ ngữ do Lý Đông A sử dụng trong chủ

thuyết của ông, nên đánh máy sai một số chữ, chúng tôi điều chỉnh trong phần cước chú.

Ngoài ra, chúng tôi thêm một vài từ trong ngoặc vuông (“[]”) cho câu nói của ông Nguyễn

Phương Minh được rõ nghĩa hơn. Một số chỗ trong cuộc phỏng vấn cần phải giải thích thêm

cho đầy đủ, chúng tôi cũng ghi trong các cước chú hoặc dẫn link ẩn để độc giả tiện theo dõi

và tham khảo.

Học Hội Thắng Nghĩa, tháng 3-2025.


*****


Lời nói đầu: Đảng phái quốc gia Việt Nam, 1945-1954 – Lời kể của nhân chứng

“Chúng tôi không có tham vọng viết lịch sử các đảng phái Quốc Gia trong những ngày tháng

8/1945, mà chỉ cung cấp những tài liệu thô (raw material), qua lời nói của các nhân vật liên

hệ, để các nhà nghiên cứu tự mình đánh giá, bổ túc, và đào sâu thêm hầu trả lời mấy câu

hỏi lớn liên quan đến cuộc cách mạng tháng 8/1945.

Trong tập tài liệu này, chúng tôi chỉ làm công việc ghi lại nguyên văn và tóm tắt những lời của

chứng nhân. Chúng tôi tôn trọng người được phỏng vấn và không làm việc phối kiểm tính

xác thực (fact check) của những tuyên bố của họ.”

(Trích Lời Nói Đầu, Nguyễn Mạnh Hùng)

Quyển I: Đại Việt Quốc dân Đảng

Quyển II. Việt Nam Quốc Dân Đảng

Quyển III. Đại Việt Duy Dân Đảng


*****


PHỎNG VẤN NGUYỄN PHƯƠNG MINH


Nguyễn Phương Minh, bút hiệu Đỗ Thái Nhiên, là cựu luật sư tòa Thượng Thẩm Sài Gòn, Việt


Nam.


Cuộc phỏng vấn được thực hiên cuối tháng 8/1986 tại trụ sở báo Đồng Nai, Westminster,


California.


Người phỏng vấn: Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư Chính trị học, Trường Đại Học George


Mason.


Tóm lược:


Tôi gặp và phỏng vấn cựu Luật sư Nguyễn Phương Minh một ngày cuối tháng 8 năm 1986

qua sự giới thiệu của Nguyễn Thượng Hiệp (NTH), môt người bạn thân lúc đó đang làm chủ

bút của tờ Đồng Nai, một tờ báo Việt ngữ ở Westminster, CA. Chúng tôi nói chuyện ngay tại

trụ sở của tòa báo. Hiệp cũng có mặt và thỉnh thoảng xen vào vài câu hỏi.


Lúc đó, ông Minh mới vượt biên sang tới California và được biết như một người hiểu biết

nhiều nhất về chủ thuyết Duy Dân. Trước năm 1975, Nguyễn Phương Minh là luật sư tòa

Thượng Thẩm Sài Gòn. Khi Sài Gòn thất thủ, ông bị chính quyền mới bắt giam vì tham gia

vào một tổ chức chống Cộng. Vì được giam chung với các tù nhân “có trình độ” thuộc mọi

khuynh hướng chính trị cho nên ông học được từ họ nhiều chủ thuyết chính trị, từ Karl Marx,

Dân tộc Sinh tồn, Tam dân Chủ nghĩa, tới Duy Dân. Ông được giới thiệu về chủ thuyết Duy

Dân qua một người bạn tù, con [một] người quản lý của Lý Đông A từng du học bên Mỹ và,

sau khi ra tù, ông lại tiếp tục tìm hiểu chủ thuyết Duy Dân qua thân phụ của ông bạn tù này.


