Trồng lúa không thể giàu, tại sao phải xuất khẩu gạo giá rẻ?

26 Tháng Chín 20178:04 CH(Xem: 6606)

VĂN HÓA ONLINE - THỜI SỰ  - THỨ  TƯ  27  SEP  2017


Trồng lúa không thể giàu, tại sao phải xuất khẩu gạo giá rẻ?


Dân trí “Trồng lúa không thể giúp nông dân làm giàu, tại sao chúng ta phải trồng những giống lúa chất lượng thấp để rồi đem xuất khẩu với giá rẻ trong hơn 1/4 thế kỷ qua với vị trí số 2, số 3 thế giới? Hiện nay, cần một nền nông nghiệp công nghệ cao, cần thay đổi tư duy về an ninh lương thực”.


Tiến sĩ Hoàng Ngọc Phong - Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn phát triển kinh tế, Hội Khoa học kinh tế - đã nêu quan điểm khi thảo luận về Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế, tại Hội nghị về phát triển bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu (ĐBSCL) sáng nay (26/9), tại TP. Cần Thơ.


Trồng lúa không thể làm… giàu!


Ông Long đưa ra thống kê, của vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 18% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), với 90% lượng gạo xuất khẩu, gần 60% xuất khẩu thủy sản và 70% sản lượng trái cây của cả nước.


Theo ông Long, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đạt được thời gian qua là rất to lớn, nhưng ĐBSCL đang phải trả giá do những hệ lụy từ khai thác của con người và của các quy hoạch “trái tự nhiên”. ĐBSCL là 1 trong 3 châu thổ lớn của thế giới bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu.


image055

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Phong thẳng thắn: "Trồng lúa không thể giúp nông dân làm giàu"


“Từ biến đổi khí hậu buộc nền kinh tế vùng ĐBSCL phải có sức cạnh tranh cao hơn và phải có chỗ đứng trong chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng với diễn biến của khí hậu, cạnh tranh toàn cầu và các lợi thế mới của cách mạng công nghiệp 4.0” - ông Long nói.


Vị Tiến sĩ đưa ra các định hướng giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó nhấn mạnh đến việc đổi mới tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp và phát triển bền vững toàn vùng.


“Trồng lúa không thể giúp nông dân làm giàu, vậy tại sao chúng ta phải trồng những giống lúa chất lượng thấp để rồi đem xuất khẩu với giá rẻ trong hơn 1/4 thế kỷ qua với vị trí số 2, số 3 thế giới? Nhiều người còn cho rằng đó là góp phần vào nguồn an ninh lương lực thế giới.” - ông Long nêu vấn đề.


Ông Long cho rằng, hiện nay cần một nền nông nghiệp công nghệ cao, cần thay đổi tư duy về an ninh lương thực. Vì vậy, nên giảm diện tích đất canh tác lúa ở mức hợp lý, không đặt mục tiêu trồng lúa để xuất khẩu với giá rẻ, vì nông dân không có lãi và Nhà nước lại phải đầu tư lớn.


Phải dừng trồng nhiều lúa, tăng GDP


Thảo luận về thực trạng và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp - công nghiệp và phân bố không gian sản xuất của vùng ĐBSCL, ông Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ - cho biết, Nhà nước hầu hết đầu tư tổ chức sản xuất nông nghiệp chỉ cho cây lúa mà không màng gì đến phí tổn rất cao, không hiệu quả kinh tế và thiệt hại về lợi tức của nông dân trồng lúa.


image056

Theo các chuyên gia, cần phải dừng thời kỳ trồng nhiều lúa và chuyển sang thời kỳ tăng GDP


“Chăn nuôi, trồng trọt đều tự phát, tự nuôi với kinh nghiệm dân gian, kỹ thuật không phù hợp với biến đổi khí hậu. Cây mía tuy có đầu ra ổn định với nhà máy đường, nhưng canh tác cá thể, diện tích manh mún, hiệu quả kinh tế không cao, hệ thống khoa học quá yếu...” - ông Xuân cho hay.


Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ cho biết, công nghiệp phục vụ nông nghiệp chủ yếu là cơ giới hoá trồng lúa từ chuẩn bị đất đến thu hoạch và sau thu hoạch như sấy lúa, xay xát. Nhà máy chế biến ra gạo thường không truy được nguồn gốc vì phần lớn lúa qua thương lái mua gom, gạo phần lớn không thương hiệu.


Trong khi đó, chế biến thủy hải sản và trái cây chủ yếu là đầu tư tự phát, mua nguyên liệu qua thương lái theo kiểu “ăn xôi ở thì”, thành phẩm không thương hiệu nổi tiếng.


“Nông dân trồng cây ăn quả tự phát, nhà máy chế biến cũng tự phát, cả 2 bên chưa gắn kết được với nhau vì nhà nước không có biện pháp cho những cây trồng ngoài cây lúa, nên không ai quy hoạch vùng trồng nguyên liệu. Vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp vùng ĐBSCL mọi lãnh đạo đều lúng túng không biết phải phá vỡ quán tính trồng lúa như thế nào.” - ông Xuân nhấn mạnh.


image057

ĐBSCL cần thay đổi tư duy về nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao


Ông Xuân đặc biệt lưu ý, với ĐBSCL thời kỳ biến đổi khí hậu buộc phải tiết kiệm nước ngọt tối đa, phải tạm dừng thời kỳ chuyên trồng nhiều lúa, phải chuyển sang thời kỳ làm tăng GDP, tăng thu nhập của nông dân. (Châu Như Quỳnh)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 8557)
"Hành động trả miếng của Trung Quốc diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Obama khuyến cáo Bắc Kinh đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo về các nỗ lực bồi đắp đất gây tranh cãi của Trung Quốc. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh “Nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tới ‘sức mạnh và tầm vóc’ của Trung Quốc, nhưng mọi người có thể thấy rõ là nước nào mạnh nhất và tầm vóc nhất trên thế giới rồi.”
07 Tháng Tư 2015(Xem: 7944)
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông. Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 9634)
Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam. Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa. Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng. Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 8432)
Dù Hoa Kỳ duy trì thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp này, họ vẫn giúp Philippines về mặt tư vấn, dưa trên hiệp định an ninh hỗ tương hai nước. Các giới chức Philippines từng nói họ muốn ở và vị trí tốt hơn để có thể bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước
01 Tháng Ba 2015(Xem: 9395)
Hồi-giáo là một Tôn Giáo dạy các Tín đồ phải phục tùng Thượng-Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cải, vô điều kiện (Hồi được dịch tiếng Á Rập: Islam nghĩa là Phục Tùng. Giáo: Tôn giáo)
24 Tháng Hai 2015(Xem: 10497)
Thái độ của Tổng thống Putin và các lãnh đạo khác khi bắt tay nhau phần nào thể hiện mối quan hệ giữa hai nước trong các bối cảnh cụ thể.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 9368)
Thomas A. Bass: Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép “hiểu” Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 10615)
Cho đến thời điểm hiện nay, có nhiều người hoài nghi trang blog Chân Dung Quyền Lực (CDQL) là của phe Nguyễn Bá Thanh gồm Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Bá Thanh dùng đế đấu tố phe Nguyễn Tấn Dũng. Điều này đúng sai, thực hư vẫn chưa xác định được. Cũng có giả thiết cho rằng CDQL là của phe Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nhằm “phân hóa cái nội bộ” Nguyễn Phú Trọng. Vậy đúng sai ra sao và nếu CDQL của một phe nào đó thì đòn chí tử của nó sẽ là gì?
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10079)
Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và vệ tinh sẽ được các cơ quan tình báo và an ninh sử dụng để liên tục theo dõi di chuyển của đoàn hộ tống Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 25-27/1.