Những cái bắt tay của Putin

24 Tháng Hai 201512:38 SA(Xem: 10413)

"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ BA 24 FEB 2015

Thứ sáu, 13/2/2015

Những cái bắt tay của Putin

Thái độ của Tổng thống Putin và các lãnh đạo khác khi bắt tay nhau phần nào thể hiện mối quan hệ giữa hai nước trong các bối cảnh cụ thể.

image086

Tổng thống Putin tiếp ông Obama tại Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Nga tháng 9/2013, hai tháng trước khi khủng hoảng Ukraine nổ ra. Theo cây bút Peter Collett của The Guardian, hai ông đều cười nhưng dè dặt hơn bình thường. Ông Obama cũng không vỗ vai người đồng cấp Nga dù đó là cử chỉ ông thường làm khi gặp gỡ mọi người. Obama đưa tay ra nhưng lại rút về trước khi chạm vào ông Putin.
 

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thế giới đang chú ý đến cuộc nội chiến Syria và vụ tấn công bằng vũ khí hóa học Ghouta hồi tháng 8/2013. Truyền thông miêu tả hội nghị là cuộc đấu giữa Obama và Putin. Mỹ muốn thu hút ủng hộ từ các nước khác để tiến hành hoạt động quân sự chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi Nga, đồng minh của Syria, phản đối việc này. Ảnh: EPA

 image087

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Anh David Cameron hồi tháng 6/2014 gặp nhau tại Pháp, trước lễ kỷ niệm 70 năm khối đồng minh tiến hành tấn công đổ bộ chống phát xít Đức trong Thế chiến II. Tuy nhiên, sự kiện này có phần bị lu mờ bởi khủng hoảng Ukraine. Theo Itar-Tass, hai nhà lãnh đạo bắt đầu cuộc hội đàm "mà không có một cái bắt tay truyền thống". 

Mặc dù có khởi đầu khá lạnh nhạt, cuộc gặp vẫn diễn ra theo đúng nghi thức. Ông Putin và ông Cameron sau đó bắt tay nhưng "không được máy ảnh ghi lại", phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết. Ảnh: Reuters

 image088

Thủ tướng Đức Angela Merkel gặp ông Putin tại Pháp hồi tháng 6 cũng trong khuôn khổ lễ kỷ niệm nói trên. "Đây là cái bắt tay lạnh nhạt nhất của bà Angela Merkel mà tôi từng thấy", Joe Navarro, một chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể làm việc cho FBI 25 năm nhận xét. "Với động tác cúi cằm xuống, bà rõ ràng đang trách móc ông Putin, người có vẻ gượng gạo, không tự nhiên và thoải mái". Tuy Nga và Đức có quan hệ khá thân thiết, bà Merkel là một trong những lãnh đạo châu Âu kiên quyết nhất trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraine. Ảnh: AFP

 image089

"Tôi nghĩ tôi sẽ bắt tay ngài nhưng tôi chỉ có một điều duy nhất muốn nói với ngài: Ngài cần phải ra khỏi Ukraine", Jason MacDonald, phát ngôn viên của Thủ tướng Canada Harper, dẫn lại lời nói của ông với lãnh đạo Nga tại hội nghị G20 ở Australia tháng 11/2014. Ông Putin đáp lại rằng ông không thể thực hiện được điều đó vì Nga "không có mặt" ở Ukraine. Ảnh: Reuters

 image090

Ông Cameron có cuộc gặp căng thẳng kéo dài gần một giờ đồng hồ với Tổng thống Putin bên lề hội nghị G20 năm 2014. Thủ tướng Anh nói rằng ông Putin đang ở "ngã tư đường" và đang mạo hiểm mối quan hệ của Nga với các nước phương Tây. Ông còn chỉ trích Nga là "quốc gia lớn bắt nạt nước nhỏ" ở châu Âu trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Australia Tony Abbott tại Canberra. Ảnh: AFP

 image085

Ông Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bìnhbắt tay nhau tại hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Bắc Kinh hồi tháng 11/2014. Vào thời điểm này, Nga và Trung Quốc ký kết một biên bản ghi nhớ về việc xây dựng tuyến đường dẫn khí đốt từ tây Siberia đến các tỉnh miền tây của Trung Quốc, sau khi hai bên đạt được thỏa thuận khổng lồ về khí đốt trị giá 400 tỷ USD hồi tháng 5/2014. Ảnh: Xinhua

 image091

Ông Putin bắt tay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hồi tháng 12/2014, tuyên bố hủy dự án đường ống khí đốt sang châu Âu South Stream (Dòng chảy phương Nam) và tăng cường chuyển khí đốt đến Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP

 image092

Tổng thống Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko bắt tay ở đầu cuộc đàm phán ở Belarus về khủng hoảng Ukraine hồi tháng 8/2014. Căng thẳng giữa hai nước vào thời điểm này lên cao sau khi Kiev công bố đoạn video được cho là quay cảnh binh lính Nga bị bắt ở đông Ukraine và quân chính phủ giao tranh ác liệt với quân ly khai kể từ tháng 4/2014. Nga bác bỏ cáo buộc về việc hỗ trợ lính và vũ khí cho phe ly khai. Vụ rơi máy bay MH17 hồi tháng 7/2014 càng làm cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng. Ảnh: Reuters

 

image093

Lãnh đạo Nga, Đức, Pháp và Ukraine hôm 11/2 họp tại Minsk để tìm cách giải quyết khủng hoảng Ukraine. Hai lãnh đạo Nga và Ukraine bắt tay trong giây lát trước sự chứng kiến của Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp. Truyền thông phương Tây gọi đây là cái bắt tay "mang tính biểu tượng". Tờ IBTimes nhận xét ông Poroshenko khá nghiêm nghị còn ông Putin dường dư thân thiện hơn với "nụ cười gượng". Cuộc hội đàm kết thúc sau 17 giờ đồng hồ với một lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ 0h ngày 15/2. Ảnh: Reuters

 Phương Thảo

12 Tháng Tư 2015(Xem: 8470)
"Hành động trả miếng của Trung Quốc diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Obama khuyến cáo Bắc Kinh đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo về các nỗ lực bồi đắp đất gây tranh cãi của Trung Quốc. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh “Nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tới ‘sức mạnh và tầm vóc’ của Trung Quốc, nhưng mọi người có thể thấy rõ là nước nào mạnh nhất và tầm vóc nhất trên thế giới rồi.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 7865)
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông. Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9557)
Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam. Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa. Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng. Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 8349)
Dù Hoa Kỳ duy trì thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp này, họ vẫn giúp Philippines về mặt tư vấn, dưa trên hiệp định an ninh hỗ tương hai nước. Các giới chức Philippines từng nói họ muốn ở và vị trí tốt hơn để có thể bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước
01 Tháng Ba 2015(Xem: 9318)
Hồi-giáo là một Tôn Giáo dạy các Tín đồ phải phục tùng Thượng-Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cải, vô điều kiện (Hồi được dịch tiếng Á Rập: Islam nghĩa là Phục Tùng. Giáo: Tôn giáo)
11 Tháng Hai 2015(Xem: 9299)
Thomas A. Bass: Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép “hiểu” Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 10519)
Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 9990)
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và vệ tinh sẽ được các cơ quan tình báo và an ninh sử dụng để liên tục theo dõi di chuyển của đoàn hộ tống Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 25-27/1.