Tuy không phải là đảng viên Duy Dân, Luật sư Minh coi mình như “đệ tử của Lý Đông A về

phương diện tư tưởng”. Trong khi Nghiêm Xuân Hồng tiếc rằng Lý Đông A “không triển khai

kỹ càng” được chủ thuyết của ông, Nguyễn Phương Minh tin rằng chủ thuyết Lý Đông A, vì

tổng hợp được cả ba phạm trù tự nhiên, tư tưởng và xã hội nên “cách diễn đạt thực tại của

nó luôn luôn bám với thực tại” và nó là một “hệ thống lớp lang và giải quyết vấn đề của toàn

bộ loài người bắt nguồn từ từng dân tộc một”. Trong khi Nghiêm Xuân Hồng nói một cách

dè dặt thì Nguyễn Phương Minh nói thao thao bất tuyệt và khúc triết về một chủ thuyết mà

ông tâm phục. Qua cuộc phỏng vấn, Nguyễn Phương Minh cho rằng:


1. Chủ thuyết Lý Đông A ưu việt hơn chủ thuyết Mác, Khổng Giáo, Lão Giáo, Tam Dân

chủ nghĩa, và Dân tộc Sinh tồn.

2. Ngoại trừ tư tưởng Lý Đông A, không có tư tưởng nào có thể đóng vai trò giải độc tư

tưởng Mác.

3. Chủ thuyết Lý Đông A không những chỉ vạch ra con đường giải phóng dân tộc mà còn

“giải phóng loài người”. Chủ thuyết này đã “nắm được chân lý”. Nó “không có một

kẽ hở nào”.

3

4. Chữ “duy dân” trong lời than của Phan Bội Châu –“Dân chẳng duy tâm, dân chẳng

duy vật, dân chỉ duy dân” – là nguồn cảm hứng khiến Lý Đông A phát triển toàn bộ

chủ thuyết Duy Dân của ông.

5. Chủ thuyết Lý Đông A chưa hoàn tất. Nó được viết ra “dưới hình thức một dàn bài,

một bản thảo, mọi việc chưa xong.”

6. Lý Đông A chỉ học hết bậc tiểu học. Ông viết bộ Quốc Sách Thảo Án Toàn Thư năm

18 tuổi bằng lối viết của một người “không xuất thân từ học đường” nên rất khó hiểu.

7. Nguyễn Phương Minh không những chỉ giải thích chủ thuyết Lý Đông A mà còn “triển

khai thêm rất nhiều bằng cái hiểu biết tổng quát, nhất là bằng cái tinh thần sắp xếp,

tinh thần hệ thống hóa và lý luận của một người học luật.”

8. Lý Đông A đã “tuyên bố” giải tán đảng Duy Dân khoảng 1945-1946 vì xung quanh ông,

“người có thiện chí thì nhiều, nhưng thiếu khả năng” và, vì thế, “nếu dấn thêm thì

mình giết anh em”.

9. Sau khi Lý Đông A mất tích, Lê Quang Luật “được ủy nhiệm” lãnh đạo anh em.

10. Nhược điểm của phong trào Quốc Gia là thiếu một “chủ thuyết hướng dẫn” để đoàn

kết các đảng phái.


Toàn văn:


Nguyễn Phương Minh 1 – VP-NMH-A022


Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (NMH): Thưa anh Minh, tôi sang đây để nghiên cứu về một số

các đảng phái Việt Nam, đặc biệt là đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng và đảng Duy

Dân. Riêng đảng Duy Dân thì có rất nhiều sách nói về lý thuyết, nhưng tìm được người hiểu

biết về Duy Dân thì rất ít. Lý thuyết Duy Dân cũng rất trừu tượng, có ít người thấu hiểu được

lý thuyết Duy Dân. Tôi may mắn được anh Hiệp giới thiệu anh là người rất rành về lý thuyết

Duy Dân, mà anh cũng có cái duyên gặp một số người đặc biệt trong Duy Dân. Vì thế tôi xin

anh cho phép tôi được phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn này sẽ thu vào tape, và đưa vào Thư

viện Quốc hội sau một năm.


Luật sư Nguyễn Phương Minh (NPM): Tôi rất vui lòng được nói chuyện với anh Hùng về đề tài

mà anh Hùng đề nghị. Vì tôi nghĩ đây là cái cơ hội tốt để giúp cho người Việt và người khác

dù không phải người Việt, quan tâm tới vấn đề chủ thuyết chính trị.

NMH: Dạ. Xin anh cho biết trong trường hợp nào mà anh liên hệ và biết đến chủ thuyết Duy

Dân?


Xem toàn văn cuộc phỏng vấn trong PDF:


XEM THÊM:


GS NGUYỄN MẠNH HÙNG: ‘PHỎNG VẤN TRỊNH ĐÌNH THẮNG’


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12789/gs-nguyen-manh-hung-phong-van-trinh-dinh-thang-